Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa tại quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 33 - 39)

1.3. Đối tƣợng, nội dung quản lý nhà nƣớc về hoạt động văn hóa

1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa

1.3.2.1. Hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách, văn bản pháp luật về văn hóa

Thực tế cho thấy, các văn bản pháp luật về văn hóa hiện còn thiếu hoặc chưa đủ sức bao quát được mọi lĩnh vực trong hoạt động văn hóa. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách về văn hóa là điều cần thiết.

Chính sách văn hóa là tổng thể các nguyên tắc hoạt động, các cách thực hành, các phương pháp, quản lý hành chính và phương pháp ngân sách dùng làm cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động văn hóa của đất nước, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân.

Các chính sách văn hóa đòi hỏi phải đáp ứng được mối quan tâm của cả các nhóm cộng đồng dân cư, phân định rõ các mục tiêu và điều chỉnh các hướng ưu tiên. Chính sách văn hóa cần tới sự tăng cường hợp tác với các cơ quan công quyền ở mọi cấp, đặc biệt là với các cơ quan địa phương. Các tổ chức tư nhân và xã hội để vạch kế hoạch hành động thực hiện các chương trình, dự án văn hóa, tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân Mục tiêu của chính sách văn hóa nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc

Hoạch định chính sách phải dựa trên cơ sở mối tương quan giữa ba thành phần chính cùng tham gia, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và ban hành chính sách:

+ Chủ thể quyết định chính sách: các nhà lãnh đạo và quản lý

+ Người thực hiện chính sách: tập thể những người hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực văn hóa.

+ Đối tượng chính sách tác động: các tầng lớp công chúng cũng như tiền năng của lĩnh vực văn hóa.

Có thể kể đến một số nội dung chủ yếu trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 của nước ta: Xây dựng con người toàn diện, có đủ phẩm chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách văn hóa đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa; Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số.

Chính sách văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa, song chính sách văn hóa không thể thay thế các quy định của pháp luật. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về văn hóa

nhằm phát huy tác dụng của văn hóa tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thân của con người.

1.3.2.2. Xây dựng thể chế văn hóa

Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa trước hết gắn liền với việc xây dựng hệ thống thể chế. Thể chế hóa là tổng hợp các phương pháp và cách thức thực hiện việc quản lý nhà nước, bao gồn các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý văn hóa ban hành, nhằm điều chỉnh về các mặt tổ chức và hoạt động, chế độ công vụ, tài chính, nhân sự liên quan đến hệ thống văn hóa, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa của bộ máy nhà nước.

Để quản lý tốt hoạt động văn hóa trong quá trình xã hội hóa văn hóa, Nhà nước phải chú trọng xây dựng thể chế về quản lý văn hóa; hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách về văn hóa, nghệ thuật một cách toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa phù hợp với đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật Việt Nam. Thể chế quản lý văn hóa phải đảm bảo các chuẩn mực về luật pháp và chuẩn mực về phong tục, tập quán dân tộc

Để tạo điều kiện cho văn hóa phát triển, Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật, văn bản luật về tổ chức bộ máy quản lý về văn hóa; luật về bảo vệ các di sản văn hóa; luật về bảo hộ quyền tác giả… Đối với các hoạt động liên quan đến xuất bản, báo chí, quảng cáo, internet... Nhà nước đã ban hành Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Điện ảnh, Nghị định của Chính phủ đối với quảng cáo, đối với Internet... Các hoạt động văn hóa cần được quản lý trên cơ sở luật và các văn bản pháp quy đã được ban hành. Hiện nay, vấn đề xây dựng và thi hành pháp luật đang là nhu cầu cấp thiết của công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa.

1.3.2.3. Huy động đầu tư tài chính cho văn hóa

Nhà nước coi việc đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư cho con người. Hoạt động văn hóa với tư cách là một hoạt động sản xuất cần được tính toán đến hiệu quả. Cấp ngân sách cho văn hóa kèm theo những quy tắc như bất kỳ loại hoạt động tài chính nào khác khi yêu cầu đặt ra là phải đạt tới mục tiêu quốc gia. Khi đầu tư cho văn hóa cần xem văn hóa cũng là một khu vực làm ra lợi nhuận cho Nhà nước và cho nhân dân, đồng thời cần tận dụng cơ chế thị trường cho bản thân sự phát triển văn hóa đúng hướng. Bao cấp toàn bộ cho các hoạt động văn hóa cũng như quan điểm “thả nổi” văn hóa cho thị trường đều là các quan điểm sai lầm, có hại cho sự nghiệp phát triển văn hóa.

Cơ cấu ngân sách Nhà nước đầu tư cho phát triển văn hóa bao gồm: + Ngân sách nhà nước cho phát triển giáo dục.

+ Ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học, công nghệ. + Ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa, nghệ thuật.

+ Ngân sách nhà nước cho phát triển phát thanh, truyền hình, báo chí... + Ngân sách nhà nước cho các hoạt động thể dục - thể thao...

Xác định các mô hình hoạt động thuộc sự quản lý của ngành văn hóa là một căn cứ để đầu tư ngân sách nhà nước cho văn hóa. Cần xác định những thể loại hoạt động văn hóa nào có thể hoạt động trên cơ sở thương mại, loại nào không tự thích ứng được hoặc chỉ thích ứng một phần. Mức độ không thích ứng này chính là một trong những căn cứ để Nhà nước đầu tư, hỗ trợ tài chính.

1.3.2.4. Hợp tác quốc tế về văn hóa

Với mỗi quốc gia, trong mọi giai đoạn lịch sử, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, ngôn ngữ, sản phẩm văn hóa độc đáo luôn là nền tảng tinh thần, là động lực và mục tiêu của sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Nhà nước tham gia các cuộc trao đổi, thảo luận quốc tế nhằm tiến tới sự đồng thuận về các quy tắc, tiêu chuẩn, thông lệ ở cấp độ quốc gia và cấp độ quốc tế trong giao lưu hợp tác quốc tế. Trong giai đoạn, hội nhập kinh tế, quốc tế,

Nhà nước kiên trì nguyên tắc bảo hộ đối với các sản phẩm của nền công nghiệp văn hóa nước mình. Bởi sản phẩm văn hóa, không phải là một sản phẩm hàng hóa thông thường mà trước hết là một sản phẩm mang giá trị tinh thần đặc trưng của mỗi nhóm người, mỗi dân tộc.

1.3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Trong lĩnh vực công tác này, hoạt động của cơ quan kiểm duyệt và thanh tra có vai trò đặc biệt bởi vì văn hóa có mối quan hệ trực tiếp với chính trị nó có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Trong xu hướng xã hội hóa văn hóa ngày càng mở rộng, các sản phẩm văn hóa ngoại lại du nhập thì vai trò công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ngày càng phải được thực hiện nghiêm túc, có kế hoạch phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ với các bộ, ngành khác, như vậy mới có khả năng thực hiện chức năng và nhiệm vụ đặt ra.

1.3.2.6. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa

Bộ máy quản lý nhà nước về văn hoá nói chung ở nước ta được tổ chức thực hiện theo quy trình quản lý từ Trung ương đến cơ sở theo sơ đồ sau:

UBND huyện UBND Tỉnh, Chính phủ UBND xã Phòng VH&TT Sở VHTT Bộ VHTT&DL Công chức VH-XH

- Trung ương: Chính phủ thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển văn hóa trên phạm vi cả nước, thi hành các biện pháp để bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. (Quy định tại Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ). Bộ trưởng Bộ VHTT&DL trình Chính phủ kế hoạch 5 năm, hằng năm, các chương trình hành động, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực, các dự thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực văn hóa, tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch, xây dựng dự án Luật, Pháp lệnh và các văn bản khác về văn hóa theo sự phân công của Chính phủ. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư về các hoạt động văn hóa, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận về văn hóa; tổ chức sưu tầm, khai thác, giữ gìn và phổ biến các giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng và chỉ đạo kế hoạch hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa theo quy định của Chính phủ; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các chế độ chính sách, quy chế về văn hóa; quản lý các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh doanh trực thuộc Bộ VHTT&DL theo quy định của Chính phủ [3].

- Cấp tỉnh (thành phố): là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực

hiện chức năng tham mưu, giúp quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin) ở địa phương theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh và theo quy định của

pháp luật (Quy định tại Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ). Sở VHTT&DL chịu sự chỉ đạo, quản lý tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của Bộ VHTT&DL [6].

- Cấp quận (huyện): Phòng VH&TT là cơ quan chuyên môn thuộc

UBND cấp huyện; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về văn hoá; gia đình; thể dục; thể thao; du lịch và quảng cáo; báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại và hạ tầng thông tin ; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật (Quy định tại Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ) đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở VHTT&DL, Sở Thông tin và Truyền thông [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa tại quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)