1 .4Tiêu chí đánh giá sử dụng viên chức
3.4.5. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện làm việc
Môi trường làm việc có hiệu quả là môi trường làm việc mà mỗi cá nhân trong tổ chức cảm thấy thoải mái khi đến làm việc, đồng thời tạo được sự phấn khởi và cảm hứng làm việc; là môi trường có thể tạo cơ hội cho mỗi cá nhân phát triển, có sự giao tiếp cởi mở mọi nỗ lực và đóng góp của từng viên chức trong Trung tâm. Tạo ra môi trường làm việc văn minh, văn hoá cho
Trung tâm, làm cho cho toàn viên chức yên tâm công tác, cống hiến. Để viên chức có thể phát huy hết năng lực của mình, điều kiện cần là phải có một môi trường làm việc thuận lợi, điều kiện làm việc thích ứng. Vì vậy cần phải rà soát, đánh giá hiện trạng và quy hoạch trụ sở làm việc của Trung tâm về một trụ sở tránh tình trạng phân tán tại ba cơ sở như hiện nay. Xây dựng phòng truyền thống, phòng lưu trữ, đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động dịch vụ.
Tăng cường kinh phí và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho mỗi viên chức như máy tính, điện thoại, máy phô tô, internet kết hợp với các khóa tập huấn để khai thác, sử dụng phần mềm mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Cần bố trí phòng làm việc, trang thiết bị đảm bảo để viên chức thực hiện nhiệm vụ được giao, phải có cơ chế, quy tắc rõ ràng trong việc quản lý và sử dụng tài sản của Trung tâm.
Trong môi trường làm việc luôn phải có không khí hòa đồng, vui vẻ, đoàn kết nội bộ cơ quan, xây dựng nền văn hóa tốt đẹp trong cơ quan. Để mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau luôn tôn trọng, hợp tác cùng hoàn thành nhiệm vụ; với dân thì luôn thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn rõ ràng, không được có thái độ hách dịch đối với người dân hay chia rẽ khối đoàn kết trong cơ quan.
Trong cơ quan có viên chức lãnh đạo, quản lý và viên chức chuyên môn, giữa cấp trên và cấp dưới nên tạo không khí thoải mái để cấp dưới có thể nói lên những ý tưởng, thể hiện quan điểm của bản thân mình chứ không tạo áp lực để họ không dám nói ra những quan điểm, ý tưởng đó.
Từng bước hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của viên chức như trong công tác thống kê, soạn thảo văn bản, lưu trữ tài liệu, tổ chức hội họp đúng quy định và đảm bảo chất lượng, giảm giấy tờ hành chính đến mức thấp nhất, sử dụng hòm thư điện tử gửi và nhận email.
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một xu thế tất yếu, góp phần thực hiện cải cách hành chính toàn diện. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, sử dụng viên chức là nội dung quan trọng nhằm hình thành phương thức quản lý khoa học, hiện đại.
Quản lý nhân sự là lĩnh vực mà các sự thay đổi trong công nghệ có tác động đến một cách mạnh mẽ. Công nghệ đã làm thay đổi vai trò của việc quản lý nguồn nhân lực đến một mức độ lớn hơn. Ngày càng có nhiều chức năng trong bộ phận nhân sự đang được thực hiện bằng cách tin học hóa để nâng cao hiệu quả quản lý. Để tạo tiền đề cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý viên chức UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành chuẩn hóa các vị trí việc làm, chuẩn hóa các tiêu thức đánh giá cán bộ; cập nhật, chuẩn hóa các thông tin liên quan của từng viên chức từ khi vào ngành và trong suốt quá trình công tác… Trên cơ sở đó, Trung tâm cần phải xây dựng và đưa vào ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý nhân sự bao gồm viên chức đang làm việc và cán bộ về hưu để lưu trữ có thể tra cứu sử dụng khi cần thiết một cách nhanh chóng, chính xác bao gồm: các thông tin cá nhân, quan hệ gia đình; chức vụ, đơn vị công tác; quá trình công tác; diễn biến đào tạo, tiền lương; các danh hiệu khen thưởng, kỷ luật; đánh giá, xếp loại công chức hàng năm, sở trường công chức, tình trạng sức khỏe… Nhiều công việc thủ công, mất nhiều thời gian, sẽ được thao tác, khai thác trực tiếp trên phần mềm tin học, bao gồm:
Việc lập và quản lý các danh mục về tổ chức bộ máy, chức vụ lãnh đạo quản lý của NHNN; danh mục bảng lương, phụ cấp lương…
Việc tổng hợp, xây dựng các báo cáo thống kê theo quy định của Bộ Nội vụ; việc tổng hợp, phân tích số liệu nguồn nhân lực trong toàn hệ thống NHNN hoặc của từng đơn vị cụ thể.
Hỗ trợ thực hiện một số quy trình nghiệp vụ gồm: quy trình cập nhật hồ sơ cán bộ, quy trình nâng lương thường xuyên, quy trình luân chuyển nội bộ, quy trình đào tạo, bồi dưỡng…
Thông qua phân quyền truy cập, từng công chức, lãnh đạo có thể khai thác trên phần mềm các thông tin phục vụ công việc của mình. Có thể theo dõi các thông tin cá nhân, như tiền lương, đào tạo, khen thưởng, đánh giá công cán bộ… một cách liên tục, đầy đủ.
Cập nhật và lưu giữ các thông tin của công chức như thông tin về chấp hành nội quy cơ quan, quy chế văn hóa công sở…
Việc ứng dựng công nghệ thông tin giúp cho công tác quản lý, sử dụng viên chức một cách đầy đủ, giảm thiểu thời gian tra cứu, tìm kiếm thông tin, hỗ trợ tích cực cho việc ra các quyết định của viên chức làm công tác nhân sự và thủ trưởng các đơn vị; cho việc đánh giá nguồn nhân lực, kiểm soát chặt chẽ biên chế; hình thành một kho dữ liệu về viên chức với các thông tin đầy đủ, chính xác, cập nhật phục vụ cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển cán bộ, hỗ trợ cho công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực.
Công nghệ thông tin giúp giảm thời gian, nhân lực làm các công việc hành chính đơn thuần, cắt giảm được nhiều báo cáo giấy định kỳ, thực hiện nhanh các báo cáo thống kê, đảm bảo số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời với nhiều loại chỉ tiêu theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, góp phần giảm chi phí hành chính và tạo thuận lợi cho từng viên chức tự nhìn nhận được quá trình công tác của mình, đồng thời cũng giúp cho viên chức có ý thức xây dựng dữ liệu cho bản thân.
3.4.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá viên chức
Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng viên chức nhằm giúp viên chức quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh theo hướng đạt được mục tiêu của kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực của Trung tâm. Việc kiểm tra, đánh giá
theo định kỳ sẽ giúp viên chức nhìn nhận được hiệu quả của công việc, xác định trách nhiệm của nhà quản lý và bản thân viên chức trong phát huy mặt mạnh, uốn nắn điều chỉnh sai sót cho phù hợp mục tiêu đề ra.
Phòng Tổ chức – Hành chính (bộ phận Tổ chức cán bộ) tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc xây dựng qui chế kiểm tra, đánh giá viên chức theo quy định từ đánh giá tháng, năm. Đánh giá bằng việc chấm điểm, xếp loại A, B, C, D hàng tháng theo các nội dung...
Đánh giá các nội dung:
TT Nội dung đánh giá Điểm
tối đa Kết quả đánh giá Điểm cá nhân tự chấm Giám đốc đơn vị Tồn tại I Ý THỨC TỔ CHỨC KỶ LUẬT 20 1 Ý thức tổ chức kỷ luật; phẩm chất đạo đức; lối sống, tác phong, lề lối làm việc chuẩn mực, lành mạnh. Đoàn kết, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong cơ quan, đơn vị.
15
1.1
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
2
1.2 Chấp hành tốt nội quy, quy chế của
Trung tâm, khoa/phòng. 5
1.3
Tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, hiệu quả. Giải quyết công việc đúng quy trình, quy định. Tham gia dự họp, giao ban, sinh hoạt nghiêm túc, đầy đủ, đúng giờ, đúng thành phần tại các buổi họp do Trung tâm, khoa/phòng, các cơ quan liên quan tổ chức.
1.4
Chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của Sở Y tế Hà Nội, Giám đốc Trung tâm.
1
1.5
Giữ gìn đoàn kết nội bộ, có tinh thần cầu thị, biết lắng nghe, cộng tác, giúp đỡ đồng nghiệp.
1
1.6 Không tung tin bịa đặt, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm người khác. 1
1.7 Không tự ý phát ngôn, cung cấp thông
tin, tài liệu không đúng thẩm quyền. 1
1.8
Trung thực, thẳng thắn, khách quan trong công tác, có tinh thần chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác.
1
1.9
Có lối sống lành mạnh, không tham gia tổ chức lôi kéo người khác đánh bạc, chơi họ, hụi, lô, đề và các tệ nạn xã hội khác dưới mọi hình thức.
1
2
Thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.
5
2.1 Trang phục lịch sự, đeo thẻ viên chức,
NLĐ đúng quy định, đúng chức danh. 0.5
2.2 Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng 0.5
2.3
Không làm việc riêng/đeo tai nghe/bật nhạc/chơi điện tử/lướt web/sử dụng các thiết bị giải trí cá nhân/làm mất trật tự trong giờ làm việc
0.5
2.4 Không hút thuốc lá; không sử dụng đồ
Trung tâm.
2.5
Không tàng trữ, sử dụng vật liệu gây nguy hại, cháy nổ, vũ khí trái quy định tại cơ quan
0.5
2.6
Giữ gìn vệ sinh cơ quan sạch sẽ (vứt rác đúng nơi quy định, có ý thức nhắc nhở người khác cùng thực hiện…)
0.5
2.7
Không sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện công (ô tô, điện thoại, máy vi tính, đồ dùng VPP, hộp thư…) của cơ quan phục vụ mục đích cá nhân
0.5
2.8
Sử dụng tiết kiệm điện nước, VPP (ra khỏi phòng làm việc, phòng vệ sinh tắt đèn, tắt điều hòa... )
0.5
2.9
Cư xử (lời nói, hành vi) đúng mực với đồng nghiệp; không gây gổ cãi nhau nơi làm việc
0.5
2.10
Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; Không sách nhiễu; Không gây bức xúc cho người dân
0.5
II KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 70
1 Năng lực và kỹ năng lãnh đạo, điều
hành 20
1.1
Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời các kiến thức pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ; tham mưu đầy đủ, có chất lượng các văn bản phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của đơn vị/bộ phận theo chỉ đạo của lãnh đạo và kế hoạch công tác
1.2
Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo, xin ý kiến trước khi thực hiện nhiệm vụ; không tự ý xử lý công việc chuyên môn trái với các quy định của pháp luật.
2
1.3 Nộp báo cáo tháng, quý, năm, đột xuất
theo quy định 1
1.4
Xây dựng kế hoạch công tác chi tiết tuần, tháng, quý, năm của cá nhân, tập thể theo lĩnh vực được phân công rõ nội dung, rõ tiến độ, rõ hiệu quả, một việc - một đầu mối xuyên suốt.
2
1.5
Báo cáo kịp thời, chính xác với lãnh đạo cấp trên về tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
2
1.6 Lưu trữ hồ sơ về lĩnh vực được phân
công phụ trách theo quy định hiện hành 1
1.7
Chỉ đạo, điều hành, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị/bộ phận đảm bảo kịp thời, không bỏ sót nhiệm vụ. Giải quyết công việc đúng quy trình, quy định.
2
1.8
Triển khai, phân công nhiệm vụ và điều phối công việc cho cấp dưới linh hoạt, có chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn
2
1.9
Kiểm tra, bao quát, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của CBCCVC trong đơn vị/bộ phận và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền.
2
1.10
Có năng lực tập hợp CBCCVC, xây dựng đơn vị/bộ phận đoàn kết, thống nhất. Phối hợp, tạo lập mối quan hệ tốt
với cá nhân, tổ chức có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.
1.11
Sử dụng thành thạo các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành, giải quyết công việc. Tham mưu tổ chức, chủ trì, điều hành các cuộc họp hiệu quả.
1
1.12
Các văn bản ban hành thuộc lĩnh vực phụ trách đúng thể thức, quy trình, thủ tục, không có sai sót, đảm bảo đúng tiến độ.
1
2
Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, lịch công tác đảm bảo tiến độ, chất lƣợng
50
2.1
Hoàn thành từ 90% - 100% công việc theo kế hoạch, lịch công tác đảm bảo tiến độ và chất lượng
45 -<50
2.2
Hoàn thành từ 80% đến dưới 90% công việc theo kế hoạch, lịch công tác đảm bảo tiến độ và chất lượng
40-<45
2.3
Hoàn thành từ 70% đến dưới 80% công việc theo kế hoạch, lịch công tác đảm bảo tiến độ và chất lượng
35-<45
2.4
Hoàn thành dưới 70% công việc theo kế hoạch, lịch công tác đảm bảo tiến độ và chất lượng
<35
III ĐIỂM THƢỞNG 10
1
Tham mưu, đề xuất giải pháp, mô hình mới đảm bảo chất lượng và tiến độ, được cấp có thẩm quyền phê duyệt
2
Tham mưu có hiệu quả đối với các nhiệm vụ mới, khó, phức tạp theo phân công được lãnh đạo cơ quan, đơn vị ghi nhận
3
3
Chủ động, sáng tạo, khoa học, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả công việc, có thành tích nổi bật.
3
Tổng điểm 100
Bảng 3.1 Bảng đánh giá viên chức hàng tháng
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: loại A từ trên 90 điểm đến 100 điểm. + Hoàn thành tốt nhiệm vụ: loại B từ 70 ≤ 90 điểm.
+ Hoàn thành nhiệm vụ: loại C từ 50 ≤ 70 điểm. + Không hoàn thành nhiệm vụ: loại D dưới 50 điểm.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng đội ngũ viên chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội ở chương 2, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng viên chức một cách hiệu quả sau một quá trình tổ chức, sắp xếp lại từ công tác quy hoạch, tuyển dụng, công tác đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ chính sách…
Muốn sử dụng tốt, hiệu quả viên chức thì trước hết phải có sự quy hoạch, sự đổi mới trong tuyển chọn, phải sử dụng được hợp lý viên chức hiện có. Sau khi sử dụng được hợp lý, cần có các biện pháp đào tạo và bồi dưỡng đúng đắn để nâng cao trình độ từ đó đưa ra các chế độ chính sách phù hợp để thu hút được viên chức làm việc hiệu quả hơn. Bên cạch đó cần sự kiểm tra, đánh giá để biết được chất lượng viên chức sau khi được tuyển chọn, đào tạo và có chế độ chính sách phù hợp có được nâng cao về số lượng và chất lượng không. Thêm vào đó môi trường làm việc văn hoá giúp cho viên chức cảm thấy thoải mái, tạo động lực làm việc hiệu quả.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trên đà đổi mới thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, từng bước hội nhập vào thị trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, ngành y tế với chức trách nhiệm vụ là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho toàn xã hội đã đặt ra yêu cầu cao về đảm bảo về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực nói chung và viên chức y tế nói riêng để kịp thời đáp ứng được trước tình hình tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Xuất phát từ điều này, luận văn “Sử dụng viên chức tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội” đã đề xuất các mục tiêu và đưa ra các giải pháp cần thiết, hữu hiệu nhằm sử dụng hiệu quả đội ngũ viên chức tại Trung tâm. Chương 1: Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản liên quan đến viên chức gồm Điều kiện, tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của viên chức; Nội