7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể quản lý đối về nông nghiệp
Pha Bang
Để đạt được các mục tiêu về phát triển nông nghiệp, công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang trong thời gian tới phải được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành cho phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển. Theo đó, quản lý nhà nước về nông nghiệp cần được chú trọng vào một số giải pháp chủ yếu sau:
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể quản lý đối về nông nghiệp nghiệp
Nâng cao nhận thức của các chủ thể quản lý về nông nghiệp; về yêu cầu trong quản lý, vai trò chủ thể của người nông dân trong quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới, từ đó có những hành động cụ thể hoạt động quản lý có chất lượng hơn.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và đổi mới tư duy về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của phát triển nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân để tạo sự đồng thuận, hưởng ứng của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Khuyến khích các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hàng hóa ngày càng lớn và công nghệ ngày càng cao. Lôi kéo các nhà khoa học tham gia cải tạo giống cây trồng, vật nuôi và đổi mới quy trình canh tác cũng nhưu ứng dụng công nghệ chế biến nông sản tiên tiến.
Nông nghiệp phát triển có tác động mạnh mẽ đến đời sống của nhân dân, cũng như thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề khác. Nhận thức đúng
đắn vai trò của nông nghiệp là cơ sở có ý nghĩa đối với lý luận và thực tiễn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trong công tác tuyên truyền, cần xác định rõ đối tượng tuyên truyền là cán bộ, đảng viên, nhân dân, các doanh nghiệp, các hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông nghiệp, các hộ nông dân tỉnh Luông Pha Bang và nội dung cần tập trung tuyên truyền là vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp; những chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển nông nghiệp của Nhà nước. Cụ thể là:
- Đối với lãnh đạo cấp tỉnh (các đồng chí tỉnh ủy viên, trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể), hàng năm, cần tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn với những nội dung về quản lý nói chung, về quản lý, phát triển nông nghiệp nói riêng; những vấn đề trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tổ chức các đoàn đi học tập thực tế từ các mô hình làm kinh tế giỏi ở nông thôn của các địa phương trong nước và đi nghiên cứu mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao ở một số nước như Thái Lan, Việt Nam...
- Đối với lãnh đạo chủ chốt, cán bộ, công chức chuyên môn ở cơ sở, hàng năm cần tổ chức một số lớp bồi dưỡng ngắn hạn nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp, làm thế nào để phát triển nông nghiệp, quản lý và yêu cầu của quản lý trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các đoàn đi học tập, nghiên cứu các mô hình xây dựng, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thành công ở một số địa phương trong nước.
- Đối với nông dân, cần thường xuyên tuyên truyền thông qua hệ thống Đài truyền hình, truyền thanh về những định hướng phát triển nông nghiệp, tuyên truyền các nội dung chủ yếu của phát triển nông nghiệp; đề cập một cách cụ thể người nông dân phải làm những gì, làm như thế nào và được
hưởng lợi gì trong phát triển nông nghiệp; nêu gương điển hình, mô hình tiên tiến trong phát triển nông nghiệp. Khi nhận thức của người nông dân về phát triển nông nghiệp được nâng lên thì công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.