hỗ trợ phù hợp
- Thực hiện Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quyết quy định chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, theo đó để xác định hộ nghèo và cận nghèo dựa vào tiêu chí về thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, do vậy cần phải tiến hành rà soát, xác định, phân loại từng nhóm hộ nghèo theo nguyên nhân để theo dõi, quản lý và đề ra các giải pháp phù hợpcho từng nhóm hộ nghèo như:
- Đối với nhóm hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội, người có công: Do không có nguồn nhân lực lao động, chủ yếu là ngời già yếu, bệnh tật, do vậy cần thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội (trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp BHYT, hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt,...) và vận động cộng đồng, khu dân cư, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn giúp đỡ để đảm bảo đạt mức sống tối thiểu so với cộng đồng dân cư.
- Đối với nhóm hộ nghèo có nhân lực, có nhu cầu lao động nhưng do thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu việc làm: Cần tập trung thực hiện hỗ trợ bằng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội gắn với tập huấn khuyến nông- lâm - ngư, lựa chọn mô hình phát triển sản xuất phù hợp điều kiện kinh tế, trình độ, năng lực của hộ nghèo theo hướng sản xuất hàng hóa có thị trường tiêu thụ để sử dụng đồng vốn có hiệu quả; hỗ trợ tư liệu sản xuất, tạo việc làm để tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Cho các hộ đi học tập kinh nghiệm các mô hình giảm nghèo hiệu quả để tin tưởng hơn, mạnh dạn trong đầu tư và triển khai.
- Đối với nhóm hộ nghèo chây lười lao động, không biết tổ chức cuộc sống, sa vào các tệ nạn, nghiện ngập, ỷ lại, trông chờ: Chính quyền và các hội, đoàn thể cần tăng cường tổ chức các đợt tuyên truyền, giáo dục đối với nhóm hộ này; phân công cán bộ, đảng viên có uy tín cùng phối hợp với bà con, dòng tộc để trực tiếp giúp đỡ, vận động nhằm thay đổi nhận thức và khuyến khích tích cực tham gia lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình chính mình.