Thực trạng công tác bổ nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng viên chức tại trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố hà nội (Trang 63)

1 .4Tiêu chí đánh giá sử dụng viên chức

2.2.3.Thực trạng công tác bổ nhiệm

2.2. Thực trạng sử dụng viên chức tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành

2.2.3.Thực trạng công tác bổ nhiệm

- Đối với Ban giám đốc

Sau khi sáp nhập số thành viên Ban Giám đốc hiện có của các trung tâm trước khi sáp nhập là 17 người (07 Giám đốc và 10 phó giám đốc) trong

đó Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội: 04 người (Giám đốc và 03 Phó giám đốc) và các đơn vị sáp nhập: 13 người (06 Giám đốc và 07 Phó giám đốc).

Theo nhu cầu công tác thực tế, sắp xếp của Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội sau sáp nhập theo 09 lĩnh vực công tác và căn cứ vào các quy định của Sở Y tế Hà Nội đã bố trí Ban giám đốc gồm có Giám đốc và 09 Phó giám đốc. Tuy nhiên, số lượng Phó giám đốc sẽ giảm dần theo lộ trình thực hiện xây dựng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, cụ thể như sau:

+ Năm 2017: 09 phó giám đốc + Năm 2018: 07 phó giám đốc + Năm 2019: 06 phó giám đốc + Năm 2020: 05 phó giám đốc

Thực hiện luân chuyển theo kế hoạch của Sở Y tế: 02 người. Nghỉ chờ chế độ hưu trí theo quy định: 02 người.

Bố trí làm công tác chuyên môn: 03 người. - Đối với các khoa phòng:

Theo nhu cầu công tác thực tế và các văn bản quy định về bổ nhiệm, luân chuyển, bổ nhiệm lại Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội sau sáp nhập sắp xếp lại đội ngũ trưởng, phó khoa, phòng. Mỗi khoa phòng có 01 trưởng khoa, phòng và không quá 04 phó trưởng khoa, phòng. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, giao Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng sau sáp nhập căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động của các khoa phòng để bố trí lãnh đạo các khoa, phòng phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và thực tế hoạt động đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Đối với 18 khoa, phòng không sáp nhập: Nguyên tắc là giữ nguyên các vị trí trưởng các khoa, phòng.

Đối với các khoa, phòng phải sáp nhập bao gồm sáp nhập 25 khoa, phòng có cùng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị phải sáp nhập vào thành 08 khoa, phòng của Trung tâm Y tế Dự phòng sau sáp nhập:

+ Đối với viên chức quản lý: Căn cứ vào năng lực lãnh đạo quản lý, kinh nghiệm lãnh đạo quản lý (quy mô hoạt động, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) bố trí phù hợp đề án vị trí việc làm và quy định tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo quản lý theo Quyết định 3792/QĐ-SYT ngày 07/09/2016 của Sở Y tế Hà Nội về việc sửa đổi bổ sung Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trong các đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Các trưởng, phó các khoa, phòng của các đơn vị sáp nhập nếu đủ điều kiện, khả năng, tiêu chuẩn thì xem xét bố trí vị trí trưởng, phó khoa, phòng Trung tâm sau sáp nhập còn thiếu cần phải kiện toàn, nếu không còn vị trí thì bố trí làm chuyên môn (cho hưởng phụ cấp chức vụ theo quy định) và sẽ ưu tiêu xem xét khi có nhu cầu.

+ Đối với viên chức của các đơn vị sáp nhập vào Trung tâm Y tế dự phòng

Hà Nội: Giữ nguyên vị trí việc làm hoặc rà soát, sắp xếp, bố trí vào các vị trí

việc làm khác phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, đáp ứng được tiêu chuẩn trình độ chuyên môn và phù hợp với nhu cầu của Trung tâm hoặc viên chức có nhu cầu nghỉ hưu trước thời hạn Trung tâm sẽ xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Kết quả công tác bổ nhiệm:

Năm Số lƣợng trƣởng khoa/phòng Số lƣợng phó trƣởng khoa/phòng Ghi chú 2017 24 31 2018 11 26 03/2019 11 34

Bảng 2.2 Kết quả công tác bổ nhiệm ( Trích từ báo cáo công tác tổ chức cán bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội)

2.2.3 Thay đổi chức danh nghề nghiệp:

Sau khi sáp nhập và tổ chức lại đơn vị để phù hợp với phân công nhiệm vụ cũng như vị trí việc làm của từng chức danh nghề nghiệp viên chức. Trung tâm đã thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức như sau:

- Đối với Chức danh nghề nghiệp hạng III viên chức chuyển từ Chuyên viên sang Bác sỹ (hạng III) 01 người, Bác sỹ y học dự phòng (hạng III) sang Bác sỹ (hạng III), Y tế công cộng (hạng III) sang Bác sỹ y học dự phòng (hạng III) 03 người, Chuyên viên sang Kế toán viên 01 người, Chuyên viên sang Công tác xã hội (hạng III), Chuyên viên sang Phóng viên (hạng III)

- Đối với Chức danh nghề nghiệp hạng IV từ Hộ sinh (hạng IV) sang Kỹ thuật Y (hạng IV) 01 người, Điều dưỡng (hạng IV) sang Kỹ thuật Y (hạng IV) 02 người, Y sĩ hạng IV sang Kỹ thuật Y (hạng IV) 01 người.

2.2.4 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng

Năm 2017, thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức củaTrung tâm có 16 lượt viên chức đi dự thi và 30 lượt viên chức đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể: Viên chức được cử đi học: Chuyên khoa cấp II: 02 người; Bác sĩ chuyên khoa cấp I: 01 người; Thạc sĩ: 05 người; Đi học Đại học: 01 lượt người; Đi học nâng cao kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành; vị trí việc làm là: 20 lượt người.

Năm 2018, thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức, kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm như sau: Tổng số lượt cán bộ công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng là: 138

lượt, Trong đó số cán bộ được bồi dưỡng ở nước ngoài là: 01 lượt người. Số cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước là: 137 lượt người, gồm: Đi học Trung cấp Lý luận chính trị: 02 người, Đi học Thạc sĩ: 07 lượt người; CKI:01; Đi học Đại học: 02 lượt người; Đi học Cao đẳng: 01 lượt

người; Đi học nâng cao kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành; vị trí việc làm là: 124 lượt người.

Năm 2019, Tiếp tục thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Trung tâm thực hiện quy trình cử cán bộ viên chức, người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng. Kết quả như sau: Số viên chức được cử đi dự thi là: 8 lượt người. Trong đó: 01 dự thi Chuyên khoa cấp I; 06 cán bộ dự thi Thạc sĩ, 01 cán bộ dự thi Chuyên khoa cấp II. Số cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài là: 01 lượt người. Số cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước là: 50 lượt người, gồm: Đi học nâng cao kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành, vị trí việc làm là: 50 lượt người.

2.2.5. Thực trạng công tác đánh giá viên chức

Đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức. Việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên: Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết và Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ của viên chức.

Kết quả đánh giá viên chức năm 2017, 2018:

Năm Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ 2017 45 405 13 2018 19 364 7 01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.3 Kết quả đánh giá viên chức ( Trích từ báo cáo công tác tổ chức cán bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội)

2.2.6 Thực trạng về thực hiện chế độ, chính sách

- Thực hiện chế độ chính sách tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương tại đơn vị, thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối viên chức. Năm 2017, nâng bậc lương thường xuyên là 126 viên chức, nâng bậc lương do lập thành tích xuất sắc là 26 viên chức. Năm 2018, nâng bậc lương thường xuyên là 164 viên chức, nâng bậc lương do lập thành tích xuất sắc là 14 viên chức.

- Thực hiện chế độ tiền lương và các loại phụ cấp theo lương (Chức vụ, độc hại, độc hại bằng hiện vật, trách nhiệm…) đối với viên chức, tại đơn vị đảm bảo theo đúng quy định:

Phụ cấp ưu đãi nghề thực hiện theo đúng quy định của các văn bản pháp luật hiện hành đối với: Ban giám đốc là 20% ( Phó giám đốc quản lý trong lĩnh vực HIV/AIDS – hưởng mức 30%), các phòng chức năng là 20%, các khoa, phòng chuyên môn từ 40%-70%.

Phụ cấp chức vụ: Căn cứ theo Thông tư 23/2005/TT-BYT về hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế, mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo của Trung tâm: Giám đốc hệ số 1.0; Phó Giám đốc hệ số 0.8; Trưởng Phòng/Khoa hệ số 0.6; Phó trưởng Phòng/Khoa hệ số 0.5. Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng. Các trường hợp sau khi sắp xếp mà thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ thì được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo, theo quy định của Quyết định số 140/2009/QĐ-Ttg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh lãnh đạo trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.

Phụ cấp trách nhiệm công việc: Kế toán trưởng: Hưởng mức phụ cấp 0,2 lần lương cơ sở: Phụ cấp trách nhiệm công chức, viên chức hướng dẫn tập sự: người hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 mức lương cơ sở. Phụ cấp trách nhiệm công tác Đảng của các đảng ủy viên: Đảng ủy viên được hưởng mức phụ cấp bằng 0,3 mức lương cơ sở.

2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng viên chức tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tật thành phố Hà Nội

2.3.1. Ưu điểm

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế được thành lập dựa trên quá trình tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối là khoa học, phù hợp đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong công tác kiểm soát bệnh tật, chăm sóc sức khoẻ nhân dân:

+ Tập trung được nguồn lực, tránh được các chồng chéo khi hoạt động. Các hoạt động chuyên môn có thể triển khai nhanh chóng do điều hành tập trung một đầu mối.

+ Kiểm soát một cách tổng thể tình hình bệnh tật, giám sát đánh giá tác động của các yếu tô nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật từ đó đảm bảo chăm sức sức khoẻ người dân, bảo vệ môi trường một cách toàn diện.

+ Nhân sự: các chức danh nghề nghiệp hiện tại của đơn vị vẫn tiếp tục thực hiện các chức năng được giao nên vẫn phù hợp với vị trí việc làm sau khi thành lập. Thuận lợi trong việc hỗ trợ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.

+ Trang thiết bị vẫn tiếp tục được quản lý tại chỗ phù hợp với việc sử dụng phục vụ công tác chuyên môn theo từng chức năng, nhiệm vụ. Sử dụng hiệu quả tối đa trang thiết bị để khai thác phục vụ các khoa phòng chuyên môn. - Đội ngũ nhân lực của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội luôn được quan tâm kiện toàn và phát triển. Cơ cấu nhân sự của Trung tâm từng bước được điều chỉnh hợp lý.

- Việc sáp nhập, tổ chức lại không chỉ giúp tinh gọn bộ máy mà còn là thống nhất trong quản lý, chỉ đạo công tác y tế dự phòng, đội ngũ cán bộ chuyên môn được tăng lên, trang thiết bị tập trung ở một nơi, rất thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Việc điều động viên chức giữa các khoa, phòng trong Trung tâm tạo điều kiện cho viên chức phát huy chuyên môn, năng lực, sở trưởng của bản thân, yên tâm công tác.

- Đội ngũ viên chức ngày càng được củng cố về chuyên môn, ý thức trách nhiệm, kỷ luật.

- Hệ thống chính sách đối với nhân lực cũng từng bước được hoàn thiện và được tổ chức thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn, phát huy được sự năng động sáng tạo.

- Nhờ việc xác định rõ chỉ tiêu biên chế, tiêu chuẩn hóa chức danh, đội ngũ nhân lực từng bước được phát triển cả về số lượng và chất lượng; kỷ cương hành chính, tác phong, lề lối làm việc có chuyển biến tốt.

- Quy trình, nội dung, phương pháp sử dụng viên chức cơ bản đã được đổi mới theo hướng khách quan dân chủ, chặt chẽ và đúng quy trình. Công tác quy hoạch, thu hút, đào tạo bồi dưỡng viên chức được thực hiện khá hợp lý. - Công tác xây dựng đề án vị trí việc làm, tinh giản biên chế được quan tâm và đạt nhiều kết quả khả quan. Một số địa phương, đơn vị đã xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước thời hạn bảo đảm lợi ích cá nhân và lợi ích chung, tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện giảm biên chế.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân - Hạn chế - Hạn chế

+ Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn. Nhưng đây là vấn đề lớn, vừa

khó, vừa phức tạp, nhạy cảm vì liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm viên chức nên phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Do vậy, sáp nhập, hợp nhất, không đơn giản chỉ là việc giảm đầu mối hành chính hay giảm số cán bộ lãnh đạo, quan trọng hơn là kiện toàn tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ đổi mới phương thức lãnh đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động.

+ Nhiều văn bản quy phạm pháp luật chậm được ban hành hoặc chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung. Việc phân công, phân cấp thành lập và quyết định biên chế chưa hợp lý, rõ ràng là một nguyên nhân làm tăng nhanh đầu mối và biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

+ Chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý và viên chức chưa cao, năng suất lao động thấp. Cơ cấu đội ngũ viên chức chưa hợp lý, đội ngũ viên chức làm công tác phục vụ chiếm tỷ lệ cao. Việc thu hút nhân tài vào làm việc trong đơn vị còn hạn chế.

- Nguyên nhân

+ Việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước còn chậm và chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa theo kịp và chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều chính sách là tiền đề, là điều kiện của việc giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm được ban hành, sửa đổi, bổ sung.

+ Do trong quá trình tổ chức lại còn nóng vội nhận thức và quan điểm chỉ đạo của các cấp quản lý đôi khi chưa được nhận thức rõ ràng, cụ thể về vị trí vai trò, đặc điểm, tính chất những nội dung, yêu cầu cụ thể của công việc.

+ Trong tổ chức triển khai xây dựng chính sách, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và quản lý viên chức còn chậm. Chất lượng một số văn bản pháp luật liên quan đến nhân lực còn hạn chế, chưa đồng bộ, thiếu rõ ràng. Việc ban hành chính sách thường chạy theo giải quyết những vấn đề bức xúc

trong ngắn hạn mà thiếu một lộ trình hợp lý, chính sách thường xuyên thay đổi cho nên người lao động còn chưa nắm bắt được rõ ràng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2 đã nêu ra một số thống kê cơ bản phản ánh thực trạng đội ngũ viên chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội về mặt số lượng và chất lượng, đồng thời nêu lên quá trình tổ chức lại, sắp xếp của đơn vị trong hai năm vừa qua để thấy được sự thay đổi về mặt tổ chức bộ máy có ảnh hưởng đến viên chức.

Nhìn chung đội ngũ viên chức đã phát triển cả về số lượng và chất lượng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng viên chức tại trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố hà nội (Trang 63)