Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tốc độ đô thị hoá mạnh như hiện nay, công tác quản lý văn hoá ở các cấp, đặc biệt là cấp huyện (quận) cấp truyền tải chủ trương chính sách từ Trung ương, tỉnh xuống cơ sở đang là vấn đề đặt ra có tính cấp thiết. Quản lý cấp huyện (quận) với mục đích chính nhằm đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế, kế thừa và phát triển những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc, tích cực và chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xu thế ngày càng chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng con người và lối sống văn hóa, đời sống văn hóa và môi trường văn hóa lành mạnh. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa cấp huyện cần tập trung vào các nhiệm vụ sau đây:
Một là, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt theo từng giai đoạn cụ thể (dài hạn, trung hạn, hằng năm) chiến lược, quy hoạch, chính sách của Trung ương, Tỉnh, Thành phố, cấp huyện về lĩnh vực văn hóa, đây là bước đầu tiên, giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước ở cấp huyện. Lập kế hoạch sẽ dự báo được những thuận lợi, thời cơ, những khó khăn thách thức; thiết lập các hệ thống mục tiêu, định lượng; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với thực tiễn của địa phương; xác định rõ lộ trình thời gian; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm người đứng đầu cho từng cơ quan đơn vị từ huyện tới cấp cơ sở để tổ chức thực hiện công tác quản lý hoạt động văn hóa. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch là điều kiện khung để chính quyền cấp huyện kiểm tra, đánh giá việc hoàn hành kết quả, tiêu chí đã đề ra, từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm kiến nghị với cấp trên về tính bất hợp lý của các chủ trương, chính sách về văn hóa.
Hai là, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện
xây dựng đời sống văn hóa tại cơ sở trên địa bàn, xác định được vị trí và vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa. Là nền tảng mang tính hiện thực, trực tiếp để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, xây dựng đời sống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; bảo tồn và phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, phong phú của bản sắc văn hóa các dân tộc.
Ba là, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hướng dẫn tổ chức các
hoạt động văn hóa nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước, địa phương, đưa văn hóa đến gần với nhân dân, thông qua đó nhằm định hướng, truyền bá các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng Đảng tại địa phương đến gần hơn với mọi đối tượng. Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm uốn nắn
những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm, luận điệu, hành động sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, hình thành và củng cố niềm tin giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách, phương pháp kỹ năng hành động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bốn là, tập trung huy động, quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn ngân
sách nhà nước đầu tư cho các hoạt động văn hóa và các thiết chế văn hóa. Trong đó tập trung xã hội hóa các hoạt động văn hóa là một trong những yếu tố quyết định để phát triển lĩnh vực văn hóa. Phát huy hiệu quả vai trò của UB MTTQ và các đoàn thể đặc biệt ở cơ sở; quan tâm thu hút nguồn lực hỗ trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp bên ngoài thông qua các dự án, hoạt động cụ thể để huy động nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa.
Năm là, quản lý tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức là công tác văn hóa đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách tại cơ sở, đây là một nội dung quan trọng, có tầm ảnh hưởng sống còn đối với công tác quản lý hoạt động văn hóa tại cơ sở
Sáu là, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra
việc chấp hành pháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo trên địa bàn huyện theo hướng hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp quy; kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát lĩnh vực văn hóa; định kỳ sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, nhân rộng những kinh nghiệm mới, cách làm hay, những điển hình trong hoạt động văn hóa tạo động lực cho văn hóa phát triển.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp huyện (quận) cũng nhằm khắc phục những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý văn hóa trước đây. Quản lý văn hóa hiệu quả không những tạo điều kiện để người dân tiếp thu các giá trị văn hóa mới, mà còn nhằm chống lại các phản văn hóa.
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động văn hóa ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
1.5.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong cả nước
1.5.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Lâm Thao là huyện đồng bằng duy nhất của tỉnh Phú Thọ, có diện tích 9.835 ha. Toàn huyện có 12 xã, 02 thị trấn, trong đó có 11 xã là đồng bằng, 02 xã và 01 thị trấn miền núi, có 02 tôn giáo chính; toàn huyện hiện có 121 di tích, công trình tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có 50 di tích lịch sự được xếp hạng. Là địa bàn gốc với 03 di chỉ khảo cổ học; có 04 lễ hội chính được tổ chức vào tháng giêng hằng năm.
Những năm qua, kinh tế huyện tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, công nghiệp, các nghành dịch vụ phát triển; cơ sở hạ tầng KTXH ở cả đô thị và nông thôn được cải thiện, đặc biệt trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cấp ủy Đảng, chính quyền đã xác định 08 nội dung trọng tâm để chỉ đạo thực hiện triển khai thực hiện nông thôn mới.
Hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, từ năm 2011 đến năm 2017, toàn huyện đã đầu tư xấy mới được 29 nhà văn hóa, sửa chưa nâng cấp 57 nhà văn hóa khu dân cư, nâng tổ số khu dân cư có nhà văn hóa lên 199/199 khu. Việc bình xét gia đình văn hóa được thực hiện chặt chẽ, công khai dân chủ. Kết quả năm 2011 toàn huyện có 67% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đến năm 2017 đạt 92,1% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, tăng 25,1%. Phong trào xây dựng nhân rộng mô hình, điển hình gương người tốt việc tốt được cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia thực hiện, từ năm 2011 đến này, có 03 nhà giáo được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, hằng trăm tập thể, cá nhân được tặng thưởng “Huân chương lao động”; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua của Chính phủ. Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa được gắn với các
nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị, đến năm 2017 đã có trên 90% cơ quan, trường học đạt danh hiệu văn hóa. Công tác kiểm tra giám sát được đảm bảo, Đoàn kiểm tra liên ngành của Huyện đã kiểm tra 271 lượt tổ chức, cơ sở, lập biên bản nhắc nhở 236 lượt trường hợp vi phạm; ra quyết định xử phạt hành chính 35 cơ sở với tổng số tiền phạt là 102 triệu đồng.
Để đạt được những thành tích trên Đảng bộ, chính quyền nhân dân trong Huyện đã đoàn kết, phát huy triển thống cách mạng, sáng tạo vượt qua khó khăn thách thức. Đổi mới công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, hình thức truyền tải các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Các cơ quan quản lý ở cơ sở đã tích cực hướng dẫn nhân dân tổ chức xây dựng nếp sống văn minh, đưa vào hương ước, quy ước khu dân cư, cơ quan doanh nghiệp. Truyền thống văn hóa được khơi dậy, bản sắc văn hóa được giữ gìn, làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần, thắt chặt tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Sự nghiệp văn hóa được tăng cường xã hội hóa, nhiều thiết chế văn hóa được thành lập và đầu tư tập trung cơ sở vật chất, đa dạng hóa, các mô hình loại hình hoạt động có điều kiện thuận lợi để phát triển, nhất là các phong trào văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao. Công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ của cơ quan quản lý văn hóa được tăng cường; chú trọng hoạt động kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ văn hóa; quan tâm đầu tư tu bổ các di tích văn hóa và công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Những thành tích trên đã nâng cao mức hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng vững chắc tinh thần xã hội, là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển KTXH ở huyện Lâm Thao.
1.5.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Quận Đồ Sơn cách trung tâm thành phố Hải Phòng 22km về phía Đông Nam, với diện tích hơn 6.000 ha, là bán đảo trải dài 22.5km bờ biển, địa hình đồi núi, tưng cây nối tiếp nhau kéo dài ra biển. Quận có 7 đơn vị hành chính
cấp xã trực thuộc, bao gồm 7 phường với trên 13.331 hộ dân và dân số là 47.473 người.
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về văn hóa được triển khai đúng quy định, ổn định: phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng phát triển mạnh; hoạt động tín ngưỡng tuân thủ đúng pháp luật, không có hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng để truyên tuyền trái phát luật hành nghề mê tín dị đoan; công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa được quan tâm thực hiện; công tác tuyên truyền trực quan được thành phố Hải Phòng đánh giá xuất sắc; việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa được thực hiện tốt, tập tring ở việc xây dựng, cải tạo các thiết chế văn hóa, tu bổ, tôn tạo các giá trị lịch sử. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” đã góp phần quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch vững mạnh.
Để đạt được những kết quả nêu trên quận Đồ Sơn đã tập trung vào những giải pháp:
Một là, tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đưa các mục
tiêu nhiệm vụ vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, từ đó tập trung lãnh đạo thực hiện.
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức ý thức, nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quận. Đổi mới hình thức tuyên truyền để phù hợp với các đối tượng thông qua hệ thống đài truyền thanh, câu lạc bộ, các buổi tập huấn.
Ba là, tăng cường đầu tư ngân sách cho các hoạt động văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa, khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh trong Quận đầu tư các điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí…cũng là một hình thức trong việc thu hút khách du lịch đến với Đồ Sơn
Bốn là, công tác thi đua khen thưởng kịp thời, cổ vũ, động viên được các doanh nghiệp tổ chức, qua đó thúc đẩy được hoạt động văn hóa phát triển ở các xã, phường phát triển
Năm là, hoạt động phối hợp giữa các phòng, ngành liên quan được
quan tâm, trong đó UB MTTQ đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp các tổ chức đoàn thể tham gia quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa. Bổ sung điều chỉnh kịp thời các hình thức, giải pháp quản lý, phù hợp với thực tiễn địa phương.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Từ thực tiễn quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn hoá ở các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học cho quận Bắc Từ Liêm như sau:
Một là, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền UB MTTQ,
các tổ chức đoàn thể là yếu tố quyết định trong việc xây dựng và định hướng phát triển văn hóa. Quá trình tổ chức thực hiện phải luôn bám sát vào các chương trình kế hoạch đã đề ra, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, quan tâm tới công tác thi đua khen thưởng, động viên gương người tốt việc tốt; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân theo nguyên tắc, tự giác, tự quản là chủ yếu; nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở, vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc xây dựng và thực hiện đời sống văn hóa.
Hai là, phát huy hiệu quả sự tham gia của toàn xã hội, của mọi lực lượng vào hoạt động tổ chức, phát triển và quản lý văn hóa. Thu hút toàn xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến văn hóa. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho môi trường văn hóa phát triển văn hóa, cùng nhân dân, giữ gìn, phát triển sáng tạo nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc. Đồng thời cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng để phát triển và tăng cường quản lý hoạt động văn hoá.
Ba là, để nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ văn hoá phải đồng thời đẩy
mạnh phát triển kinh tế; tạo công ăn việc làm, nhất là đối tượng thanh niên; tăng cường hiệu quả phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá
Bốn là, tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
văn hoá cơ sở thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng và có chế độ khuyến khích thỏa đáng. Nhà nước cần sớm có quy hoạch tổng thể đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá, từ đó có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng hợp lý đội ngũ cán bộ này nhằm không ngừng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ văn hoá cấp cơ sở.
Năm là, thực hiện và duy trì công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên
để giáo dục và xử lý những hành vi hoạt động văn hoá vi phạm pháp luật. Kiên quyết xử lý triệt để các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong kinh doanh dịch vụ văn hoá, đồng thời với xử lý nghiêm các cán bộ quản lý văn hoá vi phạm pháp luật và các quy chế về quản lý văn hoá.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 đã hệ thống cơ sở lý luận quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa, bao gồm các khái niệm, vai trò, đặc trưng, đặc điểm, của quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa. Thông qua việc làm rõ các vấn đề lý luận đó làm cơ sở để xác định những phạm trù, nội hàm, nội tại mà luận văn đề cập đến. Phân tích được thực trạng của một số địa phương để tìm ra được những kết quả đạt được của các địa phương, là bài học kinh nghiệm trong hoạt quản lý văn hóa trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên