- Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị các cấp, các ngành; thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững nhằm mang lại cuộc sống no ấm, hạnh phúc cho người dân; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền các cấp. Do vậy cần quán triệt tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã về tầm quan trọng của giảm nghèo bền vững, coi việc giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hệ thống chính trị, làm cho cán bộ gần dân, quan tâm đến đời sống của nhân dân.
- Đối với đội ngũ cán bộ các cấp cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Đặc biệt là nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cán bộ cấp xã. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
- Thực hiện luân chuyển công chức hoặc cán bộ lãnh đạo cấp huyện có năng lực, trình độ cao về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt tại địa phương như Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND xã,….để triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hiệu quả hơn, trong đó có chính sách giảm nghèo bền vững.
- Tổ chức tập huấn, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm giảm nghèo bền vững… trong tập huấn chú trọng nhận thức, kỹ năng triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn, kỹ năng thực hành như tuyên truyền vận động, xây dựng kế hoạch dự án giảm nghèo, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo…
- Trong giai đoạn thực hiện giảm nghèo theo tiêu chí đa chiều, cần phải năng cao năng lực cho cán bộ cấp xã, cấp thôn, các đoàn thể trong việc tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, đặc biệt về phương pháp, yêu cầu cũng như quy trình rà soát; đảm bảo đúng đối tượng; nắm nguyên nhân nghèo của từng đối tượng để có biện pháp hỗ trợ nhằm thoát nghèo bền vững.
.- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành nhằm tăng cường chỉ đạo, điều phối hoạt động của các ngành, cơ quan có chức năng quản lý các lĩnh vực liên