Giải pháp chung về mô hình tổ chức và hoạt động của Thanhtra ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tín dụng đối với các ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 91 - 104)

tra ngân hàng:

a. Về mô hình tổ chức và vị thế của TTNH phải đảm bảo nguyên tắc:

- Tôn trọng và tuân thủ pháp luật hiện hành về TTNH, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù ngành ngân hàng.

- Phù hợp với vị thế, chức năng và nhiệm vụ của NHTW;

- Tính độc lập và chuyên nghiệp của TTNH trong việc thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, giám sát.

- Phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về một hệ thống thanh tra, giám sát có hiệu quả.

- Về vị thế của TTNH, trƣớc hết chúng ta cần phải xuất phát từ hệ thống pháp luật và đặc thù cấu trúc thể chế bộ máy Nhà nƣớc cũng nhƣ vị thế đặc thù có tính "lƣỡng tính" của NHNN; đồng thời không thể phủ nhận NHNN phải là cơ quan thuộc bộ máy Chính phủ, thực hiện đồng thời chức năng quản lý nhà nƣớc và chức năng NHTW. Hai chức năng này về bản chất không loại trừ nhau, nếu lựa chọn đƣợc mô hình tổ chức tốt thì hai chức năng này sẽ có tác dụng bổ trợ cho nhau. Song Luật NHNN hiện hành không xác định đƣợc ranh giới rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nƣớc và chức năng NHTW, vì vậy dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa các chức năng, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nƣớc và hiệu quả của chức năng NHTW của NHNN, tình trạng này cũng xảy ra tƣơng tự đối với TTNH. Tới đây, cần phải xác lập rõ ràng phạm vi giữa 2 chức năng này, trong đó cần nhấn mạnh chức năng NHTW của NHNN. Bên cạnh mục tiêu bao trùm là ổn định giá trị đồng tiền và góp phần tăng trƣởng kinh tế, NHNN phải góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, vì vậy TTNH phải đƣợc đặt trong bộ máy NHNN.

Với cách đặt vấn đề nhƣ trên, quy định pháp luật trong thời gian tới cần quan tâm nghiên cứu và tiếp tục khẳng định rõ TTNH là thanh tra nhà nƣớc chuyên ngành về ngân hàng thuộc NHNN. TTNH có hai chức năng cơ bản: thứ nhất, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhằm góp phần thực hiện chức năng NHTW của NHNN; thứ hai, thực hiện chức năng thanh tra nhà nƣớc nhằm thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm giúp NHNN thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc. Bởi vì thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nƣớc (theo Luật Thanh tra) và là phƣơng thức bảo đảm tăng

cƣờng kỷ luật trong nhà nƣớc, song chức năng thanh tra chuyên ngành của TTNH cần phải đƣợc nhấn mạnh để đảm bảo TTNH có thể đạt đƣợc mục tiêu cơ bản là bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trong đó, để nâng cao tính độc lập tƣơng đối của TTNH và thực quyền của TTNH, Luật NHNN cần:

(1) Quy định chi tiết, rõ ràng về quyền hạn và nhiệm vụ của TTNH để đảm bảo TTNH có thực quyền lớn hơn và giảm thiểu những tác động ngƣợc chiều của quy định dƣới luật về thanh tra mà dễ làm phƣơng hại đến tính độc lập và quyền lực của TTNH. TTNH cần đƣợc trao quyền lực lớn hơn trong việc xử lý những vi phạm pháp luật. Luật NHNN cần quy định rõ TTNH có quyền không chỉ đƣợc kết luận, kiến nghị mà trực tiếp xử lý vi phạm các chuẩn mực về an toàn và pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

(2) Về cơ cấu tổ chức TTNH, Luật NHNN không nên quy định cụ thể vấn đề này mà giao cho Chính phủ để bảo đảm tính linh hoạt phù hợp với cơ cấu tổ chức của NHNN trong tƣơng lai. Tuy nhiên cần đảm bảo bộ máy của TTNH đƣợc tổ chức thành một hệ thống khép kín, thống nhất từ trung ƣơng đến các chi nhánh tỉnh/khu vực. TTNH ở chi nhánh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp từ TTNH trung ƣơng. Nhiệm vụ TTNH ở trung ƣơng và TTNH ở chi nhánh do Thống đốc quy định.

(3) Quy định rõ TTNH là cơ quan duy nhất thực hiện việc thanh tra, giám sát chuyên ngành ngân hàng và thanh tra nhà nƣớc đối với các hoạt động tiền tệ - ngân hàng của tổ chức tín dụng. Quy định nhƣ vậy là cần thiết để phát huy tính tập trung quyền lực và tính chuyên nghiệp của TTNH và tránh tình trạng tổ chức tín dụng phải chịu thanh tra từ nhiều cơ quan khác nhau, các cơ quan thanh tra khác có thể đƣa ra ý kiến ngƣợc với ý kiến của TTNH mà có thể ảnh hƣởng đến sự an toàn của tổ chức tín dụng.

(4) Quy định rõ về quan hệ của TTNH với Thanh tra Nhà nƣớc cho phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn đặc thù của TTNH đƣợc quy định tại Luật NHNN, nếu không mối quan hệ này sẽ tiếp tục bị chi phối bởi Pháp lệnh Thanh tra và các quy định của văn bản dƣới Luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động TTNH. Ngoài ra, cần có quy định về cơ chế phối hợp và chia xẻ thông tin giữa TTNH, Thanh tra Nhà nƣớc, Thanh tra Tài chính, Thanh tra thị trƣờng chứng khoán/tài chính, cơ quan Công an, cơ quan Kiểm sát, cơ quan Toà án.

(5) Quan hệ giữa TTNH và Thống đốc NHNN cũng cần đƣợc quy định rõ, trong đó phải xác định rõ ranh giới về thẩm quyền của TTNH và Thống đốc, nhất là về thẩm quyền quyết định hình thức và mức xử lý các vi phạm pháp luật và đƣa ra các biện pháp ngăn chặn đối tƣợng thanh tra.

(6) TTNH phải là cơ quan xây dựng, ban hành các quy định về tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng; điều kiện về cấp giấy phép hoạt động ngân hàng. TTNH cần đƣợc uỷ quyền cấp và rút giấy phép hoạt động ngân hàng khi tổ chức có hoạt động ngân hàng vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo đảm an toàn và pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

b. Về năng lực của Thanh tra ngân hàng và hiệu lực của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng cần phải đƣợc đảm bảo:

Theo hiệp ƣớc Basel, NHTW đóng vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng và giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, TTNH cần đƣợc quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đƣa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với NHTM khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm đƣợc trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới

cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng của NHNN Việt Nam. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, Quy tắc giám sát của bộ máy thanh tra cần dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả họat động ngân hàng của ủy ban Basel đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

Thứ hai, Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ƣớc, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cƣờng trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nƣớc ngoài.

Thứ ba, Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lƣợng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ;

Thứ tư, Xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phƣơng pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nhằm tăng khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay, các thanh tra viên có thể sử dụng báo cáo theo tiêu chuẩn giám sát của Mỹ: CAMELS để tiến hành xếp hạng cho từng ngân hàng dựa trên sự đánh giá của 6 cấu phần: C - Mức đảm bảo vốn, A- Chất lƣợng tài sản có, M - Khả năng quản lý, E - Thu nhập, L - Mức độ thanh khoản, S - Độ nhạy cảm rủi ro. Hoặc có thể sử dụng báo cáo theo tiêu chuẩn giám sát của Nhật Bản: FIRST bao gồm 10 yếu tố: Quản lý kinh doanh - Tuân thủ pháp luật - Quản lý bảo vệ khách hàng - Quản lý rủi ro toàn diện - Quản lý vốn - Quản lý RRTD - Quản lý tài sản - Quản lý rủi ro thị trƣờng - Quản lý rủi ro thanh khoản - Quản lý rủi ro hoạt động.

3.2.2. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ đối với thanh tra ngân hàng: a. Tăng cƣờng hoạt động thanh tra ngân hàng

- Tăng cường sự phối hợp với các đơn vị cơ quan chức năng có liên quan trong công tác thanh tra ngân hàng

Việc kết luận một sai phạm phát hiện trong công tác thanh tra đòi hỏi những nhận định, đánh giá có độ chính xác cao theo những quy định phù hợp và có liên quan. Vì vậy, cần có sự phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn, cũng nhƣ cơ quan Trung ƣơng trong việc trao đổi, chỉ đạo trong quá trình thực hiện công tác thanh tra. Tại Điều 51 Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng, Luật NHNN 2010 quy định: “Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng TTGSNH”. Xuất phát từ nguyên tắc này thì độ chính xác, đầy đủ trong nhận định, đánh giá và chỉ ra các rủi ro, vấn đề hoặc tồn tại, sai phạm trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ, ngân hàng và các quy định của pháp luật có liên quan của TCTD đƣợc thanh tra là rất quan trọng, đòi hỏi hoạt động thanh tra không thể chủ quan trong nhận định, đánh giá mà cần có sự chủ động phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng trên địa bàn, cũng nhƣ các cơ quan Trung ƣơng trong việc trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan trong quá trình TTNH. Việc cập nhập đầy đủ, kịp thời các thông tin về hoạt động của các TCTD trên địa bàn giúp TTNH đánh giá chính xác và đƣa ra cảnh báo sớm cho các TCTD giúp hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và có hiệu quả, tránh những rủi ro xảy ra. Việc tăng cƣờng sự phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan trong công tác TTNH thực hiện theo hƣớng sau: (i) Phối hợp với Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam (viết tắt CIC) trong việc khai thác thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động thanh tra của chi nhánh NHNN tỉnh nhƣ các thông tin về: Tình hình dƣ nợ của khách hàng vay; tài sản đảm bảo tiền vay; lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng;

xếp hạng tín dụng doanh nghiệp...; (ii) Phối hợp giữa các đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các TCTD với Cơ quan TTGSNH. Cần có quy định cho phép TTNH có quyền yêu cầu đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các TCTD phối hợp cung cấp các thông tin về TCTD đó; (iii) Phối hợp với Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở ban ngành trên địa bàn để hoạt động thanh tra không chồng chéo. Trong quá trình thanh kiểm tra nếu phát hiện sai phạm thuộc thẩm quyền xử lý hoặc những sai phạm có dấu hiệu sai phạm pháp luật thì TTNH có trách nhiệm thông báo, chuyển món cho các cơ quan có chức năng, thẩm quyền xử lý.

- Tăng cường chỉ đạo và phối hợp với bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các Ngân hàng thương mại:

Phần lớn chất lƣợng cán bộ của các bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các NHTM chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Vì vậy, thanh tra NHNN cần tăng cƣờng chỉ đạo và phối hợp nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các NHTM.

b. Hoàn thiện quy trình, cách thức thanh tra tín dụng:

- Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục thanh tra hoạt động tín dụng:

Chất lƣợng TTTC có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực của toàn bộ hoạt động thanh tra, bởi vì thông qua quá hoạt động TTTC có thể xác định đƣợc toàn bộ ƣu điểm, các tồn tại trong việc chấp hành quy định pháp luật. Việc xây dựng một quy trình TTTC trong hoạt động tín dụng để áp dụng chung, thống nhất cho tất cả các đoàn thanh tra nhằm đánh giá đầy đủ các nội dung hoạt động, đƣa ra kết luận chính xác đánh giá đúng tình hình hoạt động tín dụng của TCTD.

- Sử dụng có hiệu quả các chế tài xử phạt và xử lý sai phạm trong thanh tra:

Trong quá trình thanh tra phát hiện các tồn tại, sai phạm cần thực hiện xử lý nghiêm bằng các hình thức cảnh cáo, phạt tiền, tƣớc quyền sử dụng giấy

phép, tịch thu tang vật, phƣơng tiện sử dụng để sai phạmtheo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 Quy định xử phạt sai phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Đối tƣợng bị xử phạt sai phạm hành chính là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc có hành vi sai phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng bị xử phạt sai phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP này. Để sử dụng có hiệu quả các hình thức xử phạt quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP thì Kết luận thanh tra ban hành phải nêu rõ nội dung sai phạm, đối chiếu với các điều khoản tại các văn bản pháp luật có liên quan.

- Phối hợp chặt chẽ giữa hai phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ

Hoạt động TTNH có hiệu quả khi có sự kết hợp chặt chẽ hai phƣơng thức GSTX và TTTC. Trong đó, phƣơng thức GSTX đƣợc sử dụng nhƣ là một phƣơng tiện đầu tiên cảnh báo trƣớc, từ đó góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực thanh tra, dành ƣu tiên tiến hành TTTC tại các TCTD đang gặp khó khăn hoặc các TCTD mà các chỉ số rủi ro qua GSTX đang gia tăng đáng kể. Thực tế hiện nay, công tác GSTX đối với các chi nhánh TCTD tại Chi nhánh NHNN tỉnh thực chất chỉ mới đƣợc thực hiện là theo dõi, mang tính báo cáo nhiều hơn là giám sát. Do vậy, đây chƣa thật sự là công cụ cảnh báo sớm. Để từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động GSTX tại chi nhánh, cần thực hiện những biện pháp sau: (i) Xây dựng các chỉ tiêu giám sát phù hợp với đặc thù công tác GSTX tại Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi chỉ có các Chi nhánh của TCTD (không phải Hội sở chính của TCTD). Có nhƣ vậy các chỉ số giám sát mới phản ánh đầy đủ kết quả hoạt động của chi nhánh TCTD giúp cho việc phân tích, đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu này có thể xác định các vấn đề cần cảnh bảo trong hoạt động của các Chi nhánh TCTD khi chƣa tiến hành TTTC đƣợc, bằng cách này đƣa ra các phát hiện sớm và có kế

hoạch sữa chữa ngay trƣớc khi các vấn đề trở nên nghiêm trọng; (ii) Kết nối các số liệu báo cáo thống kê của chi nhánh TCTD có liên quan đến công tác GSTX theo quy định nhƣ: Tình hình cho vay tín dụng tiêu dùng; tín dụng đối với lĩnh vực đầu tƣ kinh doanh bất động sản; cho vay đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán; mức độ tập trung cho vay theo ngành, lĩnh vực, nhóm khách hàng... trong chƣơng trình báo cáo thống kê của NHNN vào chƣơng trình GSTX tại Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố; (iii) Xây dựng kho thông tin dữ liệu, cập nhập tình hình từ hoạt động TTTC, GSTX, báo cáo kiểm toán độc lập, thông tin từ báo cáo hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ TCTD nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tín dụng đối với các ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 91 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)