2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đakrông là huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý từ 16017’55’’ - 16049’12’’vĩ độ Bắc và từ 1060 44’01’’ - 1070
14’15’’ kinh độ Đông, cách thành phố Đông Hà (trung tâm hành chính của tỉnh) 41km về phía Tây, phía Bắc giáp với các huyện Gio Linh, Cam Lộ, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và nước Lào, phía Đông giáp với huyện Triệu Phong và Hải Lăng, phía Tây giáp huyện Hướng Hóa, có diện tích đất tự nhiên 1224,67 km2
Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 01 thị trấn và 13 xã, trong đó có 9 xã 73 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 5 xã biên giới, giao thông đi lại khó khăn, đèo dốc, đồi núi, sông suối cách trở giữa các thôn bản.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình Đakrông cao về phía Đông – Đông Nam thấp về phía Tây - Tây Bắc. Đồi núi tập trung ở phía Đông Nam của huyện.
Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau nên đất đai ở Đakrông rất đa dạng và phong phú bao gồm bảy loại chính đó là: đất màu tím trên đá sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất phù sa bồi, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét, đất đỏ vàng trên đất mácmaxit và đất vàng nhạt trên đá cát. Nhóm đất có địa hình đồi chiếm hơn 95 diện tích phù hợp trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê, tiêu, cao su vv… Ngoài ra có đất phù sa sông phù hợp trồng cây nông nghiệp như bắp đậu v.v…
2.1.1.3. Khí hậu
Đakrông có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện rõ ở chế độ mưa và gió mùa. Khí hậu Đakrông chịu ảnh hưởng rõ rệt của bức xạ nội chí tuyến và đặc điểm địa lý mà trước hết là sự xuất hiện của dãy núi Trường Sơn, nằm trong khu vực chuyển tiếp của hai mùa khí hậu mùa nóng và mùa lạnh.
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất:
Huyện Đakrông có tổng diện tích đất tự nhiên 122.467 ha, chiếm hơn 1/4 diện tích toàn tỉnh. Quỹ đất bằng hoang hóa và đồi núi chưa sử dụng toàn huyện còn 40.553,85 ha chiếm 33,11% diện tích đất tự nhiện của toàn huyện. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 5.523,15 ha chiếm 4,51% đất tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất 21.110 ha; đất rừng phòng hộ 18.567 ha; đất chưa sử dụng 41.652 ha, trong đó đất bằng chỉ có 1.098 ha. Còn lại là đất đồi núi, chỉ phù hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả…
* Tài nguyên nước:
Nhìn chung, hệ thống sông suối của huyện Đakrông phân bố đều khắp, điều kiện thủy văn thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống, đồng thời có tiềm năng thủy điện cho phép xây dựng một số nhà máy thuỷ điện với công suất vừa và nhỏ.
*Tài nguyên rừng:
Toàn huyện có 72.780,17 ha (diện tích che phủ rừng là 59,49%), trong đó rừng tự nhiên chiếm chủ yếu. Trong rừng tự nhiên có trên 50% diện tích là rừng phòng hộ, đa phần thảm tự nhiên là rừng nghèo và rừng phục hồi.
* Tài nguyên du lịch: Đakrông có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong huyện. Đặc biệt Đakrông có 30 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được Bộ, Tỉnh xếp hạng, có trên 10 hang động lớn nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch diễn ra quanh năm. Huyện Đakrông có hệ thống cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, núi, rừng, sông, suối, đỉnh đèo, vách đá mà tạo hóa ban tặng hấp dẫn thu hút được sự chú ý của nhiều người như: suối Hinh, Thác Ồ Ồ, Thác Luồi, Thác Hiên, Thác Ta Tưng, Động Ngài, Động A Pô Ly Hông, Sông Đakrông, sông Ba Lòng,... Đặc biệt với suối nước nóng Klu, suối nước nóng dưới chân động Ngài thật sự là những điểm hấp dẫn không chỉ về cảnh quan mà còn về giá trị nghĩ dưỡng, chăm sóc sức khỏe.