Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tinh giảm biên chế tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 74 - 93)

Với những tồn tại, hạn chế nêu trên, chúng ta có thể nêu ra một số nguyên nhân như sau:

- Đối với việc đề nghị giải quyết tinh giản biên chế mà thành phần hồ sơ, hồ sơ không có thành phần để minh chứng cho lý do đề nghị tinh giản hoặc lý do đề nghị tinh giản không đảm bảo làm mất thời gian cho việc giải quyết thì nguyên nhân chính ở đây là do trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được thể hiện đúng mức.

Trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải quyết tinh giản biên chế thể hiện qua việc:

+ Triển khai, quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị, địa phương về văn bản triển khai, hướng dẫn của cấp thẩm quyền.

+ Xem xét, đề nghị giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn và thời gian quy định.

Chính vì vậy, việc đề nghị giải quyết thiếu thành phần hồ sơ hồ sơ không có thành phần để minh chứng cho lý do đề nghị tinh giản hoặc lý do đề

nghị tinh giản không đảm bảo là do trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương không chịu nghiên cứu kỹ văn bản trong quá trình thực hiện, không kiểm tra hồ sơ đề nghị giải quyết của đối tượng.

- Công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thực hiện không đảm bảo quy định do cán bộ, công chức, viên chức xin được đánh giá kết quả không đúng với kết quả thực hiện nhiệm vụ thực tế để đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi thì nguyên nhân chính ở sự thiếu kiên quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương và tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình của các cán bộ, công chức, viên chức còn lại của cơ quan chưa quyết liệt. Mục tiêu của chính sách tinh giản biên chế là để tinh giản những cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ do vậy việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức không sát với kết quả thực hiện nhiệm vụ sẽ làm cho mục tiêu của chính sách bị sai lệch.

Nguyên nhân này chúng ta có thể kể đến như việc cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng được nghỉ hưu trước tuổi do được hỗ trợ số tiền thực hiện tinh giản là tương đối đáng kể và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Kết hợp với đó là việc ngại va chạm, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình của những cán bộ, công chức, viên chức còn lại chưa quyết liệt cũng như sự thiếu kiên quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ giúp cho cá nhân đó đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi.

- Chưa kiên quyết trong việc xử lý trách nhiệm đối với những cá nhân vi phạm trong việc giải quyết tinh giản biên chế. Đối với các trường hợp cố tình làm sai để đề nghị giải quyết chính sách như điều chỉnh kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức trên thực tế chưa được xử lý thích đáng mà chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở và kiểm điểm trách nhiệm. Chính điều này sẽ làm cho sự việc tái diễn trong những lần sau. Những trường hợp như

vậy có thể khẳng định là bản thân những người thực hiện biết sai nhưng vẫn cố tình làm.

- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức là đối tượng muốn giải quyết tinh giản nhưng bản thân lại không chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu văn bản triển khai thực hiện, hướng dẫn của cấp thẩm quyền, và đến lúc muốn nghỉ hưu trước tuổi lẽ ra cá nhân phải liên hệ với bộ phận được giao phụ trách thực hiện chính sách tại cơ quan, đơn vị mình để hỏi về điều kiện, tiêu chuẩn có đảm bảo chưa nhưng trên thực tế cá nhân lại trực tiếp liên hệ hỏi cơ quan trực tiếp tham mưu giải quyết chính sách.

- Tinh thần trách nhiệm của một vài công chức, viên chức được giao thực hiện giải quyết chính sách tại các cơ quan, đơn vị, địa phương không cao. Thể hiện qua việc cá nhân không nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện dẫn đến hồ sơ đề nghị giải quyết thiếu thành phần theo quy định, lý do đề nghị tinh giản không đảm bảo, một vài trường hợp còn mang tâm lý cứ đề nghị đại được thì được còn không được thì thôi hoặc là cứ gửi đại đi cái đã thiếu đủ sẽ bổ sung sau làm cho việc tham mưu giải quyết của cơ quan chuyên môn gặp rất nhiều khó khăn và mất thời gian.

Tiểu kết chương 2

Với những nội dung đã phân tích như trên, chúng ta có thể biết được thực trạng về số lượng đã thực hiện tinh giản, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trước và sau khi thực hiện tinh giản, những lý do tinh giản đã giải quyết, lộ trình tinh giản đến năm 2021.

Về cơ bản, việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế tại huyện Đức Phổ đang mang lại nhiều kết quả tích cực như việc đảm bảo lộ trình tinh giản, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được nâng cao, tinh giản được nhiều đối tượng không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, …

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, cũng tồn tại bên cạnh đó những tồn tại hạn chế như hồ sơ đề nghị thiếu thành phần, lý do đề nghị giải quyết không phù hợp và thiếu thành phần hồ sơ có liên quan đến lý do tinh giản; thời gian đề nghị giải quyết còn chậm theo quy định; một vài cán bộ, công chức, viên chức chưa nắm bắt được văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện chính sách; việc hợp thức hóa hồ sơ tinh giản; kết quả đánh giá, phân loại không đúng với kết quả thực hiện nhiệm vụ thực tế.

Và đi đôi với những tồn tại, hạn chế, chúng ta cũng đã nắm bắt được các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó như tinh thần trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như của công chức, viên chức được giao nhiệm vụ giải quyết chính sách chưa cao và chưa kiên quyết trong việc xử lý những cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm trong giải quyết chính sách.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ TẠI HUYỆN

ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 3.1. Quan điểm định hướng về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

3.1.1. Về quan điểm

Thực hiện chính sách tinh giản biên chế cần phải có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền.

Chính sách tinh giản biên chế cần phải được tất cả cán bộ, công chức, viên chức nắm bắt và nhận thức được tầm quan trọng cũng như mục tiêu của chính sách từ đó biết được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện chính sách.

Thực hiện chính sách tinh giản biên chế phải đảm bảo dân chủ, công bằng, khách quan, minh bạch, đúng đối tượng.

Thực hiện chính sách tinh giản biên chế phải gắn với việc tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị; đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức.

3.1.2. Về định hướng

Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế đến cán bộ, công chức, viên chức để họ có thể nắm bắt được các văn bản triển khai, hướng dẫn và thực hiện đảm bảo đúng theo quy định.

Bám sát với kế hoạch tinh giản biên chế theo lộ trình tinh giản đến năm 2021 đã xây dựng để thực hiện, đảm bảo tỷ lệ tinh giản tối thiểu 10% đến năm 2021.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Đưa kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế vào nội dung đánh giá, phân loại hàng năm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương.

3.2. Các giải pháp đảm bảo việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế của huyện

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền trong việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Thường xuyên ban hành các văn bản đôn đốc, nhắc nhở của Ban Thường vụ Huyện ủy và UBND huyện trong việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Bên cạnh đó, thông qua các cuộc họp định kỳ hàng tháng quán triệt đến Thủ trưởng từng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc việc giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho cán bộ, công chức, viên chức.

Việc thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở của Ban Thường vụ Huyện ủy và UBND huyện sẽ làm cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn quan tâm, chú trọng, thực hiện chính sách tinh giản biên chế nghiêm túc hơn.

Nội dung việc đôn đốc nhắc nhở ở đây là những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để đạt được mục tiêu của chính sách tinh giản biên chế tại địa phương, chẳng hạn như chỉ đạo việc thực hiện chính sách phải nghiêm túc, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đảm bảo thời gian theo quy định và đạt được tỷ lệ tinh giản tối thiểu 10% so với số biên chế hành chính, sự nghiệp được giao năm 2015, báo cáo kết quả thực hiện chính sách theo định kỳ hàng năm. Bên cạnh đó cũng cần chỉ đạo thực hiện các nội dung có liên quan đến việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế như việc xây dựng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm và trình độ đào tạo một

cách hợp lý; tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp, nhất thể hóa chức danh người đứng đầu của các cơ quan theo kế hoạch đã xây dựng.

3.2.2. Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách tinh giản biên chế.

Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về chính sách tinh giản biên chế là rất quan trọng. Sở dĩ cán bộ, công chức, viên chức được giao thực hiện chính sách chưa phát huy được hết trách nhiệm của mình một phần cũng là do họ chưa nhận thức rõ ràng về mục tiêu, ý nghĩa của chính sách muốn hướng đến là gì và tầm quan trọng của chính sách là như thế nào.

Để thực hiện tốt giải pháp này, chúng ta có thể tổ chức hội nghị để phổ biến, tuyên truyền, quán triệt chính sách tinh giản biên chế cho cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu và người trực tiếp tham mưu giải quyết chính sách tinh giản biên chế tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Nội dung tuyên truyền cần chú trọng vào việc hướng dẫn triển khai nội dung các văn bản quy định về chính sách tinh giản biên chế của trung ương và địa phương; mục tiêu của chính sách, lộ trình thực hiện chính sách; cách xác định đối tượng cần đưa vào tinh giản và quy trình, hồ sơ đề nghị tinh giản; vai trò trách nhiệm của người đứng đầu và người được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách; thực hiện hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp hay giải quyết; nêu ra những thiếu sót thường gặp trong quá trình giải quyết và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn cần triển khai cụ thể các nội dung của chính sách đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý để tạo sự ửng hộ của cá nhân họ trong quá trình giải quyết chính sách. Việc làm này còn giúp cho bản thân cán bộ, công chức, viên chức biết được mình có nằm trong đối tượng tinh giản hay không và trách nhiệm của họ như thế nào trong quá trình thực hiện chính sách.

3.2.3. Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế.

Trách nhiệm của người đứng đầu có thể nói là yếu tố quyết định trong việc thực hiện thành công chính sách tinh giản biên chế, được thể hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện chính sách. Do vậy, để thực hiện chính sách tinh giản biên chế đạt hiệu quả và mục tiêu đề ra, cẩn gắn kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế vào tiêu chí để đánh giá, phân loại hàng năm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Đưa nhiệm vụ thực hiện chính sách tinh giản biên chế vào kế hoạch công tác năm của UBND huyện, Đồng thời, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng và năm. Đưa vào nội dung thông báo kết luận hàng tháng của Chủ tịch UBND huyện về kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Trên cơ sở đó, kết hợp kết quả tham mưu cuối năm của Phòng Nội vụ, cấp thẩm quyền đưa ra kết quả đánh giá, phân loại đối với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương. Để thực hiện tốt giải pháp này thì UBND huyện cần chỉ đạo Phòng Nội vụ tham mưu theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế của các cơ quan, đơn vị, địa phương một cách khách quan, công bằng.

3.2.4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành.

Ban hành các nhóm tiêu chí đánh giá và cụ thể bằng cách định lượng hóa các tiêu chí đó theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ để các cơ quan, đơn vị, địa phương làm căn cứ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

Với thang điểm đánh giá là 100 điểm, chúng ta có thể phân ra các nhóm tiêu chí:

- Nhóm tiêu chí về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tiêu chí này với thang điểm tối đa là 10 điểm.

- Nhóm tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức; lối sống, tác phong, lề lối làm việc. Tiêu chí này với thang điểm tối đa là 10 điểm.

- Nhóm tiêu chí về thái độ phục vụ nhân dân; tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện quy tắc ứng xử, văn hóa công sở, đạo đức nghề nghiệp. Tiêu chí này với thang điểm tối đa là 20 điểm.

- Nhóm tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo kế hoạch và nhiệm vụ đột xuất. Tiêu chí này với thang điểm tối đa là 60 điểm.

Điểm để làm căn cứ đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức là tổng điểm các nhóm tiêu chí nêu trên.

Các mức phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức: - Mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

+ Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đột xuất được giao.

+ Có tổng điểm được đánh giá đạt từ 80 điểm trở lên. + Không có nội dung bị đánh giá 0 điểm.

+ Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận

Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngoài đạt được các điều kiện trên thì cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao phụ

trách phải hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đột xuất được giao.

- Mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:

+ Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, hoàn thành các nhiệm vụ đột xuất được giao.

+ Có tổng điểm được đánh giá đạt từ 70 điểm đến dưới 80 điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tinh giảm biên chế tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 74 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)