Singapor
Singapore hiện đã và đang áp dụng thành công chính sách ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ công vào công tác quản lý nhà nước. Chính sách dịch vụ công ở Singapore được đánh giá vào loại tiên tiến trên thế giới, với những đặc điểm như nhanh chóng, hiệu quả, có khả năng hỗ trợ hoạt động kinh doanh tốt, ít tham nhũng.
Năm 1991, Singapore thực hiện chương trình đại cải cách trong lĩnh vực hành chính nhằm nâng cao chất lượng công vụ gắn với hợp lý hóa tổ chức bộ máy; xây dựng và phát triển chính phủ điện tử. Về cải cách công vụ, Chính phủ Singapore thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như: áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO - 9000 trong bộ máy hành chính, coi đó vừa là công cụ cải tiến lề lối làm việc, vừa là công cụ đánh giá hiệu quả, phân loại công chức; khuyến khích sự sáng tạo, đưa tinh thần doanh nghiệp vào hoạt động của bộ máy hành chính, lấy
hiệu quả làm thước đo; cải cách triệt để các thủ tục hành chính theo hướng chuyển từ bắt buộc, can thiệp sang khuyến khích, hỗ trợ; xóa bỏ cách làm việc quan liêu, nhiều tầng nấc của bộ máy hành chính; thường xuyên rà soát để loại bỏ những quy định lỗi thời không còn phù hợp.
Năm 1995, một trong những sự kiện đánh dấu sự chuyển mình trong quá trình cải cách hành chính của Singapore là việc ra mắt Dịch vụ công thế kỷ 21 vào năm 1995 (viết tắt là PS21) với 02 mục tiêu cơ bản: 1- Giáo dục thái độ dịch vụ xuất sắc đáp ứng nhu cầu của công chúng với tiêu chuẩn cao về chất lượng, thái độ lịch sự và sự đáp ứng. 2- Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích sự thay đổi liên tục cho hiệu quả tốt hơn bằng cách áp dụng công cụ và kỹ thuật quản lý hiện đại, đồng thời chú trọng vào tinh thần và phúc lợi công chức. PS21 đưa ra thông điệp cơ bản là: “Chào đón thay đổi, dự đoán thay đổi và tạo điều kiện cho thay đổi” nhằm đáp ứng tiêu chí cơ bản: kết nối với công dân - làm vui lòng khách hàng - phục vụ Singapore.
Năm 2004, Singapore đã đưa ra chính sách “ không có cửa nào là sai cả” hay còn gọi là “không sai cửa”, trong đó yêu cầu: trong trường hợp cơ quan nhà nước nhận được thông tin phản hồi không đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan này sẽ xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đó của người phản hồi và liên hệ với người gửi ý kiến, nếu liên quan đến nhiều cơ quan thì cơ quan tiếp nhận phải chủ trì phối hợp với các cơ quan khác để đưa ra câu trả lời chung.
Từ năm 2006, Singapore đã lập trang thông tin điện tử có tên gọi REACH (được hiểu là sự tiếp cận mọi người vì một ngôi nhà chung năng động của toàn thể công dân) như là một diễn đàn để người dân có thể phản biện các chính sách do Chính phủ ban hành. REACH có một ban kiểm soát để định hướng vai trò và hoạt động của diễn đàn, với sự tham gia của 05 thành viên Quốc hội và 24 đại diện khu vực tư nhân thuộc các thành phần khác nhau trong xã hội. Các đại diện này có nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến của người dân mà họ đại diện trong quá trình tham vấn cộng đồng. Mặt khác, REACH cũng phối hợp chặt chẽ với cộng đồng và các tổ
chức cơ sở nhằm tiếp cận người dân sống ở trung tâm, cũng như các nhóm phúc lợi tự nguyện, các nhóm chuyên gia, các nhóm có nhu cầu và mối quan tâm cụ thể trong xã hội…
Trong giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức và công dân : Trước đây Chính phủ đề ra số ngày giải quyết, nay Chính phủ hỏi dân cần giải quyết xong bao nhiêu ngày thì cơ bản sẽ giải quyết bấy nhiêu ngày ( thường là sớm hơn ); Mẫu thủ tục được đơn giản hóa ( những thông tin nào cơ quan nhà nước có thể lấy được ở chỗ khác thì không yêu cầu người dân cung cấp ) và được lưu hành trên mạng Internet.
Singapore đang áp dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ công, thực hiện chính phủ điện tử và công dân điện tử trong phục vụ nhân dân. Hiện nay, có trên 1.600 loại giao dịch điện tử, hầu hết ( trên 97% ) các giao dịch giữa công dân và chính phủ được thực hiện thông qua mạng Internet.
Có tới 85% người dân Singapore sử dụng điện thoại thông minh. Nhờ vậy, Singapore dễ dàng tích hợp các hộ chiếu điện tử với chứng minh thư điện tử, hồ sơ y tế, giấy phép lái xe...
Một số dịch vụ công trực tuyến được cung cấp tại Singapore 2017: - Cổng thông tin Chính phủ www.gov.sg :
Dịch vụ trực tuyến về thuế, Dịch vụ trực tuyến về phúc lợi xã hội, Dịch vụ trực tuyến về các thực hiện nghĩa vụ công ích quốc gia.
- Cổng thông tin dành cho công dân www.ecitizen.gov.sg. -Cổng thông tin dành cho khách nước ngoài:
www.ecitizen.gov.sg/nonresidents
- Cổng thông tin dành cho doanh nghiệp: www.business.gov.sg
Tra cứu thông tin pháp lý, đăng ký mã số hải quan, đăng ký kinh doanh các ngành nghề, đăng ký và quản lý sử dụng lao động ngoại quốc, đăng ký thành lập doanh nghiệp, kê khai và nộp thuế, các thủ tục sở hữu trí tuệ.
www.livelife.ecitizen.gov.sg tra cứu thông tin về văn hóa, lễ hội, sự kiện, Đăng ký tham gia các hoạt động tại trung tâm giải trí, Đăng ký tham gia các hoạt động thể thao, Đăng ký tham gia các lớp huấn luyện thể thao, giải trí, Đăng ký thuê địa điểm tổ chức sự kiện, chương trình.
- Cấp giấy chứng minh thư, cấp giấy khai sinh,khai tử qua mạng: www.psi.gov.sg/NASApp
- Cấp chứng thư nhập tịch cho công dân qua mạng: www.singpass.gov.sg . - Thông báo thay đổi địa chỉ đăng ký địa chỉ thường trú: www.psi.gov.sg. - Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh và cư trú qua mạng: www.erep.ica.gov.sg - Giấy phép nhập cảnh và cư trú cho sinh viên: www.psi.gov.sg/NASApp. - Cổng thông tin trực tuyến về chính phủ điện tử của Singapore tại: www.sgdi.gov.vn người dùng được cung cấp thông tin chính thống của Chính phủ Singapore về cơ chế, chính sách, lịch làm việc và các địa chỉ liên lạc của cơ quan công quyền. Thông qua cổng thông tin này công dân cũng có thể tra cứu thông tin, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến và đưa ra các ý kiến, góp ý dành cho Chính phủ.