- Nguyên nhân ưu điểm:
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
3.2.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát của HĐND huyện
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND phải mang tính tổng thể, thực chất, không hình thức và phải tiến hành trên các mặt sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo đối với tổ chức của HĐND thông qua việc giới thiệu các đảng viên ứng cử đại biểu HĐND.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo đối với các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương như UBND, Mặt trận Tổ quốc...
Ba là, giảm số lượng đại biểu HĐND là cán bộ lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc các lĩnh vực của nhà nước.
Một số giải pháp là:
- Về tổ chức của HĐND, Đảng cần cử cán bộ của mình tham gia vào tổ chức của HĐND, đặc biệt là ở các vị trí lãnh đạo, bên cạnh đó, các vị trí lãnh đạo của HĐND cũng cần tham gia cấp ủy Đảng ở địa phương để nắm bắt trực tiếp nghị quyết của Đảng, đóng góp vào việc xây dựng và thực hiện nghị quyết đó. Cụ thể là:
+ Phó Chủ tịch và Uỷ viên thường trực hoạt động chuyên trách được cơ cấu là Uỷ viên thường vụ, huyện ủy viên để nâng cao vị trí, vai trò của HĐND. Có như vậy, trong hoạt động giám sát với các cơ quan khác, Thường trực HĐND mới có tiếng nói nhất định.
+ Giảm số lượng Trưởng, Phó Ban của Đảng kiêm nhiệm chức vụ Trưởng, Phó ban của HĐND. Hiện nay, phần lớn các huyện, thành phố bố trí Trưởng ban Đảng kiêm Trưởng ban của HĐND. Thực tế cho thấy mô hình này ở nhiều nơi làm yếu hoạt động của HĐND do Trưởng ban Đảng không sâu sát được công tác HĐND. Mặt khác, Thường trực HĐND cũng rất khó điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND do Trưởng ban của HĐND kiêm nhiệm hầu hết là Thường vụ cấp ủy Đảng địa phương, xét về tổ chức Đảng lại có vị thế cao hơn Phó Chủ tịch và Uỷ viên Thường trực HĐND.
- Hạn chế sự can thiệp quá sâu vào hoạt động của HĐND, tăng cường dân chủ, tính chủ động, sáng tạo của HĐND, Đảng không quyết định “cứng” vấn đề mà nên định hướng hoạt động của HĐND, phát huy được trí tuệ tập thể của người đại biểu nhân dân.
3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
Để thực hiện chức năng giám sát có hiệu quả trước hết cần hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND. Bởi lẽ, nếu không có các quy định cụ thể về quyền giám sát của HĐND thì sẽ không có cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng giám sát của HĐND. Mặc dù hiện nay Luật tổ chức chính quyền địa phương đã có một điều quy định về hoạt động giám sát của HĐND các cấp (Điều 87 – Hoạt động giám sát của HĐND), song vẫn còn sơ sài so với yêu cầu thực tiễn, chưa đủ cơ sở pháp lý để HĐND thực hiện tốt chức năng của mình.
Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện cơ chế giám sát ở nước ta hiện nay, từ nhận thức giám sát là một chức năng quan trọng của HĐND với một phạm vi đối tượng giám sát khá phong phú và phức tạp, cần phải xây dựng luật về giám sát của HĐND, trong đó quy định một cách rõ ràng, đầy đủ về khái niệm giám sát của HĐND. Nội hàm của khái niệm phải được thể hiện ở chủ thể giám sát, đối tượng chịu sự giám sát, nội dung và phạm vi hoạt động giám sát của HĐND. Nói chung về nội dung, luật giám sát của HĐND cần tiếp tục hoàn thiện ở một số vấn đề sau:
* Về chủ thể giám sát:
Cần bổ sung ghi rõ thành một mục riêng trong luật, chủ thể giám sát của HĐND là các đại biểu HĐND nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các đại biểu hoạt động cũng như để họ phát huy tinh thần, trách nhiệm của mình. Bởi thực tế đã chứng minh rằng đại biểu HĐND là nhân tố quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND
* Về đối tượng chịu sự giám sát của HĐND
Thứ nhất, Trong luật hiện hành không quy định HĐND giám sát các Ban của Hội đồng. Do đó, Luật giám sát của HĐND cần bổ sung thêm đối tượng giám sát của HĐND là các Ban của HĐND, vì các Ban của HĐND cũng là cơ quan được HĐND trao quyền và trách nhiệm nhất định trong các hoạt động
nhằm giúp HĐND thực hiện tốt chức năng của cơ quan đại diện. Theo đó, đối tượng giám sát của HĐND bao gồm: Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp và các tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân ở địa phương.
Thứ hai, cần phân cấp đối tượng chịu sự giám sát của các cấp HĐND, khắc phục tình trạng phạm vi giám sát của HĐND huyện quá rộng như hiện nay dẫn đến quá tải và hiệu quả giám sát sẽ không cao.
Về trách nhiệm của các thành phần trong Đoàn giám sát.
Hiện nay, thành phần của các Đoàn giám sát thường bao gồm các đại biểu HĐND do một cơ quan của HĐND chủ trì cử ra, sự tham gia đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan như Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và một số cán bộ có chuyên môn. Từ đây, đặt ra vấn đề lý luận và thực tiễn phải xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể thực hiện quyền giám sát và mức độ tham gia đến đâu của các tổ chức cá nhân, để đảm bảo tính pháp lý của hoạt động giám sát. Do vậy, trong luật giám sát của HĐND cần phải bổ sung thêm nội dung này.
Về trách nhiệm pháp lý của các đơn vị liên quan khi không thực hiện các kết luận giám sát.
Để tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của HĐND có hiệu quả thiết thực, phải có quy định về các chế tài xử lý đối với các cơ quan, ban ngành khi không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu của HĐND. Có như vậy mới nâng cao được tinh thần trách nhiệm của các đơn vị và đảm bảo uy tín cho HĐND.
Qua các vấn đề nêu trên, Luật giám sát của HĐND phải được hoàn thiện hơn, quy định cụ thể hơn trách nhiệm của chủ thể giám sát, đối tượng giám sát, các thành viên tham gia đoàn giám sát và phản ánh kịp thời các yêu cầu khách quan của thực tiễn, bám sát chủ trương đường lối của Đảng về phát huy dân chủ cơ sở, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải chú trọng yếu tố kỷ luật lập pháp đảm bảo tính cụ thể và mức độ khái quát hợp lý của các quy phạm pháp luật nhằm làm cho các quy định về giám sát của HĐND dễ hiểu, dễ áp dụng, rõ ràng, minh bạch, không phải chờ đợi những văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn hướng dẫn, giải thích. Hơn nữa, hoàn thiện Luật giám sát của HĐND phải đồng bộ với các quy định khác của pháp luật có liên quan, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động giám sát của HĐND một cách toàn diện, thống nhất và thuận lợi.