3.3. Đề xuất, kiến nghị
3.3.2. Đối với cấp Quận và Phường
UBND Quận cần tăng cường bổ kinh phí ổn định hàng năm, đáp ứng công tác hoạt động tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao; tổng kết thi đua khen thưởng của ngành văn hóa.
Quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và bổ sung thêm biên chế công chức cấp quận và phường nhất là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý hoạt động văn hóa; có giải pháp tổ chức sát hạch lại năng lực của cán bộ quản lý dịch vụ văn hóa nói riêng và cán bộ, công chức nói chung định kỳ
mỗi năm/lần, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng”, vừa “chuyên” có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
Chính quyền các phường quận quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công chức văn hóa - xã hội được tham gia đầy đủ các tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, bồi dưỡng lý luận chính trị; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng quy chế phối hợp, cơ sở dữ liệu về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa, đồng thời kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt có thành tích trong công tác quản lý văn hóa .
Tiểu kết chƣơng 3
Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa nhằm đảm bảo các hoạt động văn hóa phát triển ổn định và bền vững, đúng theo chủ trương, nghị quyết, chính sách về văn hóa của Đảng và Nhà nước ta, để văn hóa vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển KTXH. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Bắc Từ Liêm luôn tích cực chủ động phát huy cao nội lực, tranh thủ tốt các nguồn lực để làm tốt công tác quản lý nhà nước về triển khai các hoạt động văn hóa Quận, góp phần xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa của Quận trong thời kỳ CNH- HĐH hiện nay. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về họat động văn hóa vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập trong việc tổ chức triển khai thực hiện, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là ở cấp cơ sở vẫn còn hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển hội nhập trong giai đoạn hiện nay.
Để công tác quản lý nhà nước về họat động văn hóa của Quận ngày càng phát triển, đúng theo định hướng cần phải xây dựng các mục tiêu, phương hướng cụ thể, dự báo phán đoán được tình hình và các vấn đề phát sinh trong tương lai. Hoàn thiện thể chế, thiết chế văn hóa, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, huy động phát huy nguồn lực trong quần chúng nhân dân, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh làm cơ sở cho sự hình thành những con người đủ sức phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước.
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, CNH-HĐH được xem là phương tiện, phương thức để đạt đến mục tiêu vì cuộc sống hạnh phúc ngày càng tốt đẹp. Kinh nghiệm thế giới đã cho thấy công nghiệp hóa không gắn liền với phát triển văn hóa và con người sẽ dẫn đến những thảm họa về xã hội và môi trường. Phát triển văn hóa và con người là động lực của sự phát triển KTXH, là điều kiện thực hiện công nghiệp hóa, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển KTXH, của công nghiệp hóa.
Xây dựng và phát triển văn hóa nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần xã hội. Văn hóa hơn bao giờ hết cần có sự quản lý của nhà nước trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng. Quản lý văn hóa cần dựa trên những nguyên tắc nhất định và áp dụng các phương pháp phù hợp. Những nội dung trong quản lý nhà nước về văn hóa phải được thực hiện đồng thời, thống nhất. Phải làm cho văn hóa góp phần “ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên” bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước .
Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa tại quận Bắc Từ Liêm trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào phát triển KTXH, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa của Quận đã góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở một cách vững chắc, làm tiền đề cho những tác động tích cực trên mọi mặt của đời sống xã hội. Để bảo đảm ổn định chính trị và giữ vững an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế thì công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa và quản lý văn hóa cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Là đơn vị hành chính có quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số cơ học cao, gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và nhân sự. Đảng bộ và chính quyền Quận luôn quan tâm tăng cường bộ máy, xây dựng các văn bản kịp thời điều chỉnh hoạt động văn hóa, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia, mở rộng sáng tạo, giao lưu hợp tác quốc tế. Công tác xây dựng đời sống văn hóa luôn được quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của các cấp các ngành, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ đã có bước phát triển vững chắc và toàn diện. Đặc biệt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã phát triển sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân, trở thành phong trào lớn có ý nghĩa quan trọng, tác động tích cực trong đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của toàn Quận.
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá tại quận Bắc Từ Liêm đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc phát triển KTXH, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và qua khảo sát thực tế công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá của quận Bắc Từ Liêm; luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý hoạt động văn hoá trong thời gian tới. Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp từ Thành phố đến cấp Quận, để công tác quản lý hoạt động văn hóa ở Quận ngày càng đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển nền văn hóa đúng định hướng, khơi dậy tiềm lực KTXH, khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo động lực cho phát triển KTXH, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2006), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ (2015) Thông tư liên tịch
số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng VH&TT thuộc
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Việt Nam.
3. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Chi cục Thống kê quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (2018), Niên giám thống
kê năm 2018, Hà Nội.
5. Chính phủ (2017) Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Việt Nam.
6. Chính phủ (2014) Nghị định số 24/2014 ngày 04/4/2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, Việt Nam.
7. Chính phủ (2014) Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Việt Nam.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, Việt Nam.
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông,
công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, .
11. Chính phủ (2013) Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 Quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
12. Bùi Quốc Chiều (2011), Quản lý nhà nước về văn ở thành phố Thái
Nguyên, Luận văn thạc sỹ Quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội.
13. Đỗ Minh Cương (1998), Văn hóa kinh doanh, triết lý kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Hoàng Sơn Cường (1998), Lược sử Quản lý văn hoá ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 48, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
21. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2009), Phát triển văn hóa Việt Nam trong
22. Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
23. Phạm Hồng Giang - Bùi Hoài Sơn (2012), Quản lý văn hóa Việt Nam trong
tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Lê Như Hoa (1996), Xã hội hóa hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
25. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 (2013), Nxb
Tư Pháp, Hà Nội.
26. Ngô Trường Long (2017), Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận
Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã hội.
27. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Nguyễn Minh Mẫn (2018) Quản lý nhà nước trong hoạt động dịch vụ
văn hóa cấp xã từ thực tiễn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã hội.
29. Phòng Văn hóa và Thông tin quận Bắc Từ Liêm (2018), Báo cáo Công tác quản lý, kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động in và đối với các đại lý internet, trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
30. Phòng Văn hóa và Thông tin quận Bắc Từ Liêm (2018), Báo cáo Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn quận Bắc
Từ Liêm, Hà Nội.
31. Phòng Văn hóa và Thông tin quận Bắc Từ Liêm (2018), Báo cáo Công tác
quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
32. Quận ủy Bắc Từ Liêm (2019), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy gắn với Chương trình 03- CTr/QU ngày 15/12/2015 của Quận ủy Bắc Từ Liêm giai đoạn 2015-
33. Quận ủy Bắc Từ Liêm (2015) Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận
Bắc Từ Liêm lần thứ I, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
34. Quốc hội (2015) Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Việt Nam. 35. Phan Văn Tú (1999), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội
36. Nguyễn Hữu Thức (2007), Một số kinh nghiệm quản lý và hoạt động tư
tưởng - văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin - Viện Văn hóa, Hà Nội.
37. Đồng Thị Thơm (2019) Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn thành
phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa
học Xã hội.
38. Trần Ngọc Thêm (2014), Khái luận về văn hoá
www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh-nhung-van- de-chung/2569-tran-ngoc-them-khai-luan-ve-van-hoa.html
39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Lý luận Nhà nước và
pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2008), Giáo trình lý luận
chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
41. Trường Cán bộ Thanh tra (2009) Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước,
Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội
42. Unesco (1989), Tạp chí “Người đưa tin UNESCO”, số 11-1989
43. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.