Thực trạng hoạt động văn hóa đối với các lĩnh vực cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa tại quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 64 - 80)

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động văn hóa tại quận Bắc Từ

2.3.5. Thực trạng hoạt động văn hóa đối với các lĩnh vực cụ thể

2.3.5.1. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là cuộc vận động lớn mang tính toàn dân, toàn diện, với mục đích nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong quan hệ với gia đình và cộng đồng, môi trường tự nhiên và xã hội. Công tác xây dựng các mô hình văn hóa được xác định là một trong những nội dung chủ yếu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được triển khai sâu rộng từ nhiều năm nay có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quận. Căn cứ các quy định của Trung ương và Thành phố, quý I hàng năm,

Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Quận ban hành văn bản hướng dẫn việc đăng ký bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa và triển khai đến từng phường, TDP. Quy trình đăng ký và bình xét được thực hiện nghiêm túc, chất lượng, công khai minh bạch và đúng thời gian quy định.

Các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo các phường đã được hướng dẫn, tập huấn nội dung về đăng ký, bình xét theo quy định. Đến nay, Quận đã xây dựng dự thảo hướng dẫn đăng ký, kiểm tra, bình xét các danh hiệu văn hóa theo quy định. Các quy trình đăng ký và bình xét được thực hiện nghiêm túc, chất lượng, công khai, minh bạch đúng thời gian quy định. Hằng năm, tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả phong trào, bình xét công nhận và biểu dương các gia đình, TDP, các đơn vị cơ quan đạt chuẩn văn hóa. Đã tiến hành tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy gắn với Chương trình 03-CTr/QU ngày 15/12/2015 của Quận ủy Bắc Từ Liêm giai đoạn 2015-2020; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bên cạnh đó, việc triển khai tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng phong trào như: cuộc thi “Ngõ phố xanh, sạch, đẹp”; cuộc thi “Bảng tin công cộng trong hoạt động thông tin cơ sở”; các liên hoan, hội thi hội diễn nghệ thuật quần chúng, biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu cũng đã tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, huy động sự tích cực cùng tham gia của cán bộ đảng viên và nhân dân với phong trào.

a) Phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Xây dựng gia đình văn hóa là nền tảng quan trọng phát triển xã hội văn minh. Do vậy, Ban chỉ đạo các cấp xác định việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng Gia đình văn hóa luôn được đặt lên hàng đầu để danh hiệu này thực sự phát huy tác dụng là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt các nội dung khác của phong trào.

Hàng năm toàn Quận đã triển khai thực hiện việc đăng ký phấn đấu xây dựng Gia đình văn hóa theo đúng tiến độ. Đồng thời tuyên truyền thường xuyên, liên tục các tiêu chí xây dựng “Gia đình văn hóa” gắn với tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; tiêu chí văn minh đô thị; thực hiện các nội dung quy ước TDP, Quy tắc ứng xử nơi công công của Thành phố Hà Nội. Các tiêu chí này được phổ biến đến từng hộ gia đình, từng người dân biết và hưởng ứng thực hiện.

Quy trình đăng ký và bình xét Gia đình văn hóa hàng năm tại cơ sở được thực hiện nghiêm túc, chất lượng, công khai minh bạch và đúng thời gian quy định. Hàng năm, Ban Công tác Mặt trận địa bàn ở khu dân cư đã đến từng hộ gia đình để vận động đăng ký. Đầu quý IV, các phường tổ chức bình xét, công tác xét gia đình văn hóa được thực hiện ở các khu dân cư có sự tham dự và trực tiếp chỉ đạo của các đồng chí trong cấp ủy chi bộ, các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo phường, Ban Công tác Mặt trận khu dân cư. Ngoài các tiêu chí trong 4 tiêu chuẩn gia đình văn hóa, các đơn vị đã đưa nội dung việc thực hiện quy ước TDP, đặc biệt thực hiện việc cưới, tang văn minh tiến bộ và các tiêu chí về thực hiện trật tự và văn minh đô thị và thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Thành phố Hà Nội vào nội dung bình xét.

Kết quả, số hộ đăng ký gia đình văn hóa thường xuyên đạt từ 95% trở lên, số hộ đạt gia đình văn hóa luôn đạt và vượt chỉ tiêu quận giao. Cụ thể: Năm 2015 toàn quận có 55.202/62.376 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn

hóa (đạt 88,5%); có 141/181 tổ đạt danh hiệu TDP văn hóa (đạt 80,1%).

Đến năm 2019, toàn quận có 56.029/61.801 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (đạt 88,9% ); có 171/181 tổ đạt danh hiệu TDP văn hóa (đạt 96,1%

tăng 1,6% so với năm 2015) [32]. Qua thực hiện phong trào đã ngày xuất hiện

ngày càng nhiều hộ gia đình văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh giỏi, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, con cháu hiếu thảo thuận hòa,

thực hiện tốt “bình đẳng giới”. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã góp phần nâng cao nhận thức trong cán bộ đảng viên, nhân dân về vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội hiện đại; nêu cao vai trò gương mẫu của ông bà, cha mẹ, anh chị, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, gắn chặt tình cảm láng giềng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong quần chúng nhân dân.

b) Công tác xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Phong trào xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hóa từ khi thực hiện triển khai đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng nếp sống văn hóa công sở văn minh, hiện đại. Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa đã được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức chấp hành nghiêm túc thông qua các hoạt động cụ thể như: gìn giữ vệ sinh cơ quan, đơn vị sạch đẹp; cải thiện điều kiện môi trường làm việc, văn minh trong ứng xử, khoa học trong công việc. Chính vì thế, trong những năm qua, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, đem lại nhiều kết quả thiết thực.

Hàng năm, Phòng VH&TT phối hợp với Liên đoàn Lao động quận hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký tham gia. Liên đoàn Lao động quận chủ động phối hợp với thủ trưởng các cơ quan thường xuyên đẩy mạnh việc triển khai, thực hiện phong trào tới cán bộ, công chức trong cơ quan; chủ động đăng ký xây dựng và triển khai thực hiện. Trong đó, có việc lồng ghép các nội dung, tiêu chí xây dựng phong trào “đạt chuẩn văn hóa” gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào xây dựng người cán bộ, công chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”, phong trào “Xanh- sạch- đẹp, an toàn vệ sinh lao động”. Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa được triển khai thực hiện rộng rãi, đồng bộ trong khối các cơ quan, đơn

vị, doanh nghiệp, trường học…theo đúng quy định cũng như định hướng của Ban chỉ đạo Phong trào Thành phố.

c) Phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại

Trong những năm qua, thực hiện lời dạy của Bác, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, quận đã và đang được chú trọng đẩy mạnh với những hoạt động đa dạng, phong phú. Qua đó, giúp người dân thấy được vai trò, tác dụng cũng như lợi ích mà hoạt động TDTT đem lại đối với sức khỏe con người, thu hút hàng nghìn vận động viên tham gia, ở các bộ môn như: bóng chuyền da, bóng chuyền hơi, bóng bàn, bóng đá, cầu lông, quần vợt, kéo co, đá cầu, điền kinh, cờ vua, cờ tướng, taekwondo, giải chạy Báo Hànội mới. Các hoạt động TDTT quần chúng cơ sở, các câu lạc bộ gia đình đều tập trung vào các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về TDTT; các chương trình, kế hoạch của Thành ủy; Quận ủy - HĐND - UBND quận và các cuộc vận động, phong trào thi đua trong toàn thể nhân dân.

Tỷ lệ số người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tại cơ sở đạt: 46% năm 2019 (tăng 04% so với năm 2015); tỷ lệ hộ gia đình thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tại cơ sở đạt: 35% năm 2019 (tăng 04% so với năm 2015). Trong 05 năm đã tổ chức cho các đoàn vận động viên của Quận tham gia thi đấu giải thể thao cấp Thành phố và Quốc gia đoạt được tổng số 634 huy chương (162

huy chương vàng, 192 huy chương bạc, 280 huy chương đồng) [32].

2.3.5.2. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang lễ, nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang lễ, lễ hội là một trong những chủ trương đúng đắn, kịp thời nhằm phát huy những giá trị truyền thống, đẩy lùi những hủ tục, lạc hậu, có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, ngay từ những ngày đầu mới đi vào hoạt động Ban chỉ đạo quận đã tham mưu cho UBND quận xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các ngành triển khai tổ chức thực hiện quận. Ban chỉ đạo quận đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt nội dung này thông qua hệ thống đài phát thanh phường, các hội nghị tại cơ sở, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về tổ chức việc cưới, tổ chức tang lễ văn minh, sinh hoạt câu lạc bộ, phát tờ rơi.

+ Về thực hiện việc cưới: Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc

cưới đã từng bước đi sâu vào nhận thức của người dân và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đến nay, tổ chức lễ cưới dài ngày, cưới linh đình, phô trương, lãng phí đã giảm. Hầu hết các đám cưới được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm. Các nghi lễ trong đám cưới cũng được đơn giản hóa, không lãng phí. Nhiều đám cưới tổ chức theo nếp sống mới: Trao giấy đăng ký kết hôn tại UBND phường, không dùng thuốc lá mời khách, tổ chức ăn uống trong phạm vi gia đình. Năm 2015 toàn Quận có 1273/1316 đám cưới thực hiện theo quy ước đạt 96,5%; Tính đến tháng 6/2019, toàn Quận có 947/970 đám cưới thực hiện theo đúng luật hôn nhân gia đình, quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, đạt 97,5% (tăng 1,0% so với năm 2015) [32].

+ Về thực hiện việc tang: Đến nay tổ chức ăn uống linh đình, kéo dài

ngày đã không còn. Các đám tang thực hiện nghiêm túc việc không ca kèn quá 22h đêm, trước 6h sáng, tang phục giản đơn, các nghi lễ, quy trình lễ tang ngắn gọn, nhiều hủ tục lạc hậu đã được loại bỏ. Các gia đình có người qua đời đều làm đầy đủ các thủ tục khai tử; Các hình thức phúng viếng gọn nhẹ, thiết thực. 100% các đám tang không mời thuốc lá, không tổ chức làm cỗ mời khách ăn trong ngày tang. Việc hỏa táng có chiều hướng tăng. Năm 2015, toàn Quận có 547/576 đám tang thực hiện theo đúng quy ước, đạt 95,0%;

Tính đến tháng 6/2019, toàn Quận có 586/612 đám tang thực hiện theo đúng quy ước (tăng 0,6%). Năm 2015, số người chết được đưa đi hỏa táng trên địa bàn quận đạt 60,27%, tính đến tháng 6/2019, số người chết đưa đi hỏa táng 492/612 người, đạt tỷ lệ 80,4% (tăng 20,13%)

+ Việc thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội

Quận có 29 lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên, 100% các lễ hội đã thực hiện đúng theo quy chế. Hàng năm, Quận đã xây dựng và ban hành kế hoạch quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống , đảm bảo an toàn, tiết kiệm, lành mạnh, vui tươi, đúng quy định. Quyết định thành lập các đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Qua kiểm tra, nhiều loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống được quan tâm đưa vào lễ hội như: hát quan họ, hát chèo, đấu vật, đánh đu, thổi cơm thi, kéo co, đua thuyền, thi bơi..tạo ra những hiệu ứng tích cực trong đời sống nhân dân, tăng cường tinh thần đoàn kết trong nhân dân, thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự; qua lễ hội bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu, tích cực giữ gìn những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Tiêu biểu, năm 2015 lần đầu tiên UBND Quận tổ chức lễ hội Bơi Đăm truyền thống với quy mô cấp quận, lễ hội đã phát huy được những giá trị của di sản văn hóa và tạo sức lan tỏa rộng rãi trong nhân dân và du khách thập phương. Đặc biệt, trong năm 2016 và 2017 lễ hội truyền thống Đình Chèm, phường Thụy Phương; lễ hội Bơi Đăm truyền thống, phường Tây Tựu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

2.3.5.3. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa

Trên cơ sở Luật Di sản văn hóa và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và Thành phố, UBND quận Bắc Từ Liêm đã xây dựng Kế hoạch chi tiết hàng năm về công tác quản lý, tu bổ tôn tạo di tích; công tác quản lý lễ hội. Quyết định thành lập các đoàn kiểm tra về di tích và lễ hội; Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn UBND các phường, các tiểu

ban quản lý di tích và những người trụ trì, trông nom di tích thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ di tích.

Theo số liệu của phòng VH&TT quận Bắc Từ Liêm tổng hợp về tình hình quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa thì 100% các di sản xếp hạng đã được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa; trong quá trình tiến hành lập hồ sơ xếp hạng di tích, các di tích được tiến hành đo đạc, trích lục bản đồ khu vực sử dụng, khoanh vùng bảo vệ, đánh giá hiện trạng di tích. Đây là cơ sở để giải quyết khi có những vấn đề về lấn chiếm, vi phạm đất đai trong khuôn viên của di tích. Cơ quan quản lý di tích quận Bắc Từ Liêm đã luôn xác định được tình hình phức tạp của tiến trình đô thị và quy hoạch đô thị vì vậy việc chỉ đạo các di tích được tuân thủ theo văn bản quy hoạch để đặt mốc chỉ giới là một thành công rõ rệt.

UBND quận Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo các phòng ngành chức năng như: Phòng VH&TT, Nội vụ, Tài chính - Kế hoạch, Quản lý Đô thị, Tài nguyên và Môi trường, Công an căn cứ chức năng, nhiệm vụ tham mưu với UBND quận trong việc quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa. UBND quận chỉ đạo UBND các phường chủ động thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường quản lý di vật, cổ vật tại di tích. Ban Quản lý di tích các phường và những người trực tiếp trông coi di tích đều ký cam kết về việc đảm bảo thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với những di tích kèm theo di vật, cổ vật mà mình trực tiếp trông giữ.

Bên cạnh đó, việc giải toả lấn chiếm, vi phạm là một vấn đề nổi cộm trong việc bảo vệ di sản văn hóa. Cho đến nay, về cơ bản quận Bắc Từ Liêm không còn tình trạng phát sinh những vấn đề mới trong việc lấn chiếm, sử dụng đất đai trái phép trong khuôn viên di tích của các cơ quan đơn vị và các hộ dân. Việc xử lý lấn chiếm, vi phạm được quan tâm thực hiện: Năm 2016 đã xử lý và di dời giải phóng mặt bằng cho 01 hộ dân tại di tích chùa Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa tại quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 64 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)