Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tín dụng đối với các ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 105 - 107)

a. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động TTNH

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách quản lý và quy chế an toàn hoạt động ngân hàng theo hƣớng áp dụng các nguyên tắc của Basel II và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong tín dụng. Chính sách quản lý và quy chế an toàn cần tạo ra môi trƣờng hoạt động ngân hàng lành mạnh và tạo động lực khuyến khích các TCTD nâng cao năng lực quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro và đề cao ý thức tuân thủ pháp luật với các thiết chế quản trị nội bộ có hiệu quả đƣợc đặt trong môi trƣờng văn hóa kinh doanh ngân hàng lành mạnh. Các ngân hàng cần đƣợc điều chỉnh bởi các quy định pháp luật và đƣợc định hƣớng hành vi bởi các chuẩn mực quản trị, đạo đức kinh doanh tốt.

b. Đổi mới phương pháp thanh tra ngân hàng

Tăng cƣờng thanh tra, giám sát rủi ro cùng với đánh giá tình hình chấp hành pháp luật của các TCTD đi đôi với việc tăng cƣờng chế tài xử lý vi phạm. Trọng tâm của thanh tra, giám sát rủi ro là xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý. Do đó, cần hình thành, chuẩn hóa phƣơng pháp và quy trình thanh tra, giám sát rủi ro để triển khai thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với đặc điểm hoạt động của TTNH từng khu vực, đặc thù vùng miền và đặc điểm kinh tế địa phƣơng, theo hƣớng: (i) Xây dựng hệ thống “Giám sát an toàn vĩ mô”, cung cấp tất cả các thông tin cụ thể về một TCTD trong hệ thống, từ các thông tin tổng hợp nhất nhƣ: bảng cân đối kế toán; báo cáo tài chính… đến những thông tin về khách hàng đã thu thập đƣợc; Tổng hợp chi tiết, cung cấp cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng các góc nhìn khác nhau về TCTD

đó... (ii) Xây dựng hệ thống “Cảnh báo sớm”, đƣa ra các cảnh báo về rủi ro đối với một hoặc một nhóm các TCTD ngay cả khi thực hiện thanh tra tại chỗ TCTD đó. Các thông tin đƣợc sử dụng để phân tích và đƣa ra các cảnh báo sớm chính là các thông tin, chỉ tiêu vi mô thu thập từ các TCTD, cũng nhƣ các thông tin chi tiết về khách hàng của TCTD; (iii) Xây dựng hệ thống “Giám sát, xếp hạng TCTD theo chuẩn CAMELS”, thực hiện và tiến hành đánh giá xếp hạng TCTD theo sáu thành phần: Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu; Chất lƣợng tài sản, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản, và Khả năng ứng phó với rủi ro thị trƣờng.

c. Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao năng lực thanh tra:

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, thanh tra, giám sát ngân hàng theo hƣớng nâng cao tính tập trung, thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan quản lý, giám sát có liên quan ở trong nƣớc và quốc tế. Phát triển hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng hữu hiệu có cơ cấu tổ chức hợp lý và có đủ năng lực, nguồn lực để đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD.

- Tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng. Đây là yếu tố then chốt quyết định chất lƣợng, hiệu quả thanh tra, giám sát và tiến trình đổi mới công tác quản lý, giám sát ngân hàng theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế; Tạo dựng và phát triển đƣợc đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng có năng lực, trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc.

d. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng hỗ trợ công tác thanh tra ngân hàng

Phát triển hệ thống giám sát ngân hàng tiên tiến có khả năng đánh giá, phân tích, cảnh báo về rủi ro, mức độ lành mạnh của TCTD, bao gồm hệ thống giám sát an toàn vĩ mô, hệ thống giám sát an toàn vi mô, hệ thống xếp hạng các TCTD dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu, chỉ tiêu giám sát và nền tảng công nghệ thông tin phù hợp. Trong đó:

- Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hơn nữa vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng, là Trung tâm thông tin dữ liệu tập trung với đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết, đƣợc cập nhập và xử lý kịp thời, đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của các TCTD và NHNN.

- NHNN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TTGS ngân hàng; đầu tƣ cho công nghệ, đáp ứng nhu cầu xử lý và trao đổi thông tin giữa các cơ quan giám sát và tổ chức đƣợc giám sát.

- Tăng cƣờng các quy chế công bố thông tin, nâng cao chất lƣợng và mức độ tin cậy của thông tin thông qua cải thiện chất lƣợng và hiệu quả hoạt động kiểm toán độc lập. Đảm bảo việc kết nối thông tin thông suốt giữa các đơn vị chức năng của Cơ quan TTGS ngân hàng, giữa TTNH và các TCTD, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả giữa Cơ quan TTGS ngân hàng và các cơ quan giám sát tài chính trong nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tín dụng đối với các ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)