* Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đức Phổ
Tổng diện tích tự nhiên (DTTN): 37.287,61 ha, cụ thể từng loại đất như sau: - Đất sản xuất nông nghiệp: 14.053,70 ha, chiếm 37,69% so với DTTN;
- Đất trồng cây hàng năm: 12.080,09 ha, chiếm 32,40% so với DTTN; + Đất trồng lúa: 6.089,87 ha, chiếm 16,33% so với DTTN;
- Đất lâm nghiệp: 15.976,93 ha, chiếm 42,85% so với DTTN; - Đất rừng sản xuất: 12.345,54 ha, chiếm 33,11% so với DTTN; - Đất nuôi trồng thuỷ sản: 157,25 ha, chiếm 0,42% so với DTTN; - Đất làm muối: 116,06 ha, chiếm 0,31% so với DTTN (Xã Phổ Thạnh). - Đất nông nghiệp khác: 8,99 ha, chiếm 0,02% so với DTTN; Đất phi nông nghiệp:
Đất ở: 1.158,85 ha, chiếm 3,11% so với DTTN;
- Đất ở tại nông thôn: 1.091,98 ha, chiếm 2,93% so với DTTN;
- Đất ở tại đô thị: 66,87 ha, chiếm 0,18% so với DTTN (Thị trấn Đức Phổ). Đất chuyên dùng: 2.254,15 ha, chiếm 6,05% so với DTTN;
Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 13,95 ha, chiếm 0,04% so với DTTN; Đất quốc phòng: 97,72 ha, chiếm 0,26% so với DTTN;
Đất an ninh: 3,16 ha, chiếm 0,01% so với DTTN;
Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 102,86 ha, chiếm 0,28% so với DTTN; - Đất xây dựng tổ chức sự nghiệp: 7,58 ha, chiếm 0,02% so với DTTN; - Đất xây dựng cơ sở văn hoá: 8,49 ha, chiếm 0,02% so với DTTN;
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo: 61,28 ha, chiếm 0,16% so với DTTN;
- Đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao: 20,72 ha, chiếm 0,06% so với DTTN;
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 96,97 ha, chiếm 0,26% so với DTTN;
- Đất cụm công nghiệp: 8,81 ha, chiếm 0,02% so với DTTN;
- Đất có mục đích công cộng: 1.939,49 ha, chiếm 5,20% so với DTTN; - Đất giao thông: 1.111,02 ha, chiếm 2,98% so với DTTN;
- Đất công trình bưu chính, viễn thông: 0,45 ha; - Đất chợ: 8,06 ha, chiếm 0,02% so với DTTN;
- Đất bãi thải, xử lý chất thải: 3,21 ha, chiếm 0,01% so với DTTN; - Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 811,49 ha, chiếm 2,18% so với DTTN;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 676,69 ha, chiếm 1,81% so với DTTN;
- Đất có mặt nước chuyên dùng: 1.013,67 ha, chiếm 2,72% so với DTTN;
- Đất chưa sử dụng: 1.042,35 ha, chiếm 2,80% so với DTTN; - Đất bằng chưa sử dụng: 842,96 ha, chiếm 2,26% so vơi DTTN; - Đất đồi núi chưa sử dụng: 198,57 ha, chiếm 0,53% so với DTTN; - Núi đá không có rừng cây: 0,82 ha.
Hoàn thành kế hoạch sử dụng đất 2011-2016 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Trong giai đoạn 2011 - 2016, đã thu hồi đất 2.211.608 m2, giao đất ở 102.511 m2, cho thuê đất 686.774 m2; cấp mới 5.935 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp đổi, cấp lại, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho,... là 11.052 giấy. Đã phê duyệt 345 phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng.[21]
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề phát triển trong thời gian đến.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng (giá cố định 1994) trên địa bàn huyện ngày càng tăng, từ 1.616,9 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 3.638,5 tỷ đồng năm 2016.
Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện được chú trọng. Đến nay, huyện đã thực hiện xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các cụm CN được 17 dự án, với tổng kinh phí đăng ký 230,06
tỷ đồng, thu hút gần 900 lao động, tỷ lệ lấp đầy 04 Cụm CN trung bình đạt 85,5%, trong đó Cụm CN Phổ Phong đạt 100%, Cụm CN Sa Huỳnh đạt 100%, Cụm CN Đồng Làng đạt 42%, Cụm Công nghiệp Phổ Hòa đạt 100%, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Nhiều cơ sở sản xuất tư nhân mở rộng quy mô, đổi mới thiết bị, công nghệ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.900 cơ sở sản xuất CN-TTCN. Hệ thống điện đã phủ khắp địa bàn huyện; có 100% số hộ trên địa bàn huyện sử dụng điện. Hạ tầng bưu chính viễn thông được nâng cấp và mở rộng, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, trong đó phát triển du lịch làm nhiệm vụ đột phá
Các loại hình thương mại, dịch vụ, du lịch ngày càng phát triển; hàng hoá trên thị trường phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu đời sống xã hội. Thương mại - dịch vụ hàng năm đều đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ (Giá CĐ 1994) năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011-2016 là 24,79%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 20%, năm 2015, đạt 7.287 tỷ đồng, tăng 3,15 lần năm 2011. Một số ngành dịch vụ phát triển khá nhanh, nhất là dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tín dụng…
Mạng lưới chợ đầu tư mở rộng phù hợp với phát triển đô thị. Toàn huyện có 24 chợ đang hoạt động ở 12 xã và thị trấn Đức Phổ (Trong đó, có 01 chợ hạng 1 (Chợ Đức Phổ mới thay thế cho Chợ Đức Phổ cũ), 11 chợ hạng 3 và 12 chợ chưa đủ điều kiện để xếp hạng); hiện đang xúc tiến công tác quy hoạch xây mới chợ Châu Me (xã Phổ Châu) và xây mới chợ Đàn (xã Phổ Cường).
Trung tâm thương mại - Kết hợp chợ Đức Phổ tại thị trấn Đức Phổ với diện tích 34.294m2; Khu vui chơi giải trí đa năng với diện tích 58.650m2; Trung tâm thương mại – dịch vụ và du lịch tại thôn Vĩnh Bình (Phổ Ninh) với diện tích 8.755m2. Ngoài ra, huyện đã thống nhất địa điểm và hướng dẫn 02 doanh nghiệp lập thủ tục đầu tư Trung tâm thương mại kết hợp chợ Sa Huỳnh, Khu văn hoá thể thao và dịch vụ nhà hàng tại thị trấn Đức Phổ,…
Hệ thống kinh doanh xăng dầu luôn được quan tâm đầu tư phát triển; toàn huyện hiện có 20 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, có 33 cửa hàng bán lẻ (LPG) đang hoạt động, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội.
Nhiều nhà đầu tư đăng ký xây dựng trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí vào đô thị loại IV. Các thành phần kinh tế tư nhân phát triển khá. Khu du lịch Sa Huỳnh và các điểm dịch vụ du lịch ven biển như Hội An (Phổ An), Nam Phước (Phổ Vinh), Châu Me (Phổ Châu)... đã được đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng đạt hiệu quả. Hiện nay, Dự án Khu du lịch Đặng Thùy Trâm đã được Quy hoạch chi tiết 1/2000 và Khu du lịch Sa Huỳnh được quy hoạch điều chỉnh mở rộng diện tích 1,7ha.
- Nông nghiệp phát triển ổn định theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,08%. Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất nông nghiệp đạt 60 triệu đồng (năm 2015), tăng gấp 1,5 lần so với năm 2011. Bình quân sản lượng lương thực đạt 57.123,6 tấn. Đã xây dựng và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020. Thực hiện chuyển đổi thành công 403 ha đất trồng cây ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng mía chuyên canh; công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng đã triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, nhất là đàn bò tăng cả về số lượng và chất
lượng, tỷ lệ bò lai trên 85% tổng đàn. Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng chống cháy rừng được tăng cường; tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp đã được ngăn chặn. Tổng diện tích trồng rừng sau khai thác 05 năm: 3.111 ha, tổng diện tích khoanh nuôi rừng 6.948 ha, độ che phủ rừng năm 2016 đạt 39,8%, vượt 4,8% so với chỉ tiêu. Khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, hải sản tăng khá. Số lượng tàu thuyền tăng từ 1.364 chiếc (năm 2011) lên 1.430 chiếc (năm 2016); công suất tăng từ 173.700 CV lên 337.173 CV. Sản lượng thủy sản, hải sản khai thác và nuôi trồng tăng từ 59.868 tấn (năm 2011) lên 65.065 tấn (năm 2016), vượt chỉ tiêu. Dự án nạo vét cát bồi lấp, thông luồng cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh bước đầu phát huy hiệu quả. Đã triển khai ứng dụng mô hình sản xuất muối sạch, nâng cao chất lượng và sản lượng muối; sản lượng muối năm 2016 là 9.100 tấn, tăng 600 tấn so với năm 2011. Một số mô hình nuôi cá thương phẩm, nuôi tôm trên cát, chế biến thủy, hải sản hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị và tiếp tục đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế động lực.
Hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các công trình thuộc hạ tầng kỹ thuật trung tâm huyện lỵ và các cụm công nghiệp của huyện được tăng cường đầu tư.
Đã tiến hành tổ chức quy hoạch chung đô thị Đức Phổ (Thị trấn Đức Phổ mở rộng đã được UBND tỉnh phê duyệt). Quy hoạch phân khu Mở rộng Trung tâm huyện lỵ Đức Phổ (diện tích 340,67ha). Điều chỉnh cục bộ trong Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Trung tâm huyện lỵ Đức Phổ và Quy hoạch chung huyện Đức Phổ. Đô thị loại IV Đức Phổ đã được cấp thẩm quyền công nhận. Cơ sở hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn. Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm: Hội trường Nhà Văn hóa huyện, Quảng trường 8/10, một số tuyến đường nội thị được đầu tư và trang trí sạch đẹp... đồng thời, lập các dự án
trọng điểm tại trung tâm đô thị như: công viên cây xanh; hệ thống giao thông và thoát nước, chỉnh trang đô thị... để tiếp tục đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 theo hướng đô thị loại V: thị trấn Sa Huỳnh, diện tích 100ha; thị tứ Trà Câu, diện tích 100ha, thị tứ Vạn Lý (Phổ Phong), diện tích 120ha đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên; bảo vệ môi trường sinh thái gắn với phát triển kinh tế - xã hội
Công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên - khoáng sản có sự chuyển biến tích cực, hoạt động khai thác khoáng sản được quản lý chặt chẽ hơn; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, bảo vệ môi trường được tăng cường, góp phần làm hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện.
Công tác quản lý môi trường và xử lý chất thải rắn được huyện quan tâm chỉ đạo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; đầu năm 2012, Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh phía Nam của huyện đã vận hành, đi vào hoạt động. Ngày 01/08/2012, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 3185/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án quy hoạch chi tiết 1/500 Bãi xử lý chất thải rắn tại thôn An Điền, xã Phổ Nhơn và đã tổ chức công bố quy hoạch.
- Việc huy động các nguồn vốn đạt kết quả khá. Thu chi ngân sách trên địa bàn đạt kết quả đề ra
Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2011 - 2016 đạt 10.539 tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống nhân dân, có một số nguồn thu giảm do chính sách miễn, giảm, giản thuế của Nhà nước; nhưng nhờ khai thác tốt các nguồn thu từ quỹ đất và một số nguồn thu khác nên thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm
19,04%; cụ thể: năm 2011 tăng 38,02% so với dự toán giao (69,124/50,080 tỷ đồng), năm 2015 tăng 19,8% so với dự toán giao (127,9/106,7 tỷ đồng).[21]
Đặc điểm dân số, năm 2016, dân số trung bình của Đức Phổ là 147.174 nghìn người, trong đó dân số nữ chiếm 50,8% so với dân số toàn huyện, số người trong độ tuổi lao động chiếm 65% dân số. Lực lượng lao động trẻ biến động và phân tán là trở ngại lớn cho địa phương trong việc giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, nhất là thực hiện các tiêu chí về NTM.
Nguồn nhân lực, lực lượng lao động ở nhóm tuổi 35- 44 chiếm tỷ lệ cao nhất 27,7%, độ tuổi 25 – 34 chiếm 25,4%. Nguồn nhân lực trẻ, chiếm tỷ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển KT-XH của huyện, mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục – đào tạo và giải quyết việc làm.
Bảng 2.1. Tình hình dân số chia theo xã, thị trấn năm 2017
Đơn vị tính: Người
Xã, thi trấn Dân số chung Dân số trong độ tuổi lao động Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ Thị trấn 8.433 4.368 4.520 2.341 Châu 5.528 2.864 2.968 1.537 Thạnh 23.372 11.158 12.000 6.018 Khánh 13.178 6.667 7.236 3.680 Cường 14.657 7.527 8.097 4.121 Hòa 4.127 2.139 2.247 1.166 Vinh 8.813 4.427 4.738 2.454 Minh 4.563 2.323 2.456 1.281 Ninh 9.466 4.837 5.243 2.663 Nhơn 6.354 3.330 3.576 1.757 Văn 9.466 4.837 5.243 2.657 Thuận 11.486 6.027 6.179 3.274 Phong 9.446 4.715 5.129 2.625 An 11.035 5.551 6.018 3.074 Quang 8.399 4.170 4.565 2.232 Tổng số 147.174 74.853 80.456 41.244