Khái niệm về phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại địa bàn tp trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.1.3. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững

Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái và các nền văn hóa bản địa. Hậu quả của các tác động này sẽ làm ảnh hưởng đến bản thân sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy đã xuất hiện yêu cầu “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường đã bắt đầu xuất hiện như: du lịch sinh thái, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm, du lịch xanh…đã góp phần nâng cao trách nhiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Dưới góc độ kinh tế “Du lịch bền vững là quá trình hoạt động du lịch mà ở đó có thể duy trì được mức độ tăng trưởng liên tục của các chỉ tiêu kinh tế trong một khoảng thời gian nhiều năm, hoặc trong một giai đoạn nhất định” (Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, 2001. Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam). Tuy nhiên quan niệm này chịu rất nhiều sự chỉ trích, phê phán của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về môi trường và tài nguyên.

Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Rio de Janerio năm 1992

“Du lịch bền vững là sự phát triển của hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, văn hóa, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và cả hệ thống hỗ trợ của con người”. [tr8]

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế (WTTC), 1996 “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ du lịch trong tương lai”. [tr7]

Như vậy với những quan điểm trên đây có thể xem du lịch bền vững là một nhánh của phát triển bền vững nói chung đã được Hội nghị Ủy ban Thế giới về phát triển và môi trường (hay Ủy ban Brudtlant) xây dựng năm 1987. Ở Việt Nam, khái niệm du lịch bền vững còn khá mới. Tuy nhiên, theo Khoản 21, điều 4, chương 1 – Luật Du lịch Việt Nam (2005) “Du lịch bền vữnglà sự phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai”. [tr10]

Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm chưa thực sự thống nhất với khái niệm phát triển du lịch bền vững từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và lĩnh vực khác liên quan, song đến nay đa số các ý kiến cho rằng “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát

triển hoạt động du lịch trong tương lai và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.

Như vậy, du lịch bền vững đòi hỏi ta phải chú ý đến cả 3 hệ sinh thái: xã hội, nhân văn và kinh tế. Các lợi ích của 3 hệ này được chú ý và có tầm quan trọng như nhau để từ đó có được một nền du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại địa bàn tp trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)