Tổ chức thanhtra ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tín dụng đối với các ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 57 - 62)

nhánh Quảng Ninh

a. Về tổ chức hoạt động

TTNH của NHNN chi nhánh Quảng Ninh (hay còn gọi Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh Quảng Ninh/ thƣờng gọi tắt là TTGS Chi nhánh) là một bộ phận tƣơng đƣơng cấp Phòng chuyên môn trực thuộc NHNN chi nhánh

Quảng Ninh. TTGS Chi nhánh vừa chịu sự chỉ đạo điều hành hoạt động của Giám đốc NHNN Chi nhánh, vừa chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ và các chƣơng trình thanh tra của CQTTGSNH.

Công tác tuyển dụng cán bộ công chức thực hiện TTGS tại Chi nhánh là do Vụ Tổ chức cán bộ - NHNN Việt Nam tổ chức tuyển dụng tập, sau đó phân bổ theo chỉ tiêu biên chế và món đăng ký tuyển dụng của từng địa phƣơng. Hiện nay, tổng số cán bộ công chức thuộc TTGS Chi nhánh là 15 ngƣời, tăng 2 ngƣời so với năm 2012 (trong đó, cán bộ Thanh tra nghỉ theo chế độ hƣu trí 01 ngƣời, chuyển sang Phòng chuyên môn khác 04 ngƣời, tiếp nhận từ Phòng chuyên môn khác 01, tuyển mới 06) trong đó gồm: 01 Chuyên viên chính, 02 Thanh tra viên chính, 08 Thanh tra viên và 04 Chuyên viên thanh tra. Hầu hết, cán bộ TTGS Chi nhánh đều đƣợc đào tạo về nghiệp vụ Thanh tra, Quản lý Nhà nƣớc, Phân tích tài chính ngân hàng, các khóa tập huấn bổ trợ kiến thức về chuyên ngành ngân hàng, về kỹ năng nghiệp vụ thanh tra…Cơ cấu tổ chức của TTGS Chi nhánh đã có những thay đổi nhanh chóng về số lƣợng, chất lƣợng và độ tuổi so với 10 năm trƣớc, nhất là về công tác nhân sự đang dần đƣợc trẻ hóa, cán bộ thanh tra tuyển dụng mới 100% có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên (thuộc chuyên ngành đào tạo: Tài chính, Kế toán, Ngân hàng), có khả năng ứng dụng công nghệ Tin học tốt, đƣợc đào tạo nghiệp vụ theo chƣơng trình chuẩn của NHNN Việt Nam và CQTTGSNH

Việc phân công, sắp xếp công việc trong TTGS Chi nhánh do Chánh TTGS Chi nhánh phân công cho từng cán bộ thực hiện trên cơ sở phê duyệt của NHNN Việt Nam về Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức đối với Chi nhánh tại Quyết định số 1706/QĐ-NHNN ngày 26/8/2015. Trong đó, Chánh TTGS phân công công việc cụ thể đối với 03 Phó Chánh thanh tra thực hiện 03 mảng công việc, cụ thể: (i) Bộ phận Thanh tra, giám sát TCTD nhà nƣớc và

TCTD cổ phần có vốn nhà nƣớc; (ii) Bộ phận Thanh tra, giám sát TCTD cổ phần và QTDND; (iii) Bộ phận Quản lý các TCTD và Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng. Mỗi bộ phận có cán bộ thực hiện nhiệm vụ và lãnh đạo Thanh tra, giám sát trực tiếp phụ trách nhằm tổ chức, thực hiện tốt nhiệm vụ và tăng cƣờng tự kiểm tra, kiểm soát các mặt công tác, đảm bảo nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công việc đƣợc giao.

b. Nhiệm vụ

Về nhiệm vụ của TTGS Chi nhánh đƣợc thực hiện theo Quyết định số 20/QĐ-QUN1 ngày 21/3/2014 của Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Ninh phân công cho Thanh tra, giám sát trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đƣợc Thống đốc NHNN quy định tại Quyết định số 289/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014, cụ thể:

- Tham mƣu, giúp Giám đốc thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể TCTD và chấp thuận nội dung khác của các TCTD trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc thực hiện việc giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể TCTD trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý sai phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc thực hiện công tác quản lý Nhà nƣớc về bảo hiểm tiền gửi theo phân công, ủy quyền của Thống đốc NHNN.

- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp công dân, xử lý đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc trong việc chấp thuận hoặc chấp thuận theo ủy quyền của Thống đốc NHNN danh sách dự kiến những ngƣời đƣợc bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD có trụ sở chính trên địa bàn và thực hiện đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc trong việc có ý kiến bằng văn bản với Tỉnh ủy, Thành ủy và với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHTM nhà nƣớc, NHTM cổ phần do Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ, ngân hàng Hợp tác xã, Ngân hàng chính sách xã hội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trƣớc khi các đơn vị này thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và tƣơng đƣơng của đơn vị trực thuộc trên địa bàn.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc trong việc đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các TCTD trên địa bàn.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi NHNN Việt Nam theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

c. Đánh giá về tổ chức hoạt động và triển khai thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra, giám sát Chi nhánh

Ƣu điểm:

- Về biên chế cho TTGS Chi nhánh do Thống đốc NHNN quyết định theo quy chế vị trí việc làm đƣợc thống nhất chung cho toàn hệ thống NHNN. Các mảng công việc của TTGS Chi nhánh đƣợc Chánh Thanh tra phân công cho từng cán bộ thanh tra trên cơ sở mô hình vị trí công việc theo quy định, đồng thời thực hiện luân chuyển thƣờng xuyên giữa các cán bộ thực hiện

nghiệp vụ theo vị trí công việc, nhằm đảm bảo mỗi cá nhân có thể tiếp nhận và xử lý công việc ở từng vị trí bất kỳ đƣợc giao, từ đó giúp cán bộ thanh tra nắm bắt, thuần thục tƣơng đối toàn diện các mảng việc và nâng cao năng lực nghiệp vụ.

- Hàng năm, NHNN và Cơ quan TTGSNH ban hành văn bản pháp lý, công văn chỉ đạo, hƣớng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, chủ trì tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn về nội dung, phƣơng pháp thanh tra giúp TTGS Chi nhánh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và đảm bảo chất lƣợng cuộc thanh tra.

Nhƣợc điểm:

- Do biên chế cán bộ thanh tra của TTGS Chi nhánh đƣợc quy định chung trong toàn hệ thống NHNN Việt Nam, mỗi phòng nghiệp vụ, TTGS đã đƣợc quy định về số lƣợng cán bộ cụ theo mô hình vị trí công việc cố định. Mặc dù, qua mô hình vị trí việc làm đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi phòng nghiệp vụ, TTGS nhƣng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do tình hình đặc điểm về điều kiện kinh tế phát triển nhanh; hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đa dạng, phức tạp; địa bàn hoạt động rộng, đi lại khó khăn; các công việc liên ngành theo chỉ đạo của Chính quyền địa phƣơng và yêu cầu về phối hợp hoạt động với các Sở, ngành trên địa bàn thƣờng xuyên phát sinh, với tính chất vụ việc ngày càng phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, nhân lực (nhƣ phối hợp trong hoạt động kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực giá, thanh toán ngoại hối, hoạt động của các bàn, đại lý đổi ngoại tệ, thanh toán biên mậu, trƣng cầu giám định tƣ pháp…) đã ảnh hƣởng lớn đến công tác chỉ đạo, bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ của NHNN Chi nhánh Quảng Ninh nói chung và TTGS Chi nhánh nói riêng.

- Việc tuyển dụng tập trung đƣợc tổ chức tập trung đã thu hút đƣợc nhiều cán bộ trẻ đƣợc đào tạo tại các trƣờng có uy tín về tài chính – ngân

hàng, có nhiệt huyết trong công việc. Tuy nhiên, do hầu hết là cán bộ trẻ mới ra trƣớng kiến thức chủ yếu là lý thuyết, chƣa có kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, việc tổ chức tuyển dụng đầu vào tập trung, không phân biệt vị trí công việc nên các đề thi tuyển không chuyên sâu về một nghiệp vụ nào… Do đó, chất lƣợng đầu vào đối với cán bộ làm công tác thanh tra sẽ thiếu kiến thức chuyên sâu và đảm bảo yêu cầu về trình độ, am hiểu tổng hợp về hoạt động NHTW, NHTM, trình độ về kế toán, phân tích tài chính doanh nghiệp, quản trị rủi ro, phân tích và xử lý thông tin, khả năng giao tiếp và làm việc độc lập. Đặc biệt là kinh nghiệm thực tế… Vì vây, đa số cán bộ thanh tra trẻ chƣa thể bắt tay ngay vào hoạt động thanh tra và mất một thời gian đào tạo nghiệp vụ để có thể đảm đƣơng công việc theo vị trí công việc có hiệu quả.

- Hiện nay, hầu hết các dự án vay vốn của doanh nghiệp đƣợc Hội sở của TCTD (đặt trụ sở ở Hà Nội hoặc tỉnh thành khác) thực hiện thẩm định và phê duyệt hạn mức cho vay, sau đó chuyển Chi nhánh NHTM quản lý, giải ngân và giám sát sử dụng vốn… Trong khi đó, cán bộ thanh tra tại Chi nhánh chỉ tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng về những kiến thức chuyên môn có tính chất nghiệp vụ cơ bản theo định kỳ (bình quân 01 cán bộ tham gia 02 khóa đào tạo trong năm), khả năng tiếp cận thông tin và nắm bắt về lĩnh vực đầu tƣ, kinh doanh chỉ ở tầm địa phƣơng. Do đó, khi tham gia thành viên của Đoàn thanh tra và phân tích, đánh giá về Dự án nêu trên là vô cùng khó khăn và không đảm bảo chính xác, khách quan theo yêu cầu quy định…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tín dụng đối với các ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 57 - 62)