2.1. Khái quát về huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đức Phổ là một huyện đồng bằng ven biển, nằm về phía Nam của tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 40 km, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 14034'40" đến 14054'50" vĩ độ Bắc và 108047'50" đến 109005'60" kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp: Biển Đông.
- Phía Tây giáp: Huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. - Phía Nam giáp: Huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. - Phía Bắc giáp: Huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; Trong đó có 01 thị trấn, 02 xã miền núi (xã: Phổ Phong, Phổ Nhơn) và 12 xã đồng bằng, trong đó có 6 xã ven biển (xã: Phổ An, Phổ Quang, Phổ Vinh, Phổ Khánh, Phổ Thạnh, Phổ Châu). Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 37.287,54 ha, chiếm 7,24% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy suốt chiều dài của huyện, có Quốc lộ 24 nối từ Quốc lộ 1A đi tỉnh Kon Tum, có 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh là đầu mối giao thông đường thủy và là tụ điểm của nghề khai thác, đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó còn có Sa Huỳnh với bãi tắm có cảnh quan đẹp và nhiều di tích lịch sử là một điểm du lịch của tỉnh.[21]
* Về thổ nhưỡng: Tổng quỹ đất của Đức Phổ có 37.287,61 ha (không kể diện tích đất sông suối, núi đá) và có 2 nhóm đất chính là đất thủy thành và đất địa thành.
Đất thủy thành: Có diện tích 7.140 ha, Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các xã ven sông, bao gồm 3 loại đất chính.
Đất cát ven sông có thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Diện tích loại đất này không lớn và đã bố trí sản xuất các loại rau màu ngắn ngày.
Đất phù sa: Có diện tích khoảng 15.000 ha. Loại đất này có cấu tượng đất tốt, thành phần cơ giới là thịt nhẹ, khá giàu dinh dưỡng, thích hợp trồng lúa nước, trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất bạc màu (diện tích không lớn), khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Đất địa thành: Có diện tích 28.647 ha. Nhóm đất này có các loại đất chính sau:
Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét (Fs): Loại đất này có diện tích phân bố chủ yếu ở vùng núi có độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới thường từ thịt nặng đến sét, độ pH từ 4,2 - 4,3; đạm, lân tổng số từ nghèo đến trung bình, Ka li tổng số khá giàu, lượng canxi và magiê trao đổi thấp. Loại đất này thích hợp với cây chè công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.[21]
Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq), phân bố rải rác theo dải hẹp xen giữa các dải đất phiến thạch, thường ở địa hình đồi lượn sóng có độ dốc < 150, tính chất cơ giới cát pha, đạm, lân tổng số nghèo, ka li tổng số trung bình, lượng can ci và magiê trao đổi thấp. Hiện tại loại đất này đang được bố trí trồng hoa màu và cây nguyên liệu giấy gỗ.
Đất mùn vàng trên núi. Do được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau nên hữu cơ, đạm, lân, ka li tổng số trung bình.
* Về khí hậu: Nhìn chung, đất của Đức Phổ được hình thành và phân bố trên nền địa hình thuận lợi, đa phần là diện tích đồng bằng, ít có độ dốc
lớn, kể cả vùng núi.
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Đức Phổ có nền nhiệt độ cao, mưa tương đối nhiều, bức xạ lớn cho phép sản xuất nhiều vụ trong năm và cây trồng, vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt.
- Khí hậu: được chia thành 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 lượng mưa nhiều, nhiệt độ thấp, lượng bốc hơi và giờ nắng ít. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa ít, nắng nóng, lượng nước bốc hơi cao.
- Nhiệt độ: trung bình hàng năm là 25,80C, tháng giêng và tháng hai nhiệt độ trung bình chỉ đạt 21,5-22,50C, đặc biệt có lúc nhiệt độ xuống thấp, dưới 200C.
- Lượng mưa: Do điều kiện hoàn lưu gió mùa và ảnh hưởng của địa hình nên Đức Phổ có chế độ mưa trái mùa với quy luật chung của cả nước. Lượng mưa trung bình năm 1.915 mm, nhưng phân bố không đều trong năm.
Đức Phổ nằm trong vùng gió mùa, có 2 mùa gió chính: gió mùa đông với hướng thịnh hành là Đông Bắc đến Bắc và gió mùa hạ với hướng chính là Đông đến Đông Nam, tốc độ gió trung bình 2 - 4 m/s. Song những lúa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thì tốc độ gió có thể cao hơn nhiều. mặc khác mùa hè có gió Tây Nam khô nóng thổi từng đợt 5 -7 ngày ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nhất là lúa hè thu.
Trên biển trung bình có 135 ngày gió mạnh cấp 6 gây ảnh hưởng đến thời tiết đi biển của người dân, nhất là vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Mỗi năm trung bình có 1 - 2 cơn bão vào Quảng Ngãi, thường có bão vào tháng 10, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. [22]