7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về nông nghiệp
Quản lý nhà nước về nông nghiệp có vai trò to lớn không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bắt nguồn từ yêu cầu khách quan, nội tại của sự phát triển nền nông nghiệp, nông thôn. Đến lượt nó việc quản lý, điều chỉnh và hướng dẫn nông nghiệp đi theo hướng nào, tốc độ phát triển ra sao lại tùy thuộc hướng phát triển chung nền kinh tế đất nước.
Trong bất cứ điều kiện nào thì vai trò to lớn quản lý nhà nước về nông nghiệp cũng chỉ được thể hiện khi nó thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước sau đây:
Thứ nhất, quản lý nhà nước về nông nghiệp đóng vai trò định hướng chiến lược cho sự phát triển nông thôn, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Quản lý nhà nước về nông nghiệp có vai trò nhiều mặt về kinh tế, xã hội của đất nước. Việc đảm bảo sự phát triển hài hòa cân đối giữa các lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế quốc dân đòi hỏi phải xác định chiến lược phát triển của ngành phù hợp với chiến lược phát triển toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở xác định chiến lược phát triển, nhà nước cụ thể hóa thành các chương trình, các kế hoạch định hướng phát triển trung hạn và ngắn hạn để hướng dẫn sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Các chiến lược và kế hoạch phát triển nói trên được xây dựng cụ thể cho toàn bộ nền nông, lâm nghiệp ở từng cấp trong bộ máy quản lý nhà nước.
Thứ hai, quản lý nhà nước về nông nghiệp đóng vai trò điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ nền nông nghiệp và giữa nông nghiệp với nông thôn và các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển sản xuất hàng hóa dựa trên trình độ xã hội hóa sản xuất hàng hóa ngày càng cao, các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ nền nông nghiệp cũng như giữa nông nghiệp với phần còn lại của nền kinh tế, thậm chí với nền kinh tế trong khu vực và quốc tế ngày càng phát triển rộng rãi và đa dạng. Sự hình thành và phát triển các
mối quan hệ kinh tế đó có thể là phù hợp với mục tiêu của sự phát triển, cũng có thể không phù hợp và thậm chí xa lạ với bản chất kinh tế tốt đẹp của đất nước. Trong điều kiện như vậy nhà nước phải thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế để phát triển phù hợp bằng các biện pháp khuyến khích, hạn chế hoạc cấm đoán. Các mối quan hệ kinh tế mà nhà nước cần điều chỉnh có hai loại. Có loại liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng các tài nguyên, nguồn lực như: Đất đai, nguồn lực vốn góp cổ phần,... Nhà nước cần điều chỉnh bằng luật sao cho sự phát triển đa dạng hóa sở hữu ở mức độ phù hợp. Có loại quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất - chế biến - tiêu thụ,... dưới những hình thức đa dạng khác nhau, nhà nước cần điều chỉnh bằng cách giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi để các quan hệ này phát triển một cách tối ưu hiệu quả. Có loại quan hệ liên quan đến lĩnh vực phân phối, nhà nước cần hướng dẫn để các quan hệ này được thực hiện một cách công bằng, đúng pháp luật.
Thứ ba, quản lý nhà nước về nông nghiệp có vai trò hỗ trợ giúp đỡkinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã dịch vụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp, ở nông thôn phát triển. Trong điều kiện hiện nay, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào xuất phát từ sản xuất nhỏ tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất lớn, quản lý nhà nước cần chuẩn bị, hỗ trợ giúp đỡ các hộ, trang trại hoặc các loại hình doanh nghiệp khác về một số mặt chủ yếu sau:
Hỗ trợ để tạo dựng ý chí làm giàu chính đáng bằng các hoạt động nông nghiệp và kinh tế nông thôn, vấn đề cấp bách hiện nay là tháo gỡ những vướng mắc làm cho người sản xuất chưa thực sự yên tâm; cân nhắc và gạt bỏ hết những vướng mắc mới có thể nảy sinh khi ban hành văn bản chính sách mới, sử dụng khéo léo các quy phạm đạo đức như tôn vinh những điển hình tiên tiến trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế nông nghiệp.
- Giúp đỡ hỗ trợ cho việc chuẩn bị những tri thức cần thiết cả về kỹ thuật và kinh tế để đảm bảo cho việc cạnh tranh thành công trong cơ chế thị trường của các doanh nghiệp nông thôn.
- Giúp đỡ về các phương tiện vật chất hoặc điều kiện để tạo ra phương diện vật chất để tạo dựng sự nghiệp kinh doanh, nhất là vấn đề về vốn trong kinh doanh.
- Giúp đỡ tạo dựng môi trường thuận lợi và lành mạnh cho kinh tế hộ, trang trại và các doanh nhân khác ở nông thôn phát triển. Việc quản lý nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển bằng cách xác lập và vận
hành có hiệu quả một hệ thống thị trường đồng bộ ở nông thôn, bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.
Ở đây, vấn đề quan trọng nhất là lựa chọn và áp dụng được những hình thức hợp tác sản xuất thực sự có hiệu quả đối với từng hoạt động kinh tế cụ thể ở nông thôn được người dân chấp nhận. Việc quản lý nhà nước tạo ra môi trường lành mạnh cho sự phát triển bằng cách nhà nước trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến thiên tai, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự trị an và ngăn chặn tội phạm ở nông thôn.
Tóm lại, quản lý nhà nước về nông nghiệp thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế nhằm lành mạnh hóa toàn bộ các mối quan hệ kinh tế, xã hội trên địa bàn nông thôn. Chỉ có trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ kinh tế lành mạnh được duy trì ổn định, phát triển đúng pháp luật sẽ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội trên địa bàn nông thôn.