Phân công nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng viên chức tại trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố hà nội (Trang 54 - 63)

1 .4Tiêu chí đánh giá sử dụng viên chức

2.2.2.Phân công nhiệm vụ

2.2. Thực trạng sử dụng viên chức tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành

2.2.2.Phân công nhiệm vụ

2.2.2.1 Sau khi sáp nhập các đơn vị vào Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội

- Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội

+ Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội là đơn vị sự nghiệp y tế công lập hạng I, trực thuộc Sở Y tế, có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.

+ Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội gồm có Ban Giám đốc (Giám đốc và 03 Phó giám đốc), 02 phòng chức năng (Tổ chức - Hành chính, Kế hoạch - Tài chính) và 07 khoa phòng chuyên môn (Kiểm soát bệnh truyền nhiễm; Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng; Sức khỏe môi trường và Sức khỏe trường học; Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng; Xét nghiệm; Phòng Khám tư vấn và điều trị dự phòng; Phòng khám đa khoa xã hội hóa).

+ Tình hình nhân lực: Biên chế được giao trước sáp nhập là 219 viên chức và số viên chức hiện có trước sáp nhập là 191 người.

- Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội

+ Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hà Nội là đơn vị sự nghiệp hạng II trực thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về kiểm dịch y tế trên địa bàn thành phố.

+ Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hà Nội gồm có Ban Giám đốc (Giám đốc và 01 Phó giám đốc), 02 phòng chức năng (Tổ chức - Hành chính, Kế hoạch - Tài chính) và 04 khoa chuyên môn (Kiểm dịch y tế; Tiêm chủng Quốc tế và Quản lý sức khoẻ; Xử lý y tế; Xét nghiệm).

+ Tình hình nhân sự: Biên chế được giao trước sáp nhập là 63 người và số viên chức hiện có là 47 người.

- Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội

+ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội là trung tâm chuyên khoa hạng I, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.

+ Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội gồm có Ban Giám đốc (Giám đốc và 01 Phó giám đốc), 02 phòng chức năng (Tổ chức - Hành chính, Kế hoạch - Tài chính) và 05 khoa, phòng chuyên môn (Truyền thông & Can thiệp; Giám sát; Quản lý điều trị; Xét nghiệm; Phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS và điều trị nghiện chất).

+ Tình hình nhân sự: Biên chế được giao trước sáp nhập là 96 người và số viên chức hiện có là 72 người.

- Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Hà Nội

+ Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Hà Nội là trung tâm chuyên khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn thành phố Hà Nội; cung cấp thông tin cho báo chí, người dân về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật.

+ Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ Hà Nội gồm có Ban Giám đốc (Giám đốc và 01 Phó Giám đốc), 02 phòng chức năng (Tổ chức - Hành chính, Kế hoạch - Tài chính) và 04 phòng chuyên môn (Khoa học đào tạo và giáo dục sức khỏe; Chỉ đạo tuyến; Thông tin báo chí; Tạp chí Y học).

+ Tình hình nhân sự: Biên chế được giao trước sáp nhập là 48 người và số viên chức hiện có là 40 người.

- Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Hà Nội

+ Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Hà Nội là trung tâm chuyên khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng, chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

+ Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Hà Nội gồm có Ban Giám đốc (Giám đốc và 02 Phó Giám đốc), 02 phòng chức năng (Tổ chức - Hành chính, Kế hoạch - Tài chính) và 04 khoa, phòng chuyên môn (Phòng khám Bệnh nghề nghiệp, Bệnh nghề nghiệp, Vệ sinh lao động, Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh).

+ Tình hình nhân sự: Biên chế được giao trước sáp nhập là 60 người và số viên chức hiện có là 54 người.

+ Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội trong việc kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng các loại thuốc, mỹ phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người được sản xuất, lưu hành trên địa bàn thành phố Hà Nội.

+ Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Nội gồm có Ban Giám đốc (Giám đốc và 01 Phó Giám đốc), 02 phòng chức năng (Tổ chức - Hành chính, Kế hoạch - Tài chính) và 04 khoa chuyên môn (Dược lý độc chất, Đông dược, Kiểm nghiệm hóa lý, Vi sinh).

+ Tình hình nhân sự: Biên chế được giao trước sáp nhập là 79 người và số viên chức hiện có là 70 người.

- Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội

+ Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế tổ chức các hoạt động hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, người mắc dịch, bệnh nguy hiểm trên địa bàn thành phố Hà Nội; tổ chức vận động, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia ủng hộ vật chất, kỹ thuật, công nghệ… để thực hiện nhiệm vụ trong công tác phòng chống, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS, người mắc dịch, bệnh nguy hiểm (ung thư, lao, viêm gan siêu vi và các dịch, bệnh nguy hiểm khác) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

+ Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội gồm có Ban Giám đốc Giám đốc và 01 Phó Giám đốc), 02 phòng chức năng (Kế hoạch - Nghiệp vụ - Truyền thông, Tổ chức - Hành chính - Tài vụ) và 02 khoa chuyên môn (Hỗ trợ chăm sóc toàn diện, Huy động cộng đồng).

+ Tình hình nhân sự: Biên chế được giao trước sáp nhập là 31 người và số viên chức hiện có là 27 người.

Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội sau khi sáp nhập biên chế được giao là 561 viên chức và số viên chức hiện có sau sáp nhập là 501 người.

Sau sáp nhập Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn thành phố; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội có Giám đốc và các Phó Giám đốc, 04 phòng chức năng và 22 khoa, phòng chuyên môn: 04 Phòng chức năng gồm: Hành chính Quản trị, Tổ chức cán bộ, Kế hoạch Nghiệp vụ, Tài chính Kế toán) và 22 Khoa, phòng chuyên môn gồm: Kiểm soát bệnh truyền nhiễm; Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng; Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng; Sức khỏe môi trường và Sức khỏe trường học; Bệnh nghề nghiệp; Vệ sinh lao động; Kiểm dịch y tế; Xử lý y tế; Tiêm chủng quốc tế và quản lý sức khỏe; Giám sát HIV/AIDS; Phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS và điều trị nghiện chất; Quản lý điều trị HIV/AIDS; Truyền thông và Can thiệp HIV/AIDS; Phòng Khoa học đào tạo và giáo dục sức khỏe; Chỉ đạo tuyến; Thông tin báo chí; Tạp chí Y học; Xét nghiệm; Phòng khám, tư vấn bệnh nghề nghiệp và điều trị dự phòng; Qũy Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm; Phòng khám đa khoa xã hội hóa; Khoa Kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm.

Tình hình nhân sự: Biên chế của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội sau khi sáp nhập là 561 người bao gồm tổng số biên chế đã được UBND thành phố giao cho các Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Hà Nội; Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế; Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Nội; Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội; Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Hà Nội; Quỹ hỗ trợ, phòng chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội. Tổng số viên chức sau sáp nhập là 464 người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2 Sau khi tổ chức lại

Năm 2017, sau khi sáp nhập các đơn vị vào Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, để tiếp tục củng cố, ổn định bộ máy Trung tâm, năm 2018, một lần nữa được tổ chức lại trên cơ sở tách bộ phận Kiểm nghiệm, sáp nhập thêm chức năng, nhiệm vụ về sức khỏe sinh sản từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế theo chủ trương tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII ngày 25/10/2017 đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Một số vấn đề về tiếp

tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số

26/2017/TT-BYT ngày 26/6/2017 về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thống nhất hệ thống kiểm soát bệnh tật toàn quốc. Từ đó, việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở các tỉnh, thành phố là cần thiết, khách quan, đúng với chủ trương của Đảng, Nhà nước trong thực hiện cải cách hành chính, tinh giản đầu mối tổ chức bộ máy trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

tật chủ động, phục vụ tốt yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội. Việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cũng sẽ đáp ứng phù hợp các mục tiêu và giải pháp trong Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và thực hiện theo cơ cấu tổ chức của Thông tư số 26/2017/TT-BYT ngày 26/06/2017 Bộ Y tế cùng với các đặc thù của thủ đô: Tiếp nhận nguyên trạng bộ

phận Chăm sóc sức khỏe sinh sản từ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (trừ bộ phận điều trị) chuyển về theo chức năng nhiệm vụ với 12 viên chức. Giữ nguyên các khoa phòng có chức năng độc lập đúng với quy định của Thông tư số 26/2017/TT- BYT ngày 26/06/2017 của Bộ Y tế: Khoa Sức khỏe môi trường và Sức khỏe trường học; Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm; Khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng; Khoa Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng; Khoa Xét nghiệm, Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, Phòng Tài chính - Kế toán. Giữ nguyên đội ngũ trưởng, phó khoa phòng, viên chức hiện có của các khoa, phòng. Hợp nhất các khoa, phòng có cùng chức năng đúng với quy định của Thông tư số 26/2017/TT-BYT ngày 26/06/2017 của Bộ Y tế: Số lượng khoa phòng hình thành sau hợp nhất là 06 khoa phòng. Thành lập các khoa phòng mới theo quy định của Thông tư số 26/2017/TT-BYT ngày 26/06/2017 của Bộ Y tế:

Đối với viên chức hợp nhất và giữ nguyên vị trí việc làm tại các khoa phòng phải hợp nhất. Chuyển giao nguyên trạng viên chức Kiểm nghiệm Dược (như trước khi sáp nhập vào Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội theo Quyết định số 381/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội) để thành lập Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm. Bàn giao nguyên trạng số viên chức hiện có tại Khoa Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm và toàn bộ số viên chức thuộc Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Nội khi sáp nhập đã được bố trí làm việc tại các phòng chức năng của Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội. Tổng số viên chức hiện có sau khi tổ chức lại là 394 người.

2.2.2.3 Xây dựng vị trí việc làm

Dựa trên chỉ tiêu biên chế được gia hàng năm Trung tâm phân công nhiệm vụ viên chức dựa trên việc xây dựng vị trí việc làm bao gồm: tên gọi vị trí việc làm; nhiệm vụ và quyền hạn mà người đảm nhiệm vị trí việc làm phải thực hiện; yêu cầu về trình độ, kỹ năng chuyên môn mà người đảm nhiệm vị

trí việc làm phải đáp ứng; tiền lương và các điều kiện làm việc. Mỗi vị trí việc làm bao gồm một nhóm các nhiệm vụ phải thực hiện để tổ chức đạt được mục tiêu của mình. Một vị trí là tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm do một người thực hiện; mỗi cá nhân trong tổ chức có một vị trí. Bản mô tả công việc phải chính xác và thích hợp, trình bày cô đọng những gì viên chức được trông đợi để thực hiện công việc, thực hiện như thế nào và các điều kiện thực hiện chức trách nhiệm vụ.Trong bản mô tả công việc gồm: nhiệm vụ chủ yếu phải thực hiện; tỷ lệ thời gian dành cho từng nhiệm vụ; các chuẩn thực thi cần đạt; điều kiện làm việc và mối nguy cơ có thể gặp; số lượng nhân viên thực hiện công việc, chế độ báo cáo; các điều kiện đảm bảo hoàn thành công việc. Trình độ chuyên môn ở mức tối thiểu chấp nhận được mà một người cần có để thực hiện một công việc cụ thể nằm trong bản tiêu chuẩn công việc.

Việc xác định vị trí việc làm tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng viên chức; vị trí việc làm được xác định và điều chỉnh phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; vị trí việc làm phải gắn với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý tương ứng; bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với thực tiễn. Qua phân tích công việc, có thể xác định được các nhiệm vụ cần thiết để thực hiện công việc. Phân tích công việc là kỹ thuật nhân sự căn bản và thông dụng, giúp đưa ra một bản tóm lược các chức trách, nhiệm vụ của một công việc, mối quan hệ giữa công việc đó với các công việc khác, yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, các điều kiện làm việc đối với việc thực thi công việc đó. Do có những thay đổi về nội dung công việc nên cần thường xuyên tiến hành phân tích công việc. Thông tin từ phân tích công việc được sử dụng để xây dựng bản mô tả công việc.

Dựa trên quy định về việc phê duyệt danh mục vị trí việc làm, Bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

xây dựng vị trí việc làm gắn liền với chức danh nghề nghiệp và đảm bảo số lượng viên chức thực hiện nhiệm vụ.

STT tổng STT nhóm Tên vị trí việc làm Hạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng viên chức tại trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố hà nội (Trang 54 - 63)