7. Kết cấu của luận văn
1.2.3.6. Tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm pháp luật về phát triển du lịch bền vững
Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương…Do đó, cơ quan nhà nước phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động phát triển du lịch bền vững để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Để thực hiện tốt nội dung này, cơ quan nhà nước cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác các điểm, khu du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh
lữ hành,...đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn.
1.2.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững
Nhà nước ra đời là nhằm thực hiện vai trò, chức năng quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào cũng cần đến sự quản lý, điều tiết của nhà nước nhằn đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, và du lịch cũng không ngoại lệ. Du lịch là một hiện tượng, một yếu tố cấu thành nên các hình thái kinh tế xã hội. Bên cạnh các quy luật chung, nó hình thành, vận động và phát triển theo những quy luật riêng của mình. Thực chất quá trình quản lý các hoạt động du lịch là việc tác động đến chúng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành kinh tế du lịch phát triển ổn định, bền vững, phát huy được tối đa những lợi ích và những hạn chế, tiêu cực thì cần phải có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình để đảm bảo ngành du lịch phát triển bền vững theo định hướng, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhà nước là người đại diện cho nhân dân để đảm bảo các quyền trong hiến pháp của công dân nói chung và văn hóa nói riêng, điều tiết sự phát triển hài hòa, phù hợp với sự phát triển bền vững của du lịch, lợi ích văn hóa của các nhóm xã hội, các yêu cầu phát triển và thỏa mãn du lịch của các dân tộc, các vùng miền trên lãnh thổ cả nước. Nhà nước sử dụng tất cả các biện pháp có thể để can thiệp vào hoạt động du lịch nhằm tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hòa, phù hợp với giá trị và văn hóa của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Mặt khác, với tính chất mà một ngành kinh tế - xã hội mang lại những hiệu quả tổng hợp, cũng như các ngành kinh
tế khác, du lịch muốn phát triển bền vững không thể đặt ngoài sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Sự quản lý của nhà nước đảm bảo cho du lịch phát triển ổn định, bền vững, phát huy tối đa những lợi thế và hạn chế của những mặt trái. Điều này xuất phát từ bản chất của du lịch là một lĩnh vực kinh tế mang tính đặc thù rõ nét, bên cạnh các quy luật chung, du lịch được hình thành, vận động và phát triển theo những quy luật riêng của mình. Theo đó, ngoài những tác động tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động này cũng làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, đặc biệt là đối với môi trường. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững không thể thiếu sự quản lý của nhà nước.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có quan hệ chặt chẽ với các ngành khác như giao thông, thuế, tài chính, điện, bưu điện,…Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển bền vững của du lịch thúc đẩy các ngành khác phát triển và ngược lại, sự phát triển của các ngành khác góp phần không nhỏ để du lịch phát triển bền vững. Do vậy, phải xác định phát triển du lịch bền vững là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành có liên quan, đồng thời có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách có hiệu quả mối quan hệ giữa du lịch và các ngành khác. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động du lịch sẽ tạo hiệu quả rộng lớn hơn, thúc đẩy tăng trưởng các yếu tố tích cực, hạn chế, khắc phục các yếu tố tiêu cực do hoạt động kinh doanh du lịch mang lại. Sự phối hợp này thể hiện thông qua việc xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (Sở Du lịch, UBND các huyện thị) với các cơ quan ban ngành có liên quan như Điện, Bưu điện, Giao thông, tài chính… nhằm tạo ra cơ chế “một cửa” trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững và các hoạt động liên quan.
Nhà nước định hướng sự phát triển bền vững của du lịch bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của hoạt động du lịch và ngành du lịch. Cụ thể là nhà nước không buông lỏng hay thả nổi công tác quy hoạch, kế hoạch nhưng phải đổi mới công tác đó cho phù hợp với yêu cầu xã hội, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cần phát huy tối đa mọi lợi thế về du lịch và các hoạt động phục vụ du lịch của quốc gia, vùng và địa phương. Thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững ngành du lịch, nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển bền vững theo hướng tích cực với việc khai thác hiệu quả và bền vững các tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên và lịch sử.
Sự quản lý của nhà nước sẽ giúp cho các chủ thể kinh doanh du lịch hoạt động trong khuôn khổ cho phép, xóa bỏ dần các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thiếu văn minh, hoặc đơn thuần chỉ chạy theo lợi nhuận mà phá hoại môi trường sinh thái, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội. Cơ quan quản lý nhà nước không chỉ đơn thuần là kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Du lịch là hoạt động liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nếu buông lỏng quản lý nhà nước để tự nó phát triển, hoạt động du lịch sẽ bị chệch hướng, thị trường bị lũng đoạn, tài nguyên du lịch bị khai thác kiệt quệ, không đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
Như vậy, quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững là việc làm không thể thiếu và thực sự rất cần thiết đối với sự phát triển của đất nước nói chung và sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng.
1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững của một số địa phƣơng trong nƣớc
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững ở Nha Trang
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km² với dân số 392.279 (2009). Nha Trang là thành phố du lịch biển nổi tiếng nhất của Việt Nam. Các bãi biển dọc chiều dài thành phố và trên các đảo thuộc Vịnh Nha Trang như Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Chồng – Vợ đều là những thắng cảnh tuyệt vời thu hút du khách trong và ngoài nước. Du lịch Nha Trang còn thu hút khách bởi di tích Chămpa nổi tiếng là Tháp Bà Ponagar và các điểm tham qua thú vị trong thành phố như Chợ Đầm, Chùa Long Sơn, Nhà Thờ Núi và Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại). Nha Trang cũng tổ chức nhiều sự kiện du lịch, đáng chú ý là Festival Biển Nha Trang với nhiều hoạt động vui chơi giải trí phong phú. Những năm gần đây, ngành dịch vụ du lịch ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố Nha Trang, hệ thống cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Đến đây, du khách có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, thư giãn phù hợp với túi tiền. Vì vậy, quanh năm hai thành phố này luôn tấp nập khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế lưu trú dài ngày nên doanh thu du lịch luôn cao và tăng trưởng đều theo từng năm. Theo báo cáo của Sở Du lịch, 5 tháng qua, toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có 446.236 lượt khách quốc tế. Trong số các thị
trường khách quốc tế, khách đến từ Trung Quốc chiếm số lượng lớn với 175.000 lượt. [tr28]
Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững của Thành phố Nha Trang được chú trọng và đẩy mạnh. Thành ủy Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa trực tiếp chỉ đạo các sở, phòng, ban chuyên môn xây dựng các nghị quyết chuyên đề hoặc đề án như: đề án quản lý vỉa hè lòng đường không vì mục đích giao thông; đề án quản lý các tuyến phố kinh doanh theo từng nhóm hàng, dịch vụ; đề án thu gom rác thải; đề án chăm sóc cây xanh; đề án về an ninh du lịch…trong đó, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, phòng ban chuyên môn. Công tác phối hợp giữa các phòng ban của thành phố Nha Trang và cấp phường chặt chẽ, thông tin hai chiều, toàn diện. Thành phố Nha Trang có lực lượng thanh niên xung kích hơn 100 người, chốt trực 24/24 giờ trên các bãi biển, tuyến điểm du lịch làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đô thị. Mỗi ngày có 8 công an được bố trí hỗ trợ lực lượng thanh niên xung kích thực hiện nhiệm vụ. Kinh phí cho công tác giữ gìn trật tự đô thị gần 8 tỷ đồng/năm. Dưới bãi biển, để bảo đảm an toàn tính mạng cho khách tắm biển, thành phố Nha Trang có lực lượng cứu hộ bờ biển chuyên nghiệp, cứ cách 30m có 1 người, chốt trực từ 5 giờ 30 đến 19 giờ hàng ngày.
Trong năm 2015, quản lý nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang đã đạt được một số kết quả nhất định nhất là công tác đảm bảo môi trường du lịch lành mạnh, các hoạt động kiểm tra, xử lý về kinh doanh lưu trú du lịch được tăng cường, hoạt động của Tổ Kiểm tra liên ngành chèo kéo, đeo bám khách du lịch được duy trì. UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo Ban Quản lý Vịnh Nha Trang có kế hoạch chỉnh trang hoặc xây dựng mới nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn theo quy định tại khu vực bến tàu Du lịch Cầu Đá – Vĩnh Nguyên để phục vụ nhân dân và du khách.UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan, phòng, ban, UBND các xã, phường trên địa
bàn thành phố tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang. Tổ Kiểm tra liên ngành về kiểm tra, xử lý các đối tượng buôn bán hàng rong đeo bám, chèo kéo khách tại các điểm tham quan du lịch thành phố đã kiểm tra được 66 lượt tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cho 45 lượt tàu khách quốc tế cập cảng, có 41.711 du khách lên bờ tham quan thành phố.
Để có được những hiệu quả tích cực về phát triển du lịch bền vững, Thành phố Nha Trang đã có những biện pháp tích cực trong vấn đề quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững. Chính quyền địa phương đã xây dựng được các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể về phát triển du lịch bền vững tổng thể, lâu dài trên cơ sở bảo vệ môi trường, an toàn cho du khách. Có chính sách tăng cường thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đưa công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý du lịch. Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá theo chuyên đề, kết hợp những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn trên toàn quốc và tham gia các hội trợ triển lãm, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của tỉnh…
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững ở thành phố Vũng Tàu
Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, diện tích 141,1 km² với dân số 450.000 người (năm 2014).Vũng Tàu từng là 30 trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch của miền Nam
Việt Nam. Vũng Tàu thích hợp cho những chuyến nghỉ ngơi, thư giãn vào cuối tuần hay các dịp lễ. Đến đây, du khách sẽ được tắm biển, tham quan thưởng thức những món ăn ngon và bị thu hút bởi một thành phố năng động, mến khách. Bãi Sau là bãi biển thường được khách du lịch Vũng Tàu lựa chọn để tắm biển nhất. Ngoài ra, Vũng Tàu cũng có những điểm tham quan đáng chú ý như Tượng Chúa Kitô Vua trên núi Nhỏ, Chùa Thích Ca Phật Đài và tòa Bạch Dinh nằm sát biển. Lễ hội Nghinh Ông và lễ hội Dinh Cô là hai lễ hội văn hóa nổi bật nhất của Vũng Tàu. [tr29]
Thời gian qua, thành phốVũng Tàu đã đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, qua đó, môi trường văn hóa, kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố từng bước được cải thiện. Nhằm nâng cao kỹ năng và cung cách phục vụ khách hàng, hàng năm, thành phố Vũng Tàu phối hợp với Sở Công thương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng bán hàng và văn hóa kinh doanh cho cán bộ quản lý và nhân viên khách sạn, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố. Từ năm 2013 đến nay, đã có 747 học viên được cấp chứng chỉ. Thành phố cũng thành lập đường dây nóng nhằm chấn chỉnh tình trạng gian lận thương mại, lắp đặt 4 panô quảng bá địa chỉ tin cậy du lịch… Bên cạnh đó, từ năm 2013 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Vũng Tàu đã tổ chức kiểm ra 198 lượt cơ sở lưu trú và dịch vụ, xử phạt hành chính với 61 cơ sở, trong đó, phạt cảnh cáo 15 cơ sở, phạt tiền 46 cơ sở, thu nộp kho bạc nhà nước 166 triệu đồng. Đến nay, 7 địa chỉ đen về “chặt chém” du khách trên địa bàn thành phố đã được xử lý, lấy lại uy tín cho ngành du lịch Vũng Tàu. Bên cạnh đó, UBND thành phố Vũng Tàu đã chủ động ban hành các văn