họp
Kỳ họp HĐND huyện có một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi vì, thứ nhất, kỳ họp HĐND huyện là nơi tập trung đầy đủ nhất các đại biểu đại diện cho cử tri của cả huyện. Thứ hai, tại kỳ họp HĐND huyện thảo luận và ra nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thứ ba, căn cứ vào các hình thức thực hiện chức năng giám sát, HĐND huyện chủ yếu thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp.
* Thứ nhất, về hoạt động xem xét báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, UBND và báo cáo công tác Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện.
- Báo cáo của UBND huyện: Theo các báo cáo của UBND huyện trong giai đoạn 2011 – 2016, UBND huyện đã đánh giá một cách sát sao hoạt động quản lý hành chính Nhà nước của UBND qua từng năm. Các báo cáo đã nêu tương đối cụ thể và chính xác về tổ chức và hoạt động của UBND các xã, thị trấn trong huyện, đã chỉ ra được vai trò và kết quả hoạt động chủ yếu của UBND huyện trong từng nằm trong công tác chỉ đạo và điều hành của UBND, báo cáo cũng đã phản ánh một cách rõ nét những điểm tích cực và những mặt hạn chế... Tuy nhiên, các báo cáo vẫn còn có những tồn tại cần phải khắc phục đó là báo cáo vẫn rơi vào tình trạng phản ánh tình hình, những
công việc cụ thể đã làm một cách chung chung mà nội dung báo cáo chưa chỉ ra được UBND huyện đã thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm của mình theo qui định của pháp luật như thế nào? Ưu và khuyết điểm ra sao? Nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm cụ thể của UBND. Với cách báo cáo này, UBND huyện rất dễ dàng che dấu, bao biện cho những cá nhân có hành vi sai phạm hoặc năng lực yếu của mình và HĐND huyện không thể nắm bắt hết được những sai phạm, yếu kém của UBND huyện thông qua báo cáo được.
+ Thông qua Báo cáo công tác của UBND, theo qui định tại khoản 3 - Điều 89 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và pháp luật hiện hành, HĐND huyện có toàn quyền miễn nhiệm những thành viên UBND năng lực yếu, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; bãi nhiệm một thành viên nào đó (hoặc cả tập thể UBND) nếu có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không còn sự tín nhiệm của HĐND huyện. Tuy nhiên, HĐND huyện chưa bao giờ sử dụng biện pháp này. Bởi vì, nhân sự của UBND về mặt nguyên tắc do HĐND huyện bầu nhưng những nhân sự này lại do cấp ủy giới thiệu. Do đó, sự lãnh đạo của Đảng chi phối rất lớn đến những hoạt động của HĐND trong đó có công tác cán bộ của HĐND huyện.
- Báo cáo công tác của Tòa án nhân dân huyện: Theo các báo cáo tổng kết tình hình tổ chức và hoạt động của TAND huyện giai đoạn 2011 - 2016 đã đánh giá được một cách cụ thể và toàn diện công tác giải quyết xét xử các loại vụ án. Các báo cáo cũng đã chỉ ra được những ưu điểm, những thiếu sót trong quá trình xử án. Tuy nhiên, trong báo cáo khi nêu về các nguyên nhân của các bản án bị sửa, bị hủy còn chung chung và chưa xác định được là do thẩm phán có tiêu cực hay năng lực trình độ yếu kém.
+ Trên cơ sở thảo luận và đánh giá những nội dung như vậy, HĐND huyện có quyền ra nghị quyết kiến nghị Chánh án TAND tỉnh áp dụng các
biện pháp xử lý thích đáng, kể cả cách chức những thẩm phán có biểu hiện tiêu cực, có nhiều bản án bị sửa, bị hủy. Những nghị quyết của HĐND loại này không chỉ là sự thể hiện mạnh mẽ ý chí của cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của Nhân dân ở địa phương mà còn tăng cường hiệu lực giám sát của HĐND, khắc phục tính hình thức trong hoạt động của cơ quan dân cử ở huyện.
- Báo cáo hoạt động của HĐND huyện: Qua nghiên cứu các báo cáo về tổng kết tình hình hoạt động của HĐND huyện nhiệm kỳ 2011 - 2016, về cơ bản báo cáo đã tổng kết một cách khái quát tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp. Các báo cáo đã chỉ ra những điểm hợp lý, những tồn tại, hạn chế của HĐND các cấp ở huyện. Nhưng báo cáo nêu vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, chưa chỉ ra được tình trạng chỉ giám sát tập trung vào trước kỳ họp và giám sát đột xuất ở những lĩnh vực nào, cũng như chưa chỉ ra được trách nhiệm của cá nhân và lãnh đạo trong việc giải quyết những công việc của mình.
- Báo cáo thẩm tra của hai Ban:
+ Về báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế: Qua các báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế nhiệm kỳ 2011 – 2016 về cơ bản Ban đã đánh giá được các điểm làm được và các nội dung vẫn còn tồn tại hạn chế của VKSND, TAND và công tác giải quyết đơn thư khiếu nại của UBND huyện. Ban cũng đã nêu lên các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nêu trên, nhờ việc tiến hành thẩm tra kỷ lưỡng Ban đã giúp khắc phục được tình trạng không thống nhất số liệu của các cơ quan, đảm bảo được thời gian chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp.
+ Về báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Xã hội: Công tác giám sát của Ban tập trung vào giám sát hoạt động tại UBND huyện, các phòng, ban và tại các xã, thị trấn Đức An trong việc thực hiện nghị quyết của HĐND huyện về
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; ngoài giám sát thực hiện theo chương trình, nghị quyết HĐND huyện đã thông qua, Ban Kinh tế - xã hội còn tiến hành giám sát theo sự chỉ đạo của Thường trực HĐND huyện, ý kiến kiến nghị của cử tri và những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.
Nhìn chung, nhiệm kỳ 2011 – 2016 Ban Kinh tế - xã hội của HĐND huyện Đắk Song đã có nhiều cố gắng trong hoạt động giám sát, chất lượng giám sát ngày càng được nâng lên cả về chất lượng và hiệu quả, giám sát đã đi vào chiều sâu, bao quát được các nội dung quan trọng theo chức năng, nhiệm vụ của Ban.
Ngoài ra, trên thực tế hoạt động xem xét báo cáo hoạt động và các báo cáo công tác tại kỳ họp còn có những tồn tại sau :
+ Thời gian dành cho hoạt động xem xét báo cáo và các báo cáo công tác tại kỳ họp quá ít, không đủ để nghiên cứu đánh giá các báo cáo công tác. Pháp luật hiện hành qui định HĐND họp thường lệ mỗi năm 02 kỳ, nhưng không qui định thời gian của mỗi kỳ họp. Thời gian mỗi kỳ họp do Thường trực HĐND dự kiến. Riêng ở huyện Đắk Song, kỳ họp HĐND huyện thường diễn ra trong 1,5 ngày. Tuy nhiên với khoảng thời gian này, kỳ họp của HĐND huyện phải giải quyết rất nhiều công việc, đặc biệt là hoạt động giám sát thông qua hình thức xét báo cáo công tác vì với khoảng thời gian này các ban và các đại biểu HĐND huyện không đủ để nghiên cứu đánh giá các báo cáo công tác.
+ Việc cung cấp tài liệu và báo cáo cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND như hiện nay là không đảm bảo hiệu quả giám sát. Quy trình tổ chức thẩm tra đối với các báo cáo hoạt động và các báo cáo công tác đã được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 92 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 “Tài liệu kỳ họp Hội đồng nhân dân phải được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai
mạc kỳ họp”, tuy nhiên thực tế các tài liệu được gửi không đúng với thời hạn quy định mà trễ hơn vì vậy không đủ thời gian để các đại biểu nghiên cứu trước khi tham gia kỳ họp.
+ Đối với việc thẩm tra báo cáo của các Ban HĐND, thông thường các đơn vị gửi báo cáo để các ban thẩm tra là không đúng thời gian theo quy định nên việc thẩm tra phải tiến hành gấp rút, cộng thêm các thành viên của các Ban HĐND hoạt động kiêm nhiệm nên việc thẩm tra không đủ chất lượng như mong đợi.
+ Thiếu các qui định của pháp luật hướng dẫn các Ban của HĐND huyện trong công tác thẩm tra các báo cáo, công tác cũng như nghiệp vụ thẩm tra, nội dung và hình thức đánh giá báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND huyện. Các Ban của HĐND huyện trong hoạt động xét báo cáo công tác giữ một vai trò quan trọng là thẩm tra báo cáo công tác của các cơ quan theo sự phân công của Thường trực HĐND, giúp HĐND huyện giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức cá nhân ở địa phương.
- Tóm lại, ngoài nội dung của các báo cáo thì những yếu tố sau làm ảnh hưởng đến việc giám sát bằng xem xét báo cáo hoạt động và các báo cáo công tác của HĐND huyện là: thời gian dành cho hoạt động xem xét báo cáo quá ít, về việc cung cấp tài liệu và báo cáo cho Thường trực HĐND không đảm bảo, thiếu các qui định của pháp luật hướng dẫn các Ban của HĐND huyện trong công tác thẩm tra các báo cáo công tác cũng như nghiệp vụ thẩm tra, nội dung và hình thức đánh giá của các báo cáo thẩm tra, thiếu các qui định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện về đại biểu HĐND huyện, đại biểu phần đông là cán bộ công chức và hoạt động kiêm nhiệm, số chuyên viên giúp việc quá ít.
* Thứ hai, về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND huyện
Trong giai đoan 2011– 2016 HĐND huyện Đắk Song đã tổ chức 10 kỳ họp thường lệ, trong đó có 09 kỳ họp có phiên chất vấn và trả lời chất vấn, kỳ họp thứ nhất xác nhận tư cách đại biểu và bầu cử chức danh của HĐND nên không có hoạt động chất vấn. Mỗi phần chất vấn thường có 07 – 12 ý kiến chất vấn. Các ý kiến này do các đại biểu HĐND huyện gửi đến Thường trực HĐND huyện theo phiếu chất vấn.Thường trực HĐND huyện sẽ căn cứ vào nội dung chất vấn để gửi đến các ban, ngành, các cơ quan nhà nước có liên quan. Các đối tượng này sẽ chuẩn bị trả lời tại kỳ họp. Chủ toạ kỳ họp đã linh hoạt điều hành phiên chất vấn, sau mỗi câu trả lời chất vấn, chủ toạ đều có kết luận tóm lược những ý chính để đại biểu nắm rõ hơn và có thể chất vấn thêm. Nếu phát hiện vấn đề nào chưa được trả lời rõ, trả lời vòng vo, chưa thấy rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các đại biểu đã đặt câu hỏi chất vấn trực tiếp để yêu cầu xác định rõ trách nhiệm và biện pháp khắc phục. Các phiên chất vấn tại hội trường không những được truyền thanh, mà nội dung còn được đăng báo và phát lại trên kênh truyền hình của huyện vào các thời điểm thích hợp để cử tri toàn huyện theo dõi.
Tuy nhiên, hoạt động chất vấn mới chỉ dừng lại ở việc chất vấn và trả lời chất vấn bằng văn bản mà chưa có truy vấn đến cùng đối với một vấn đề cụ thể. Các đại biểu chất vấn trực tiếp tại Hội trường hoặc đại biểu hỏi thêm để làm rõ trách nhiệm của người trả lời chất vấn vẫn có nhưng không nhiều. Việc chất vấn chỉ tập trung vào một số đại biểu, từ đầu nhiệm kỳ đến nay có đại biểu chưa thực hiện quyền này lần nào. Các đại biểu thường tập trung việc chất vấn vào thủ trưởng một số cơ quan như: phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, Thanh tra huyện.... mà chưa mở rộng sang các đối tượng chất vấn khác. Bên cạnh những phần chất vấn và trả lời chất vấn đạt
yêu cầu, được cử tri lẫn đại biểu HĐND đồng tình thì hiện nay việc chất vấn và trả lời chất vấn vẫn còn những khiếm khuyết cần khắc phục như:
+ Vẫn còn nhiều ý kiến chưa sâu sắc, chưa thực sự đúng ý nghĩa của chất vấn. Nhiều đại biểu còn nể nang, ngại va chạm. Việc chất vấn vẫn còn tập trung vào một số đại biểu nhất định, còn các đại biểu, nhất là các đại biểu lãnh đạo các xã, thị trấn, lãnh đạo các phòng ban rất ít khi thực hiện chất vấn vì tâm lý còn sợ, ngại đụng chạm đến cơ quan quản lý mình.
+ Các nội dung chất vấn chưa thực sự sâu sát mà thường chỉ hỏi để biết hoặc không hiểu biết sâu về nội dung mình chất vấn nên khi nhận được câu trả lời chung chung, chưa giải đáp thỏa đáng thì cũng không tiếp tục chất vấn mà cho qua.
+ Công tác giám sát sau chất vấn cũng như cách thức tác động đến các đối tượng bị chất vấn còn thụ động. Đối với những câu hỏi chất vấn nghiêm túc, chỉ rõ những khuyếm khuyết lệch lạc của các cơ quan hữu quan thì vấn đề xử lý những chuyện tiêu cực, cũng như giám sát việc thực hiện những gì mà các đối tượng bị chất vấn hứa cũng quan trọng không kém.
Do đó, công tác giám sát của HĐND càng trở nên quan trọng hơn bởi vì nếu việc giám sát lỏng lẻo, để xảy ra nhiều tiêu cực thì cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước hữu quan, các ban ngành lơ là việc giải quyết các ý kiến chất vấn sau kỳ họp.
* Thứ ba, hoạt động giám sát thông qua hình thức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
- Về hình thức bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức danh do HĐND huyện bầu vẫn chưa được áp dụng trên thực tế. Mặc dù Luật đã quy định quyền bỏ phiếu tín nhiệm của HĐND huyện nhưng cho đến nay vẫn chưa có một đại biểu nào bị áp dụng biện pháp pháp lý này. Thực tế đặt ra là các đại
biểu có quyền đi vận động kiến nghị không? Điều này pháp luật chưa quy định.
- Về lấy phiếu tín nhiệm đối với những chức danh do HĐND huyện bầu, ngày 21 tháng 11 năm 2012, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, năm 2014 HĐND huyện Đắk Song đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 11 chức danh theo quy định, cụ thể tại sơ đồ 2.7
Sơ đồ 2.7. Các chức vụ đƣợc lấy phiếu tín nhiệm
Nguồn: Tác giả tự lập sơ đồ
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã phán ánh đúng thật chất về mức độ tín nhiệm của cử tri đối với các chức danh đứng đầu của HĐND và UBND huyện. Với hình thức bỏ phiếu kín, đây là hình thức giám sát rất tốt trong tình hình thực tế hiện nay.
HĐND lấy phiếu tín nhiệm các chức danh Chủ tịch HĐND Phó Chủ tịch HĐND Ủy viên thường trực HĐND Chủ tịch UBND Các Phó Chủ tịch UBND Trưởng Ban Pháp chế Trưởng Ban KTXH Thường trực HĐND Các thành viên UBND khác Các thành viên UBND Trưởng các Ban