Đối với các Ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tín dụng đối với các ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 107 - 113)

- Tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy định, quy chế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động các và nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng khuyến nghị bởi Ủy ban Basel tập trung vào các vấn đề, nhƣ:

+ Thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt: Vai trò của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc ngân hàng trong việc hoạch định và thực thi các chiến lƣợc rủi ro tín dụng, các chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng; Nhận dạng và quản trị rủi ro tín dụng trong các sản phẩm và hoạt động ngân hàng.

+ Điều hành một qui trình cấp phát tín dụng đúng và chuẩn xác: Thiết lập các tiêu chí cấp tín dụng đúng đắn; Thiết lập và quản lý các hạn mức tín

dụng; Thiết lập qui trình cấp tín dụng đúng; Tăng trƣởng tín dụng trong tầm kiểm soát đƣợc.

+ Duy trì một qui trình đo lường và giám sát tốt hoạt động tín dụng: Hệ thống quản trị bám sát theo các rủi ro phát sinh trong danh mục tín dụng; Hệ thống giám sát tín dụng về các khả năng tín dụng có thể xảy ra, bao gồm cả sự dự phòng và dự bị tổn thất; Hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ; Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích để quản trị và đo lƣờng rủi ro tín dụng; Hệ thống giám sát toàn diện về các thành phần và chất lƣợng của danh mục tín dụng; Đánh giá các khoản tín dụng có xét đến sự thay đổi tiềm ẩn trong tƣơng lai về tình hình kinh tế .

+ Đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng: Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ; Đảm bảo chức năng cấp phát tín dụng đang đƣợc quản lý một cách đúng đắn; Hệ thống quản trị các vấn đề tín dụng và các tình huống khác nhau của tín dụng.

+ Vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát hoạt động tín dụng: Thiết lập bộ phận đánh giá một cách độc lập về các chiến lƣợc, chính sách, thực hiện, thủ tục liên quan đến cấp phát tín dụng và quản lý theo công việc của danh mục tín dụng.

- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: cơ chế, chính sách, quy chế nội bộ, cơ cấu tổ chức bộ máy để đảm bảo khả năng giám sát chặt chẽ các lĩnh vực hoạt động.

- Áp dụng, hiện đại hóa các chƣơng trình quản lý, hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo về an ninh, an toàn và đáp ứng yêu cầu về hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời, nâng cao hiệu quả của quản lý giám sát nội bộ và phục vụ cho hoạt động giám sát, thanh tra của NHNN.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lý luận đã nêu ở chƣơng 1 và thực trạng công tác thanh tra trong hoạt động tín dụng tại chƣơng 2. Chƣơng này đã đƣa ra các giải pháp cụ thể, những kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan nhằm hoàn thiện thanh tra tín dụng đối với các NHTM của NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh.

KẾT LUẬN

Để góp phần giữ cho hoạt động của các NHTM ổn định, đứng vững và ngày càng lớn mạnh trong cơ chế thị trƣờng, góp phần vào việc tăng trƣởng và phát triển kinh tế đất nƣớc. NHNN phải thƣờng xuyên tăng cƣờng hoạt động quản lý, giám sát các NHTM. TTNH là một công cụ thiết yếu của NHNN để thực hiện nhiệm vụ nói trên. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động để nâng cao hiệu lực thanh tra của NHNN. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, bám sát phạm vi nghiên cứu, luận văn đã có những đóng góp sau:

Xuất phát từ lý luận chung về NHNN, luận văn đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thanh tra NHNN đối với các NHTM, nghiên cứu một cách có hệ thống tính tất yếu khách quan của hoạt động thanh tra đối với các NHTM, đồng thời nghiên cứu nội dung và các phƣơng thức thanh tra, mối quan hệ giữa Thanh tra với một số cơ quan kiểm tra, kiểm soát khác. Bên cạnh đó, giới thiệu kinh nghiệm về hoạt động thanh tra ngân hàng của một số nƣớc trên thế giới.

Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách khái quát về hoạt động của các NHTM, tổ chức của TTNH nói chung và của Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh nói riêng, nêu lên những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế về tổ chức và hoạt động thanh tra của thanh tra chi nhánh đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh. Để đáp ứng yêu cầu phát huy hơn nữa vai trò của công cụ thanh tra ngân hàng trong việc nâng cao vai trò quản lý của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra trong lĩnh vực tín dụng của NHNN đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra luận văn còn đƣa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam và các NHTM đối

với các vấn đề có liên quan đến chính sách, chế độ đối với cán bộ, thanh tra viên để tạo môi trƣờng và khuyến khích cán bộ, thanh tra viên tập trung sức lực, trí lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Với thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nhƣng đƣợc sự giúp đỡ, sự cộng tác trao đổi của các đồng nghiệp trong ngành, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Giảng viên hƣớng dẫn, các thầy cô của trƣờng Học viện Hành chính Quốc Gia đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Mong nhận đƣợc những ý kiến, nhận xét của thầy cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện và có tính khả thi hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

2. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng

3. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra.

4. Chính phủ (2014), Nghị định số 26/2014/ND-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

5. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015".

6. NHNN Việt Nam (2014), Quyết định số 290/QĐ-NHNN quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh, thành phố.

7. NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định số 20/QĐ – QUN1 quy định về nhiệm vụ của các phòng và tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Ninh.

8. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (2016), Báo cáo kết quả thanh tra, giám sát năm 2016 định hướng năm 2017.

9. NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Ninh (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, giám sát năm

10. Thái Mạnh Cƣờng (2006), Đổi mới hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

11. Dƣơng Văn Thực (2012), Thanh tra trên cơ sở rủi ro và vấn đề xây dựng một khung nghiệp vụ giám sát từ xa trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

12. Phùng Lê Thị Hạnh (2012), “Hoàn thiện công tác thanh tra của Ngân hàng nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”

13. Lê Hà Thanh (2013), Tăng cường công tác thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

14. Nguyễn Văn Ngát (2013), Một số giải pháp về việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

15. Bùi Thị Kim Ngân (2013), Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

16. Trần Nhân Bình (2014), Hoàn thiện hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các TCTD của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đà Nẵng.

17. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

18. Trần Đăng Phi, Nguyễn Phi Lân (2015), Ứng dụng phương pháp Gauss- Seidel trong xây dựng mô hình giám sát an toàn hoạt động ngân hàng tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Đề tài khoa học cấp ngành, Ngân hàng Nhà nƣớc;

19. Ủy ban Kinh tế Quốc hội, UNDP tại Việt Nam (2013), Giám sát hệ thống tài chính: Chỉ tiêu và mô hình định lượng, Nxb Tri thức.

20. Đoàn Thanh Hà, Phan Thị Thúy Diễm, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 10/2013, Lựa chọn mô hình giám sát ngân hàng: Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam.

21. Lê Vinh Doanh (1996), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

22. Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình lý thuyết Tài chính – Tiền tê, Nxb Thống kê Hà Nội.

23. Website sbv.gov.vn

24. Website thoibaonganhang.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tín dụng đối với các ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)