trong việc giám sát
Đại biểu HĐND khi tham gia hoạt động của HĐND bao gồm: quyết định những vấn đề quan trọng tại địa phương được thực hiện tại kỳ họp HĐND; giám sát trong và giữa hai kỳ họp HĐND; giữ mối liên hệ với cử tri, với Nhân dân. Do vậy, người đại biều HĐND cần phải có năng lực, trách nhiệm để giúp cho hoạt động của mình có hiệu quả, để đại biểu thực sự là người đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của cử tri, thực hiện tốt quyền mà cử tri giao cho và được pháp luật công nhận.
Bên cạnh đó, HĐND là cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương, để thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt là chức năng giám sát, đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy làm việc đủ mạnh và năng động, phải đảm bảo số lượng đại biểu chuyên trách trong Thường trực, trong các Ban để tránh tình trạng công việc bị ùn tắc, hoạt động mang tính hình thức, thiếu hiệu quả, đồng thời phải đặc biệt quan tâm đến bộ phận giúp việc cho Thường trực, cho các Ban, có như vậy mới đảm đương được công việc giám sát của HĐND huyện.
Hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND huyện phụ thuộc trước hết vào phẩm chất, năng lực, trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát của đại biểu HĐND. Đại biểu HĐND do Nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, là cầu nối quan trọng giữa chính quyền Nhà nước với Nhân dân, vì thế họ vừa chịu trách nhiệm trước cử tri vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Với vị trí vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, đòi hỏi người đại biểu HĐND phải là những người có phẩm chất, năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm cao.
Tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về tiêu chuẩn của đại biểu HĐND:
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm”[21].
Trình độ hiểu biết và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu thể hiện ở trình độ chuyên môn được đào tạo, sự am hiểu chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thể hiện ở kết quả làm nhiệm vụ. Còn trách nhiệm đại biểu thể hiện việc tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp HĐND; tích cực thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND.
Đối với đại biểu HĐND, pháp luật hiện hành đã giao một quyền năng pháp lý gắn với tư cách người đại biểu để thực hiện hoạt động giám sát đó là quyền chất vấn. Đây là hình thức giám sát khá chặt chẽ của đại biểu HĐND đối với Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Thể hiện được tinh thần làm chủ, đấu tranh cao của người đại biểu nhân dân nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các Nghị quyết của HĐND. Một đại
biểu có năng lực, trình độ, trách nhiệm sẽ lựa chọn được những vấn đề, nội dung cần chất vấn. Đặc biệt là lựa chọn được những vấn đề có tính bức xúc, nổi cộm tại địa phương, đề nghị giải trình, làm rõ biện pháp xử lý mà không nể nang, né tránh, ngại va chạm.
Với vị trí vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, đòi hỏi người đại biểu nhân dân phải là những người có phẩm chất, năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm cao.
1.3.4. Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện