Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa tại quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 48 - 51)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Quận Bắc Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 về việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm cũ, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 9 xã Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế và một phần dân số, diện tích của xã Xuân Phương; một phần dân số, diện tích của thị trấn Cầu Diễn. Quận Bắc Từ Liêm có 13 phường trực thuộc: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo [4].

Quận Bắc Từ Liêm có tổng diện tích tự nhiên 4.335,34 ha (43,35 km²), là quận có diện tích rộng thứ ba trong tổng số 12 quận của Hà Nội (sau quận Long Biên và quận Hà Đông). Quỹ đất nông nghiệp hiện chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích đất toàn quận (còn khoảng 1.500ha), là quận có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất (nhiều hơn so với quận Long Biên và quận Hà Đông). Đây là điều kiện thuận lợi có thể chuyển thành nguồn lực lớn cho sự phát triển của quận [4].

Bắc Từ Liêm có vị trí nằm dọc bờ nam của sông Hồng, phía Bắc giáp sông Hồng và huyện Đông Anh; phía Đông giáp quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy; phía Tây giáp huyện Đan Phượng và Hoài Đức; phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm. Vị trí địa lý của quận tương đối thuận lợi, là cửa ngõ Tây Bắc của trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Bắc Từ Liêm là một phần của đô thị trung tâm; khu vực Bắc Từ Liêm được định hướng phát triển là một trong những khu trung tâm hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, giáo dục, thể thao, giải trí chất lượng cao. Đồng thời, theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, khu vực Bắc Từ Liêm nằm trong vùng nêm xanh của Thành phố, có diện tích rất lớn (chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn quận) nằm trong quy hoạch phân khu của Hà Nội [4].

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quận Bắc Từ Liêm có dân số khoảng 33 vạn người, là quận có quy mô dân số thuộc loại lớn trong các quận của Thành phố, đứng thứ ba trong tổng số 12 quận của Hà Nội (sau quận Đống Đa và quận Hoàng Mai). Tuy nhiên, mật độ dân số của quận Bắc Từ Liêm thuộc loại thấp so với các quận khác, hiện đạt khoảng 7.400 người/km2

(bằng khoảng 1/5 so với quận có mật độ lớn nhất là quận Đống Đa). Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 67% dân số toàn quận. Số lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân là 148.564 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 55%. Hiện nay, cơ cấu lao động tại quận Bắc Từ Liêm khoảng 4% lao động làm Nông nghiệp, thủy sản; 75% lao động trong ngành Công nghiệp, xây dựng và 21% lao động Thương mại, dịch vụ [4].

Quận hiện có nhiều dự án phát triển khu đô thị mới được triển khai trong những năm qua, trong đó có một số dự án quy mô lớn như khu đô thị thành phố giao lưu, khu đô thị ngoại giao đoàn, khu đô thị Tây Hồ Tây, khu đô thị Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh và nhiều dự án nhỏ khác. Tuy nhiên trên thực tế tiến độ thực hiện các dự án này rất chậm, nhiều dự án hầu như chưa triển khai xây dựng như Tây Hồ Tây, khu ngoại giao đoàn…Nhìn chung, mức độ và tính chất đô thị hóa của Bắc Từ Liêm còn thấp, thuộc loại thấp nhất trong số các quận của Hà Nội hiện nay.

Tổng giá trị sản xuất chung các ngành trong 10 tháng đầu năm, ước đạt 11.228 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Trong đó:

Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng đạt: đạt 8.816 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ [4].

Về hoạt động thương mại - dịch vụ: ước đạt 1.912 tỷ đồng, tăng 16,9% so

với cùng kỳ. Nhìn chung lượng cung - cầu về hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, giá cả hàng hóa tương đối ổn định [4].

Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt

1.838 ha, giảm 61 ha so với cùng kỳ. Trong đó diện tích lúa: 147 ha, giảm 10 ha; diện tích hoa các loại: 1.158 ha , bằng 100% so với cùng kỳ; diện tích rau các loại: 444 ha, giảm 29 ha so với cùng kỳ [4].

Mạng lưới trường học ngày càng phát triển; duy trì đội ngũ cán bộ giáo viên 100% đạt chuẩn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các trường học được nâng cao, toàn Quận không còn phòng học cấp bốn, 100% trường học có chiếu sáng học đường, 100% các nhà vệ sinh trong trường học đảm bảo vệ sinh. Chất lượng dạy và học trong các nhà trường đạt kết quả tốt, tiếp tục duy trì 13 phường phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Tổng số trường mần non, tiểu học, trung học cơ sở quận là 49 trường, số cán bộ giáo viên là 2874 người, 100% đạt chuẩn [4].

2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa động văn hóa

* Thuận lợi

Là một trong những quận trung tâm của Thủ đô; đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền từ quận đến các phường luôn đoàn kết, có ý thức trách nhiệm, năng lực và đặc biệt có sự đồng thuận của nhân dân. Những năm qua, kinh tế quận tăng trưởng khá theo hướng tích cực duy trì ổn định; sự nghiệp phát triển văn hóa, xã hội đạt kết quả tốt, an sinh xã hội được đảm bảo. Thực hiện

tốt Năm trật tự văn minh đô thị, trật tự, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường có nhiều tiến bộ. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng; đây là vùng đất sản sinh và lưu giữ những giá trị văn hoá tiêu biểu, đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều công trình có giá trị văn hoá, kiến trúc và lịch sử quan trọng và nổi tiếng; nhiều sản phẩm nông nghiệp có bản sắc riêng như bưởi Diễn, cam canh, hoa Tây Tựu, giò Chèm, nem Vẽ... Những yếu tố trên sẽ là lợi thế cho quận trong phát triển đô thị theo hướng sinh thái và khai thác các ngành kinh tế có lợi thế như các dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lễ hội…

* Khó khăn

Hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao phát triển chưa đồng đều, chưa ngang tầm nhiệm vụ với yêu cầu phát triển KTXH tại địa phương; công tác lãnh đạo chỉ đạo chưa lường hết được tính phức tạp cũng như những mặt trái của cơ chế thị trường; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị các di tích lịch sử chưa được chú trọng đúng mức; việc quy hoạch dành quỹ đất cho việc nâng cấp mở rộng các thiết chế văn hóa còn gặp nhiều khó khăn; trình độ, năng lực của một số bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến công tác tham mưu còn hạn chế; nguồn lực ngân sách nhà nước và huy động xã hội hóa còn chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa tại quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)