a. Hạn chế:
Thứ nhất, hoạt động GSTX của TTGS Chi nhánh chỉ dừng lại ở mức theo dõi, cảnh báo rủi ro dựa trên số liệu lấy từ bảng cân đối tài khoản, chƣa có những phân tích chuyên sâu, cảnh báo sớm cho các NHTM theo phƣơng pháp trên cơ sở rủi ro mà nhiều NHTW của các nƣớc phát triển đang áp dụng. Do đó, hạn chế trong việc hỗ trợ việc phòng ngừa, phát hiện và cảnh báo sớm các rủi ro tiền ẩn có thể xẩy ra để định hƣớng cho hoạt động TTTC tập trung làm rõ và ngăn chặn kịp thời.
Thứ hai, do hoạt động TTTC chủ yếu thực hiện trên phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở tuân thủ, do đó kế hoạch thanh tra chủ yếu đƣợc xây dựng trên “nguyên tắc tuần tự, luân phiên“ nên không tránh khỏi tần suất thực hiện
TTTC đối với một NHTM có thể đến 3 hoặc 4 năm mới lại thực hiện thanh tra lần tiếp theo.... Do đó, những sai phạm đƣợc phát hiện thì cũng là số liệu mang tính lịch sử, không mang tính chất ngăn ngừa và cảnh báo kịp thời những rủi ro tiềm ẩn trong tƣơng lai.
Thứ ba, kết quả thanh tra tín dụng mặc dù đã chỉ ra nhiều tồn tại, sai phạm đối với đối tƣợng đƣợc thanh tra, tuy nhiên các tồn tại, sai phạm này chủ yếu đƣợc phát hiện qua việc xem xét, đánh quá quy trình, thủ tục và còn bỏ qua nhiều lỗi, ít có sai phạm có tính chất phức tạp đƣợc phát hiện qua thanh tra. Do đó, kiến nghị chỉ dừng lại ở việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục... Đây cũng là vấn đề hạn chế từ hoạt động GSTX. Hạn chế này xuất phát ngay từ bƣớc chuẩn bị trƣớc khi tiến hành thanh tra, việc nắm thông tin về nội dung thanh tra chƣa đầy đủ, việc khảo sát xây dựng đề cƣơng chƣa đƣợc coi trọng đúng mức dẫn đến đề cƣơng, kế hoạch thanh tra chƣa xác định đƣợc trọng tâm, trọng điểm, không xác định đƣợc nội dung trọng yếu của NHTM để tập trung làm rõ khi TTTC. Đồng thời, hoạt động thanh tra tín dụng hiện nay chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng của các NHTM (thanh tra tuân thủ). Tuy nhiên, phƣơng pháp thanh tra tuân thủ không còn thích hợp để có thể đảm bảo mục tiêu hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống ngân hàng. Bởi vì, phƣơng pháp này không giúp các TTNH đánh giá, đo lƣờng và giảm thiểu rủi ro của các NHTM - mục đích chính của hoạt động thanh tra giám sát. Trong khi đó, yêu cầu của thanh tra, giám sát ngân hàng là phải đánh giá đƣợc tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản lý, đánh giá và đo lƣờng các rủi ro nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng... của NHTM đƣợc giám sát.
Thứ tư, việc xử phạt vi phạm của nhiều khi chƣa nghiêm, còn tâm lý nể nang. Nhiều trƣờng hợp trong khi thanh tra, các sai phạm nhỏ thƣờng bị bỏ qua. Một số trƣờng hợp vi phạm tƣơng đối rõ ràng và quan trọng, nhƣng khi
thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm vì do tâm lý nể nang, quen biết nên nhiều tình tiết bị giảm nhẹ. Có nhiều nguyên nhân nhƣng trong đó chủ yếu do thanh tra NHNN chƣa lƣờng trƣớc đƣợc các vấn đề phát sinh có thể xảy ra, do đó không xử lý kịp thời, hơn nữa thanh tra NHNN cũng chƣa kiên quyết bảo vệ quan điểm khi đƣa ra quyết định của mình. Việc này ảnh hƣởng đến uy tín và hiệu lực của thanh tra NHNN.
Thứ năm, công tác chấn chỉnh, xử lý sau thanh tra chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, việc xử phạt vi phạm nhiều khi chƣa nghiêm, còn tâm lý nể nang, né tránh. Do đó, ảnh hƣởng đến kết quả, hiệu quả và hiệu lực của TTNH.
b. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hoạt động Thanh tra, giám sát hiện nay:
Thứ nhất, Khung pháp lý về hoạt động ngân hàng, về TTNH chƣa hoàn thiện, nhiều văn bản quy phạm đã không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động. Hiện nay, hoạt động của các NHTM đƣợc điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật và các văn bản dƣới luật. Tuy nhiên, những văn bản này có nhiều trƣờng hợp chƣa rõ ràng, thiếu đồng bộ làm cho việc áp dụng của các NHTM chƣa thống nhất; căn cứ để TTNH kết luận sai phạm của NHTM chƣa đầy đủ, chƣa chặt chẽ làm cho hiệu lực thanh tra bị hạn chế. Ngoài ra, hiện tại còn thiếu khung pháp lý phù hợp và đầy đủ để TTGS Chi nhánh thực hiện phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro. Các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng còn nhiều bất cập. Về mặt hình thức pháp lý, nhiều quy định phù hợp với chuẩn Basell I và thông lệ quốc tế, nhƣng tuân thủ trên thực tế thì về cơ bản chƣa phù hợp. Một số thông lệ, chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát QTDND đã đƣợc áp dụng tại Việt Nam, nhƣng chƣa đồng bộ và không triệt để dẫn đến cách đánh giá hệ thống các QTDND chƣa phản ánh đầy đủ thực trạng tình hình hoạt động kể cả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các tỷ lệ an toàn khác... Do không quy định, hƣớng dẫn cụ thể về quy
trình nghiệp vụ thanh tra ngân hàng nên cán bộ thanh tra căn cứ vào quy định chung của Thanh tra Chính phủ và kinh nghiệm tích lũy của bản thân, do đó nhiều trƣờng hợp triển khai công việc bị lúng túng, thiếu khoa học dẫn đến kết quả chƣa nhƣ mong muốn.
Hai là, năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một số cán bộ TTGSNH còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong việc tiếp cận với công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng mới và phƣơng pháp thanh tra theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Trong thời gian qua, mặc dù số lƣợng và quy mô hoạt động của các NHTM trên địa bàn đã đƣợc mở rộng, trong khi đó số lƣợng cán bộ thanh tra bị giới hạn, thiếu cán bộ có khả năng và kinh nghiệm thực tiễn. Đến cuối năm 2016, với 12 cán bộ thanh tra, bình quân một cán bộ thanh tra theo dõi 9 đến 10 Chi nhánh NHTM, do áp lực công việc lớn nên càng ảnh hƣởng đến việc tự đào tạo, nghiên cứu nâng cao trình độ, năng lực công tác. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ thanh tra trẻ nên thiếu kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra còn ít, thiếu kỹ năng xử lý công việc (kỹ năng đàm phán, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và am hiểu kỹ năng quản lý của doanh nghiệp). Số lƣợng cán bộ thanh tra và kinh nghiệm thanh tra đã ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả công tác thanh tra, giám sát trên địa bàn thời gian qua. Nguyên nhân cụ thể của vấn đề này là do:
- Quy định về giới hạn biên chế của NHNN Trung ƣơng đối với NHNN Chi nhánh tỉnh thành phố, nên mặc dù Chi nhánh đã hết sức cố gắng sắp xếp nhân sự để ƣu tiên cho đội ngũ thanh tra nhƣng vẫn không thể đáp ứng đƣợc.
- Công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ thanh tra Chi nhánh còn chung chung, chƣa đi sâu chi tiết vào nghiệp vụ, chƣa trọng tâm, trọng điểm. CQTTGS ít tổ chức các lớp bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ thanh tra. Một số lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ mở ra nhƣng chƣơng trình dành phần nhiều nội dung cho việc truyền đạt kiến thức về rủi ro ngân hàng, hƣớng dẫn tính toán các
loại rủi ro nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, các tỷ lệ trong Basell, các chỉ số hoạt động tài chính của TCTD,... Đây là nội dung trùng lặp bởi phần lớn cán bộ thanh tra đã đƣợc học ở các trƣờng Đại học. Nội dung việc này chủ yếu dành cho CQTTGSNH hoặc ở NHNN Chi nhánh Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh khi thanh tra trụ sở chính của TCTD. Cán bộ thanh tra tại Chi nhánh các tỉnh cần có sự hƣớng dẫn về quy trình, phƣơng pháp, cách thức thanh tra từng nghiệp vụ cụ thể nhƣ nghiệp vụ thanh tra tín dụng, nghiệp vụ thanh tra lãi suất, nghiệp vụ thanh tra rủi ro,... Do ít có điều kiện đƣợc bồi dƣỡng kiến thức về nghiệp vụ, phƣơng pháp thanh tra chuyên ngành ngân hàng nên cán bộ thanh tra chủ yếu làm theo kinh nghiệm học hỏi đƣợc từ đồng nghiệp đi trƣớc và tự bản thân tích lũy, do đó hiệu quả công tác thanh tra chƣa cao. Nhiều nội dung, vấn đề phức tạp cán bộ thanh tra không có hƣớng xử lý phù hợp để đạt hiệu quả. Ngoài ra, việc áp dụng những vấn đề lý thuyết đƣợc học vào thực tế còn nhiều điều chƣa phù hợp. Công tác học tập rút kinh nghiệm tại thanh tra Chi nhánh chƣa đƣợc chú trọng, cán bộ trẻ chƣa học tập đƣợc nhiều từ lớp cán bộ thanh tra đi trƣớc nhiều kinh nghiệm. Hầu hết các cán bộ trẻ đƣợc thi tuyển vào cơ quan thanh tra chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thanh tra vì trong các trƣờng Đại học (nhất là các trƣờng mà NHNN thƣờng nhận hồ sơ tuyển dụng) chƣa có khoa đào tạo chuyên ngành cho hoạt động thanh tra. Vì vậy, cán bộ đƣợc tuyển dụng vào thanh tra chủ yếu đƣợc ngƣời hƣớng dẫn tập sự truyền đạt kinh nghiệm thực tế của ngƣời đi trƣớc để thực hiện nhiệm vụ, điều này dễ dẫn đến cán bộ đó thụ động xử lý công việc theo lối mòn hoặc cán bộ đƣợc bổ nhiệm, luân chuyển công tác từ các phòng ban khác trong hệ thống NHNN, ít kinh nghiệm thực tế về các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, ngân hàng của TCTD dẫn đến việc xác định và đánh giá thực trạng hoạt động của đối tƣợng thanh tra thƣờng không toàn diện và sâu sắc.
Thứ ba, Hệ thống văn bản, phần mềm hƣớng dẫn thực hiện công tác GSTX đã lỗi thời, ảnh hƣởng đến việc phân tích, xử lý thông tin nhận đƣợc từ các NHTM; trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra còn thiếu thốn, khó khăn trong việc tác nghiệp, trong khi đó nghiệp vụ của NHTM ngày càng đa dạng, phức tạp và đƣợc thao tác trên các phần mềm công nghệ ngân hàng hiện đại. Điều này gây khó khăn cho Thanh tra Chi nhánh trong việc nhận dạng, đo lƣờng, quản lý và xử lý rủi ro.
Thứ tư, nhận thức của một số lãnh đạo, nhân viên NHTM còn phiến diện cho rằng thanh tra chỉ mang tính kiểm tra và xử phạt. Do vậy, các ngân hàng này thƣờng có tâm lý đối phó với công tác thanh tra của NHNN, nhƣ: có trƣờng hợp đối tƣợng thanh tra cố tình gây chậm trễ trong việc cung cấp hố sơ tài liệu hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin tài liệu, cố tình dây dƣa kéo dài thời gian làm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn làm ảnh hƣởng về thời gian, tiến độ thực hiện theo kế hoạch. Nhƣng những hành vi này hầu nhƣ không bị xử lý hoặc không xử lý đƣợc vì thiếu chế tài. Vì vậy làm cho hoạt động thanh tra gặp rất nhiều khó khăn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong nôi dung chƣơng 2 đã khái quát về NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh và tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn. Nội dung chƣơng 2 đã cho thấy:
- Về mô hình tổ chức hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của NHNN Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh, của Thanh tra ngân hàng NHNN Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh. Đánh giá những ƣu, nhƣợc điểm của mô hình tổ chức hoạt động của TTNH, nhất là về số lƣợng cán bộ thanh tra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thanh tra... Trong đó, về nhƣợc điểm còn nhiều bất cập, hạn chế cần phải tiếp tục đƣợc bổ sung về số lƣợng để đảm bảo phù hợp với quy mô, mạng lƣới hoạt động của các NHTM trên địa bàn. Đồng thời, cũng cần tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thanh tra đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.
- Về phƣơng pháp thanh tra (GSTX và TTTC) tín dụng đối với NHTM của NHNN Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh đang thực hiện chƣa đánh giá hết tình hình hoạt động của NHTM, chƣa đánh giá đƣợc rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của NHTM, còn nặng về thanh tra tính tuân thủ; nhiều sai phạm về tín dụng đƣợc TTNH Chi nhánh chỉ ra nhƣng còn nặng tính tiểu tiết mà chƣa kịp thời phát hiện những sai sót mang tính hệ thống; việc theo dõi thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, còn tâm lý nể nang đã ảnh hƣởng đến hiệu lực, hiệu quả của thanh tra.
Qua đó, chƣơng 2 đã chỉ ra một số nguyên nhân của hạn chế để đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện thanh tra tín dụng đối với NHTM của NHNN Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THANH TRA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC
CHI NHÁNH QUẢNG NINH