7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Định hƣớng phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố
phố Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2020
- Phát triển thị trường du lịch
Định hướng thị trường là việc xác định thị trường mục tiêu trong tương lai, từ đó xây dựng các chiến lược về sản phẩm, cũng như các chính sách tiếp thị phù hợp, nhằm thu hút khách du lịch tiềm năng một cách hiệu quả nhất thông qua một số tiêu chí như: xu hướng, dự báo khách du lịch; tiềm năng của lãnh thổ; hệ thống khách sạn, các khu vui chơi giải trí và các chương trình xúc tiến du lịch bao gồm thị trường quốc tế và thị trường nội địa.
- Phát triển sản phẩm du lịch
Dựa vào đặc điểm tiềm năng du lịch và các điều kiện có liên quan để xác định loại hình đặc trưng của Trà Vinh: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tôn giáo…từ đó có thể xác định nhiệm vụ cơ bản như:
+ Hoàn chỉnh các khu du lịch hiện đang khai thác, đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng hạ tầng kỹ thuật, xây mới các công trình hạ tầng thương mại, công trình vui chơi giải trí và các dịch vụ tài chính – ngân hàng.
+ Hợp tác với trung tâm du lịch trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thông qua tuyến, điểm du lịch liên tỉnh, liên vùng.
- Tiếp thị, xúc tiến quảng bá du lịch
Với mục tiêu góp phần làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội về du lịch, đưa du lịch phát triển trở thành sự nghiệp của toàn dân. Qua đó góp phần nâng cao hình ảnh du lịch Trà Vinh trong và ngoài nước.
- Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch
Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng với người dân tham gia đầu tư, tổ chức khai thác phát triển các loại hình du lịch với nhiều mục tiêu kết hợp vào các hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh.
Đầu tư nước ngoài cần hướng vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch có quy mô lớn đòi hỏi trình độ quản lý kinh doanh những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, các loại hình du lịch mới hấp dẫn mà các doanh nghiệp trong thành phố chưa đủ năng lực, nguồn lực tổ chức.
- Đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề then chốt và quan trọng hiện nay của Trà Vinh. Chính vì vậy, Trà Vinh cần quan
tâm đến quản lý việc đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài với nhiều hình thức tại chỗ, chính quy ở trong và ngoài nước. Đối với các lĩnh vực như: nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn quản lý,…cần đào tạo ở cả 3 cấp học: sơ cấp, trung cấp, đại học, chú trọng giáo dục du lịch toàn dân, phổ cập kiến thức du lịch để người dân tham gia cùng với nhà nước phát triển du lịch bền vững.
- Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững theo định hướng, có trật tự, tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hoạt động kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của quản lý nhà nước là việc xây dựng và kiện toàn hoạt động cơ quan đơn vị nhằm mục tiêu xây dựng môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, khai thác và quản lý tốt tiềm năng, tài nguyên, phát triển thị trường và sản phẩm du lịch. Tạo lập sự thúc đẩy ngành phát triển trong ổn định và bền vững.
- Xác định các không gian phát triển du lịch bền vững, hình thành các điểm, tuyến du lịch, đảm bảo các hoạt động du lịch trong phạm vi lãnh thổ
Hướng không gian phát triển du lịch bền vững của Trà Vinh trong "phương hướng cơ bản về quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020" đã được xác định theo các trục chính sau đây:
+ Hướng thứ nhất: Theo trục quốc lộ 53 dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam bao gồm các vùng công nghiệp thị xã Trà Vinh và vùng công nghiệp Duyên Hải. Đây là hướng phát triển chiến lược của tỉnh nhằm khai thác tối đa những tiềm năng thế mạnh của kinh tế biển cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sự phát triển trục không gian kinh tế này tạo điều kiện thuận lợi khai thác các tiềm năng du lịch biển của tỉnh chủ yếu tập trung ở Ba Động huyện Duyên Hải (như bãi tắm nghỉ mát, đặc sản biển...) và các tiềm năng du lịch
sinh thái trên cù lao Long Hòa huyện Châu Thành (du lịch miệt vườn Hòa Ninh và đặc sản ở Cồn Nghêu...).
+ Hướng thứ 2: Theo quốc lộ 60 và quốc lộ 54 từ thị xã Trà Vinh theo hướng Tây Nam. Đặc điểm của hướng không gian này là hình thành hành lang kinh tế nối sông Tiền và sông Hậu và tạo nên hướng mở giao lưu với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với hoạt động du lịch Trà Vinh vì không những đưa du khách tiếp cận các điểm du lịch quan trọng như Chùa Cò, trung tâm văn hoá Lưu Cừ (huyện Trà Cú) mà còn làm điểm xuất phát cho tuyến du lịch dọc sông Hậu Giang lên Cần Thơ và các tỉnh Tây Nam sông Hậu Giang.
Phụ thuộc vào tính chất độc đáo, hấp dẫn của nguồn tài nguyên, khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và chất lượng dịch vụ, Trà Vinh có thể xây dựng được một số sản phẩm du lịch mang ý nghĩa quốc gia hội đủ các yếu tố cạnh tranh và phát triển bền vững cũng như một số sản phẩm du lịch có ý nghĩa vùng, đóng góp chung vào phát triển du lịch bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long.
Định hướng tổ chức không gian du lịch cần được xem xét và phân tích trong mối quan hệ với vị trí và chức năng của nó ở một không gian phát triển bền vững rộng lớn hơn đối với vùng phụ cận. Trên đị bàn Trà Vinh, tổ chức không gian du lịch sẽ được lồng ghép trong không gian phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển bền vững đã xác định vì hoạt động của du lịch luôn luôn xen kẻ với nhiều ngành khác có liên quan chứ không phải là một hoạt động mang tính độc lập. Hoạt động du lịch là một yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế – văn hóa – xã hội của địa phương, luôn phát triển hài hòa với hệ sinh thái, kinh tế.
- Điểm du lịch
+ Điểm du lịch có ý nghĩa vùng, khu vực: Đền thờ Bác Hồ, Ao Bà Om (Ao Vuông), Chùa Angkorette pali (Chùa Âng và bảo tàng Khơme), Bãi tắm biển Ba Động.
+ Điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: Chùa Hang, Chùa Nodol (Chùa Cò), Chùa Sam rôngek, Chùa Di Đà, Cồn Nghêu (Cồn Nạnh), Vườn trái Hòa Ninh, Long Hòa thuộc huyện Châu Thành.
Ngoài ra còn một số điểm tham quan khác như: di chỉ văn hoá Óc Eo Lưu Cừ (Trà Cú), nhà thờ Vĩnh Kim, rừng ngập mặn Dân Thành, Long Hữu (Duyên Hải)…
Các nhóm điểm du lịch sẽ được khai thác có hiệu quả khi kết hợp tour tuyến với các cơ sở vui chơi giải trí thể thao ngoài trời, đồng thời cùng với việc phát triển các sản phẩm du lịch sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách, qua đó tạo công ăn việc làm cho dân cư địa phương tại điểm du lịch…
Phần lớn các điểm du lịch hiện chưa được đầu tư khai thác xứng với tiềm năng thực có do cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu đa dạng của khách còn hạn chế. Vì vậy việc xác định đầu tư cho phát triển cụm, điểm du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự hợp lý về không gian lãnh thổ.
- Tuyến du lịch
Là lộ trình nối liền các điểm du lịch, kết nối các không gian du lịch và được xác định có ý nghĩa tương đối theo:
+ Sự phân bổ tài nguyên và sự hấp dẫn cảnh quan ở các điểm trên toàn tuyến.
+ Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và các khu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, dịch vụ du lịch.
+ Các điều kiện về vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội và sự phong phú của các loại hình dịch vụ.
+ Mối liên hệ giữa các không gian du lịch trong tỉnh, giữa Trà Vinh với các địa phương trong vùng.
+ Phương hướng phát triển không gian du lịch với những loại hình và sản phẩm du lịch mới.
- Đầu tư phát triển du lịch bền vững
Đầu tư phát triển du lịch là một nội dung quan trọng của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững tỉnh Trà Vinh. Đầu tư du lịch là phương tiện hiện thực hóa những định hướng chiến lược đề xuất trong quy hoạch. Định hướng đầu tư đúng đắn sẽ góp phần khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời bảo vệ và phát huy vốn đầu tư.
Những định hướng đầu tư cơ bản của du lịch Trà Vinh là:
+ Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch. + Đầu tư phát triển bền vững các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tôn giáo.
+ Nghiên cứu điều chỉnh các khu du lịch theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. + Phát triển hệ thống các công trình vui chơi, giải trí.
+ Phát triển tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử – cách mạng và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch. + Xây dựng, phát triển hệ thống an ninh và an toàn du lịch.
+ Hình thành và phát triển mạnh cơ quan chịu trách nhiệm về xây dựng, quảng bá và phát triển hình ảnh du lịch Trà Vinh thân thiện, hấp dẫn. + Xây dựng trung tâm tư vấn đầu tư phát triển du lịch bền vững.