Về tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dânhuyện Đắk Song từ 2011 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện đắk song, tỉnh đắk nông (Trang 46 - 58)

từ 2011 đến 2016

2.1.3.1. Cơ cấu của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Đắk Song - Về Thường trực HĐND: 05 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 02 phó chủ tịch và 02 ủy viên (trưởng các ban của HĐND)

+ Chuyên trách : Phó chủ tịch HĐND.

+ Kiêm nhiệm: Chủ tịch HĐND do Phó bí thư Huyện ủy kiêm nhiệmvà uỷ viên thường trực HĐND.

+ Chức năng, quyền hạn của Chủ tịch HĐND: Chủ tịch HĐND chỉ đạo hoạt động của Thường trực HĐND cùng cấp, thay mặt Thường trực HĐND giữ mối liên hệ với UBND, các cơ quan nhà nước, Ban thường trực

UBMTTQVN, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và công dân.

+ Chức năng, quyền hạn của Phó Chủ tịch HĐND và Ủy viên Thường trực HĐND: Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực HĐND giúp Chủ tịch HĐND làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch. Khi Chủ tịch vắng mặt thì Phó Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch; khi Chủ tịch và Phó Chủ tịch vắng mặt thì Uỷ viên thường trực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch và Phó Chủ tịch.

- Với chức năng và quyền hạn của mình, Thường trực HĐND là bộ phận quyết định mọi vấn đề của HĐND. Việc đảm bảo về mặt trình độ văn hóa, chính trị giúp cho Thường trực HĐND luôn có ý kiến chỉ đạo mang tính chiến lược giúp cho các hoạt động của HĐND diễn ra được thuận lợi, hoàn thành các nhiệm vụ do HĐND tỉnh đề ra. Tuy nhiên thực tế cho thấy với việc Thường trực HĐND không hoạt động chuyên trách 100% cũng khiến cho công việc của HĐND có phần hạn chế như:

+ Về Chủ tịch HĐND: Theo Luật định Chủ tịch HĐND không nhất định phải hoạt động chuyên trách mà có thể kiêm nhiệm thêm chức danh, nhiệm vụ khác nhưng không được cùng lúc kiêm nhiệm chức danh của HĐND và UBND. Trong nhiệm kỳ 2011-2016, Chủ tịch HĐND huyện Đắk Song hoạt động chuyên trách, nhưng từ nhiệm kỳ 2016-2021 thì Chủ tịch HĐND hoạt động kiêm nhiệm.

+ Khi Chủ tịch HĐND kiêm nhiệm cùng lúc hai chức danh Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch HĐND sẽ giúp đem lại vị thế cao hơn cho HĐND, đồng thời việc định hướng các nhiệm vụ của HĐND sẽ theo sát với đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Theo quy định của pháp luật hiện nay HĐND có rất ít chế tài xử phạt đối với các trường hợp sai phạm, chủ yếu là có ý kiến đề nghị các cơ quan khác xử lý các trường hợp sai phạm phát hiện thông qua

giám sát. Vì vậy phần nào hạn chế tiếng nói của Chủ tịch HĐND, việc kiêm nhiệm chức danh cao hơn sẽ giúp cho các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch HĐND có trọng lượng hơn đối với các cơ quan chức năng.

+ Việc kiêm nhiệm chúng ta có thể hiểu ở đây là người đã có chức danh Phó Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch HĐND huyện, vì vậy thực tế hiện nay Chủ tịch HĐND huyện Đắk Song chủ yếu lo công việc của khối Đảng là chính, các công việc của HĐND giao lại cho các thành viên khác của Thường trực HĐND. Việc không trực tiếp tham gia giải quyết công việc, mà chỉ chỉ đạo thông qua ý kiến tham mưu sẽ khiến cho Chủ tịch HĐND không thể nắm bắt sâu sát được nội dung công việc, nên có thể các ý kiến chỉ đạo sẽ mang tính chất chủ quan.

+ Về Phó chủ tịch HĐND: Thực tế hiện nay tại HĐND huyện Đắk Song, vai trò của Phó chủ tịch HĐND là vô cùng quan trọng, với vai trò hoạt động chuyên trách và nắm giữ chức vụ lãnh đạo của HĐND, Phó chủ tịch HĐND là người trực tiếp điều hành và giải quyết hầu hết các công việc của HĐND.

+ Phó chủ tịch HĐND là người nắm rõ và sâu sát nhất các công việc của HĐND, các nhiệm vụ tổ chức kỳ họp, tiến hành các nội dung giám sát, quyết định các nội dung công việc của HĐND đều do Phó Chủ tịch HĐND quán xuyến và điều hành các đơn vị thực hiện. Đây là vị trí rất quan trọng, với vai trò hoạt động chuyên trách nếu người giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND không quyết liệt, năng nổ trong công việc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của HĐND.

+ Hoạt động kiêm nhiệm đem lại hiệu quả cao trong công việc, tuy nhiên với chức danh Phó Chủ tịch không có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng đối với các công việc của HĐND mà phải thông qua ý kiến của Chủ tịch HĐND, vì vậy đôi khi các quyết định cuối cùng vẫn bị hạn chế vì không thống nhất ý kiến giữa các thành viên Thường trực HĐND hoặc Chủ tịch HĐND bị tác

động bởi các nhiều luồng thông tin và ý kiến khác nhau trước khi ra quyết định.

+ Về Ủy viên thường trực HĐND: Với vai trò là thành viên Thường trực HĐND có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND các công việc của HĐND. Tuy nhiên thực trạng hiện nay tại HĐND huyện Đắk Song, vai trò của Ủy viên thường trực khá mờ nhạt, không phát huy được nhiều chức năng và nhiệm vụ của mình vì Ủy viên thường trực không có thẩm quyền quyết định mà chỉ mang tính chất tham mưu, phần nào hình thành tâm lý bất mãn, không nhiệt tình trong công việc.

2.1.3.2. Cơ cấu hai Ban của Hội đồng nhân dân huyện Đắk Song

Các Ban là cơ quan tham mưu, giúp việc đắc lực cho Thường trực HĐND huyện, phân chia phụ trách các lĩnh vực của huyện, trong nhiệm vụ giám sát các Ban căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện xây dựng chương trình giám sát của Ban, có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát cho HĐND huyện. Tham mưu cho Thường trực HĐND các công việc của HĐND thuộc lĩnh vực mình phụ trách khi được HĐND hoặc Thường trực HĐND yêu cầu.

- Về thực trạng cơ cấu Ban Pháp chế

+ Có 04 thành viên, 01 Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban và 02 thành viên, tất cả đều hoạt động kiêm nhiệm, cụ thể:

+ Trưởng ban: Do Trưởng Ban Tổ chức huyện ủy kiêm nhiệm + Phó trưởng ban: Do Ủy viên Ủy Ban kiểm tra kiêm nhiệm

+ Thành viên ban: Có 02 người gồm các chức danh Bí thư thị trấn Đức An và Chánh Thanh tra huyện.

+ Trong giai đoan 2011 – 2016, Ban Pháp chế HĐND huyện Đắk Song hoạt động rất hiệu quả, hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ được HĐND huyện giao phó. Đặc biệt mặc dù tất cả đều hoạt động kiêm nhiệm nhưng các thành viên Ban luôn sắp xếp thời gian phù hợp để hoàn thành tốt các chương trình

giám sát chuyên đề theo kế hoạch đề ra từ đầu năm. Tuy nhiên hoạt động kiêm nhiệm cũng làm cho các hoạt động của Ban phần nào bị hạn chế về mặt thời gian, không phát huy thêm được những công việc ngoài nhiệm vụ được giao như tổ chức thêm các cuộc giám sát chuyên đề, tăng thêm thời gian kiểm tra thường kỳ tại cơ sở phụ trách...

- Về thực trạng cơ cấu Ban Kinh tế - Xã hội

+ Có 04 thành viên, 01 Trưởng ban hoạt động kiêm nhiệm, 01 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách và 02 thành viên hoạt động kiêm nhiệm, cụ thể:

+ Trưởng ban: Do Chánh Văn phòng huyện ủy kiêm nhiệm.

+ Thành viên ban: Có 02 người gồm các chức danh Bí thư Đoàn TNCSHCM huyện và Bí thư xã Nam Bình.

+ Trong giai đoan 2011 – 2016 Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện Đắk Song hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ được HĐND huyện giao, tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề theo kế hoạch của Thường trực HĐND giao, hoàn thiện các nhiệm vụ bắt buộc như thẩm tra các báo cáo thuộc thẩm quyền được giao trước khi kỳ họp diễn ra theo yêu cầu đề ra.

2.1.3.3.Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Đắk Song

Giai đoạn 2011-2016 HĐND huyện Đắk Song có 33 đại biểu, từ năm 2016 cho đến nay có 37 đại biểu trong đó có 03 đại biểu bị miễn nhiệm vì lý do chuyển công tác. Đại biểu HĐND là thành phần chủ chốt để cấu thành bộ máy giám sát của HĐND, vì vậy chất lượng đại biểu là yếu tố rất quan trọng đối với bộ máy giám sát của HĐND huyện. Để phân tích rõ về thực trạng chất lượng đại biểu của HĐND, ta sẽ phân tích theo các nội dung theo bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.1. Tổng hợp số lƣợng đại biểu

STT Đại biểu HĐND Số lƣợng (đại

biểu) Tỷ lệ (%)

1 Tổng số đại biểu 33 100 %

2 Công chức nhà nước 32 97,05%

3 Không phải là công chức nhà

nước 01 3,03 %

4 Hoạt động chuyên trách 03 9,09 %

5 Hoạt động kiêm nhiệm 30 90,90%

6 Đại biểu Nữ 9 27,27 %

7 Ngoài Đảng 01 3,03 %

8 Dân tộc ít người 04 12,12 %

- Về số lượng đại biểu là công chức nhà nước

+ Số lượng đại biểu là công chức nhà nước chiếm tỷ lệ lớn (32/33 đại biểu, tỷ lệ 97,05%) thực tế hiện nay đa số các đại biểu công chức nhà nước đều là những người có chức vụ của các cơ quan, đơn vị của huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn. Việc số đại biểu là người có chức danh ta có thể thấy:

+ Với số lượng đại biểu là những người có chức danh chiếm tỷ lệ cao sẽ góp phần nâng cao tiếng nói của đại biểu HĐND trong tất cả các lĩnh vực. Họ sẽ nắm rất chắc các thông tin về lĩnh vực mình phụ trách, đó là cơ sở để các đại biểu có ý kiến tham mưu tốt hơn cho Thường trực HĐND trong việc ra các Nghị quyết định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện được sát với tình thực tế của địa phương, cũng như việc lên kế hoạch cho các cuộc giám sát phù hợp với các nội dung đang cấp thiết của huyện. Khi tổ chức các Đoàn giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND việc thành viên Đoàn giám sát là lãnh đạo của các đơn vị cũng sẽ góp phần giúp tạo vị thế cho Đoàn giám sát và với kiến thức chuyên môn sẵn có của các lãnh

đạo đầu ngành sẽ là cơ sở để có được một cuộc giám sát đạt chất lương cao góp phần ổn định tình hình xã hội của huyện.

+ Tuy nhiên với cơ cấu như trên cũng sẽ đem lại những hạn chế nhất định. Việc đại biểu là người đứng đầu trong các lĩnh vực và địa phương (lãnh đạo các xã, thị trấn) sẽ phần nào giới hạn khả năng tiếp cận thông tin của các Đoàn giám sát trong trường hợp các Đoàn giám sát tiến hành giám sát tại đơn vị của họ. Trong trường hợp cuộc giám sát diễn ra mà cả chủ thể chịu sự giám sát và thành viên Đoàn giám sát đều là lãnh đạo thì sẽ xuất hiện tâm lý cả nể hoặc ngại va chạm... (đặc biệt là trường hợp chủ thể chịu giám sát là đơn vị có chức danh cao hơn trưởng Đoàn giám sát). Ngoài ra khi có ý kiến tham mưu cho Thường trực HĐND về việc ra quyết định đối với các nội dung nhạy cảm (như quyết định về Ngân sách) thì sẽ có các ý kiến tham mưu thiên vị về lĩnh vực mình phụ trách.

- Về số lượng đại biểu là không phải công chức nhà nước

Số lượng đại biểu là không phải công chức nhà nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ (01/33 đại biểu, chiếm 3,03%) thành phần đại biểu này trùng với số đại biểu ngoài Đảng (mục 07 bảng 2.2). Đại biểu không phải công chức nhà nước thuộc thành phần Phật giáo. Việc này tạo điều kiện cho Thường trực HĐND sẽ có được tất cả các ý kiến tham mưu đối với lĩnh vực tôn giáo của huyện. Tuy nhiên với số lượng 01 đại biểu thì chưa thể đáp ứng được các yêu cầu tham mưu ngày càng cao của Thường trực HĐND.

- Về số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách

+ Đây là thông tương đối nhỏ trong các thông số về đại biểu (03/33 đại biểu, chiếm 9,09%), tuy nhiên đây là cũng thông số đặc biệt nhất đối với đại biểu HĐND, 03 đại biểu hoạt động chuyên trách bao gồm các chức danh là hai Phó Chủ tịch HĐND và Phó Trưởng ban Kinh tế - Xã hội. Đây là bộ phận đầu não quyết định tất cả các vấn đề của HĐND của huyện Đắk Song, với số

lượng đại biểu chuyên trách chiếm số lượng thấp 03/33 đại biểu và đa số là thành viên của Thường trực HĐND ta thấy:

+ Với chức năng chuyên trách sẽ giúp hai thành viên Thường trực HĐND tập trung toàn bộ thời gian và trí tuệ vào việc định hướng và quyết định các vấn đề của HĐND huyện. Hoạt động chuyên trách các đại biểu sẽ không bị vướng vào tình trạng nể nang, hạn chế tâm lý ngại đụng chạm ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân. Nâng cao tính khách quan khi tham gia các cuộc giám sát, giúp các cuộc giám sát đạt hiệu quả cao, đem lại kết quả thiết thực góp phần phát triển xã hội.

+ Số lượng đại biểu chuyên trách 03/33 hiện nay là quá thấp, không thể đảm bảo giúp cho HĐND hoạt động hiệu quả được. Mặc dù có chức danh cao trong HĐND huyện tuy nhiên 02 đại biểu chuyên trách là Phó chủ tịch HĐND như hiện nay không quán xuyến hết các hoạt động của HĐND, với chức danh lãnh đạo sẽ hạn chế trong việc trực tiếp tìm hiểu các bất cập đang diển ra trên địa bàn huyện, cần có một đội ngũ giúp việc chuyên nghiệp để tham mưu, cụ thể ở đây là các Ban của HĐND. Tuy nhiên chỉ có Phó trưởng Ban Kinh tế - Xã hội là kiêm nhiệm, vì vậy thực tế cho thấy hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động của Thường trực HĐND nói riêng có những hạn chế rất lớn trong việc triển khai nội dung làm việc tại các lĩnh vực của huyện.

- Về số lượng đại biểu hoạt động kiêm nhiệm

Chiếm số lượng lớn 30/33 đại biểu chiếm 90,90% với số lượng lớn và bao gồm cả các đại biểu công chức nhà nước cũng nằm trong số này, vì vậy các ưu điểm và hạn chế đối với đại biểu kiêm nhiệm đem lại cũng trùng với các đại biểu công chức nhà nước. Một số khác biệt ở đây đó là ngoài các đại biểu công chức nhà nước ra thì còn thêm 01 đại biểu thuộc các lĩnh vực Phật giáo vì vậy ưu điểm của đại biểu này đem lại sẽ tốt hơn đối với nhóm công

chức vì lĩnh vực tham mưu sẽ chuyên sâu hơn. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy đại biểu không phải là công chức nhà nước cơ bản chỉ mang tính hình thức, hầu như không tham gia và các hoạt động của HĐND (chỉ tham gia các kỳ họp) vì vậy hiệu quả đem lại không cao.

- Về số lượng đại biểu nữ

+ Với số lượng 09/33 đại biểu chiếm tỷ lệ 27,27 % đại biểu HĐND huyện Đắk Song, đã đáp ứng được chỉ tiêu đề ra (số đại biểu nữ ít nhất phải chiếm 30% trở lên). Với vai trò là người đại biểu HĐND các đại biểu nữ đã phát huy được năng lực và được công nhận bằng các hình thức như giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy giám sát của HĐND huyện, cụ thể: Có 01 đại biểu nữ là Phó Chủ tịch HĐND huyện; Ban Kinh tế - Xã hội có 01 đại biểu giữ chức vụ Phó trưởng Ban Kinh tế - Xã hội hoạt động chuyên trách.

+ Với bản chất mềm mỏng và nhiệm vụ chuyên môn được phân bố rộng trên các lĩnh vực, ý kiến tham mưu của các đại biểu nữ luôn được Thường trực HĐND chú trọng để cân nhắc và xem xét. Góp mặt trong Thường trực và Ban Kinh tế - Xã hội của HĐND, các đại biểu nữ đã góp phần không nhỏ trong các cuộc giám sát của HĐND huyện Đắk Song.

+ Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố liên quan đến gia đình, xã hội đã khiến các đại biểu nữ không thể phát huy hết được khả năng của bản thân trong công việc. Việc chưa nắm giữ được các vị trí quan trọng, chủ chốt có ý kiến quyết định vì vậy các ý kiến vẫn còn hạn chế. Tâm lý ngại va chạm vẫn thể hiện rõ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện đắk song, tỉnh đắk nông (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)