Quan điểm của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại địa bàn tp trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 96 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Quan điểm của Đảng

Trên cơ sở phân tích khoa học về tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch của nước ta, cũng như xu hướng phát triển du lịch của thế giới, Đảng và nhà nước ta đã chỉ ra định hướng cho sự phát triển ngành du lịch một cách bền vững.

Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII chỉ rõ:“Tập trung phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, cảnh quan môi trường, lịch sử truyền thống, tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [tr2].

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định:“Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hoạt động du lịch phải đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội” [19, tr187].

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền

thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước…” [20, tr187].

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X xác định:“phát tiển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực…” [21, tr202].

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục xác định:“tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như: du lịch, hàng hải”. “Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [22, tr116].

Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992) xác định: “Nhà nước và xã hội phát triển du lịch, mở rộng hoạt động du lịch trong nước và du lịch quốc tế” [32, tr30].

Các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về phát triển du lịch có tác động chỉ đạo về phát triển du lịch một cách bền vững. Đồng thời, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại địa bàn tp trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)