chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân.
3.3.6. Giải pháp về tăng cường thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hiện chính sách giảm nghèo bền vững
- Đây là một công việc rất quan trọng giúp chúng ta biết biết chính sách được triển khai đến đúng đối tượng hay không. Đặc biệt, thông qua việc đánh
giá chính sách giúp cho phát hiện ra những điểm bất hợp lý của chính sách từ đó đề xuất đến các cấp có thẩm quyền để điều chỉnh kịp thời và chú trọng xây dựng một hệ thống các chỉ số đo lường trong quá trình hoạch định chính sách. Để nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động giám sát, cần tăng cường chức năng phản biện xã hội, giám sát của Mặt trận, các Hội, đoàn thể huyện và tăng cường giám sát cộng đồng.
- Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp tập trung chỉ đạo sát sao các nội dung của Chương trình giảm nghèo bền vững; xây dựng kế hoạch, thành lập các tổ kiểm tra, giám sát theo định kỳ việc triển khai các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo để kịp thời chấn chính những sai sót, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho cơ sở.
- Các ngành, các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện gắn với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai chương trình giảm nghèo. Đặc biệt coi trọng vai trò của cấp cơ sở, đảm bảo sự tham gia của người dân trong việc giám sát và đánh giá.
- Chính quyền cấp xã tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt thông tin tình hình lao động sản xuất và đời sống của các hộ mới thoát nghèo để kịp thời tư vấn hỗ trợ về vật chất, tinh thần hoặc khi gia đình gặp thiên tai, rủi ro, khó khăn đột xuất hoặc bệnh hiểm nghèo nhằm giảm thiểu tình trạng tái nghèo.
- Thực hiện lồng ghép thực hiện chính sách giảm nghèo trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới để phát huy hiệu quả hơn.