Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm địa vị bình đẳng và phát huy vai trò,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của phụ nữ trong quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở lào cai (Trang 35)

năng lực của phụ nữ

Phụ nữ luôn chiếm một vị trí quan trọng trong chủ trƣơng và chính sách phát triển vì con ngƣời của Đảng và Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tính

ƣu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta so với chế độ tƣ bản chủ nghĩa là mọi chủ trƣơng, chính sách và pháp luật đều vì con ngƣời, trong đó có phụ nữ, đồng thời bảo đảm điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời dân và phụ nữ phát huy hết khả năng của mình trong xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Trong chế độ mới và nhất là 20 năm đổi mới vừa qua, phụ nữ Việt Nam đã có nhiều cơ hội, điều kiện thực hiện quyền bình đẳng, phát huy vai trò, năng lực của mình.

Tuy nhiên, đi liền với cơ hội là những thách thức. Một trong những thách thức lớn đối với phụ nữ Việt Nam là phải vƣợt qua những định kiến phân biệt đối xử từ ngàn xƣa để lại. Vì vậy, bảo đảm địa vị bình đẳng và phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ luôn luôn là vấn đề bức xúc nhất là trong quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay. Trong quá trình đó, mỗi ngƣời phải tham gia ý kiến nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia và của chính mình và phụ nữ không thể đứng ngoài yêu cầu đó. Họ phải vào cuộc, phải tự mình nâng cao năng lực chuyên môn của mình, tự mình đề xuất những tâm tƣ, nguyện vọng, nhu cầu của mình, tự mình khẳng định năng lực và vị trí của mình ở quốc gia cũng nhƣ trên trƣờng quốc tế.

Để làm đƣợc điều này, phụ nữ phải nỗ lực rất nhiều, phải vƣợt qua chính mình, vƣợt qua những định kiến giới; đồng thời, để phụ nữ thực sự vƣợt qua những định kiến giới góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển con ngƣời, Đảng và Nhà nƣớc ta cần có những chính sách khuyến khích sự tham gia của họ, tăng vị trí và vai trò của phụ nữ vào hệ thống quyền lực nhà nƣớc hay nói cách khác là trao quyền lực thực sự cho phụ nữ.

1.3.2. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội

Giải phóng phụ nữ và bảo đảm quyền bình đẳng, quyền chính trị của phụ nữ là những yêu cầu về nội dung cơ bản trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và thực thi dân chủ ở nƣớc ta. Chừng nào phụ nữ chƣa thực sự bình đẳng, chƣa đƣợc giải phóng, chƣa đƣợc tham gia đầy đủ các lĩnh vực của đời

sống chính trị cũng nhƣ các quyền và lợi ích hợp pháp khác thì chƣa thể nói là có Nhà nƣớc pháp quyền, có dân chủ đƣợc. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải phóng phụ nữ là bảo đảm quyền của phụ nữ, là tiêu chuẩn của chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Theo V.I. Lênin, Nhà nƣớc là hình thức cơ bản của dân chủ. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc là cách cơ bản nhất của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Phát huy dân chủ có nghĩa là nâng cao quyền lực cho nhân dân. Để phát huy đƣợc dân chủ hay nâng cao quyền lực cho nhân dân, cần phải có sự tham gia tích cực của tất cả mọi ngƣời, kể cả phụ nữ. Nói cách khác, không thể có dân chủ thực sự khi không có sự tham gia đầy đủ của cả hai giới.

Để thực hiện dân chủ cũng nhƣ xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, cần phải xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ lãnh đạo có uy tín, có trình độ chuyên môn cao ở cả hai giới. Khi nói về công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thực sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

1.3.3. Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế, tồn tại trong sự tham gia của phụ nữ vào quản lý hành chính nhà nước sự tham gia của phụ nữ vào quản lý hành chính nhà nước

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm đến các quyền của phụ nữ nói chung và quyền tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ nói riêng bằng cách ban hành rất nhiều nghị quyết, chính sách, pháp luật về lĩnh vực này. Việc nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý kinh tế - xã hội là thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ. Vì vậy, đã có nhiều phụ nữ giữ các vị trí lãnh đạo cao trong các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc nhƣ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nƣớc, Chủ tịch Quốc hội; ở tỉnh Lào Cai có những phụ nữ tham gia Phó Bí thƣ tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND...

Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, tỷ lệ nữ làm công tác lãnh đạo quản lý ở các bộ, ngành Trung ƣơng cũng nhƣ ở tỉnh Lào Cai chƣa nhiều, tỷ lệ còn thấp so với lãnh đạo là nam giới. Những hạn chế này do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ còn nhiều hạn chế, tồn tại. Điều này dẫn đến việc khó thực thi các quyền của phụ nữ nói chung và sự tham gia vào quản lý nhà nƣớc của phụ nữ nói riêng.

1.3.4. Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm sự tương thích với pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết và phê chuẩn

Trong quá trình hội nhập, Việt Nam không thể đứng biệt lập khỏi cộng đồng quốc tế. Muốn hòa nhập đƣợc với cộng đồng quốc tế thì Việt Nam phải sẵn sàng là bạn với tất cả các nƣớc, sẵn sàng thích nghi với môi trƣờng quốc tế. Môi trƣờng quốc tế ở đây không chỉ là môi trƣờng xã hội mà còn là môi trƣờng pháp luật.

Nhận thấy rõ tầm quan trọng của quá trình hội nhập, Nhà nƣớc ta đã phê chuẩn rất nhiều công ƣớc quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị. Trong những năm qua, hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng đƣợc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo hƣớng phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Mặc dù vậy, để theo kịp dòng chảy hội nhập quốc tế, để phụ nữ Việt Nam ngày càng tự tin hơn trên trƣờng quốc tế, cần có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn nữa về quyền của phụ nữ nói chung và quyền chính trị của phụ nữ nói riêng dựa trên những nội dung và nguyên tắc của Công ƣớc CEDAW.

Lôi cuốn sự tham gia của phụ nữ vào quản lý, lãnh đạo và phát huy vai trò, vị trí của phụ nữ trong quản lý nhà nƣớc không chỉ là một yêu cầu, mà còn là một nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo quản lý: Đây là mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới, của Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế.

Lịch sử phát triển của nƣớc ta và nhiều quốc gia trên thế giới đã chứng minh sự đóng góp to lớn của phụ nữ. Cho dù bất kỳ ở cƣơng vị nào và làm công việc gì, ngƣời phụ nữ luôn luôn tỏ rõ vai trò và năng lực của giới mình. Đánh giá vai trò, vị trí của phụ nữ, Đảng và Nhà nƣớc ta cho rằng việc lôi cuốn phụ nữ tham gia vào quá trình quản lý đất nƣớc và quản lý xã hội là rất cần thiết và không thể thiếu đƣợc, là yêu cầu khách quan của xã hội phát triển và văn minh.

Tham gia vào lãnh đạo, quản lý và hoạch định chính sách là một trong năm chỉ tiêu quan trọng đƣợc các quốc gia dự Hội nghị thế giới lần thứ 4 của Liên Hiệp Quốc về phụ nữ khuyến nghị. Hội nghị đặt ra các vấn đề cho các quốc gia phải bảo đảm có ít nhất 30% phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý.

Tại diễn đàn toàn cầu dành cho các nhà lãnh đạo chính trị là phụ nữ, các đại biểu đã thống nhất khẳng định rằng với số lƣợng chiếm một nửa nhân loại, phụ nữ đã có những đóng góp to lớn cho sự sinh tồn và phát triển của nhân loại. Chính vì thế mà phụ nữ cần phải tham gia vào lãnh đạo và quản lý. Các đại biểu khẳng định rằng nếu thế giới muốn xã hội không có xung đột vũ trang, không có bạo lực, không có ngƣời nghèo, không có tham nhũng thì cần có sự tham gia của phụ nữ vào lãnh đạo chính trị và quản lý.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của công chức nữ trong quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước

1.4.1. Sự quan tâm, ch đạo của lãnh đạo cấp trên

Sự quan tâm của lãnh đạo đứng đầu cơ quan có vai trò rất quan trọng tác động đến việc tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý. Nếu ngƣời lãnh đạo nhận thức đƣợc sự cần thiết của công tác cán bộ nữ, coi đó là một trong những nhiệm vụ chính trị mà cơ quan phải hoàn thành và quyết tâm thực hiện thì họ sẽ có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm chỉ đạo và giám sát thực hiện để đạt đƣợc kết quả đặt ra. Thực tế cho thấy, địa phƣơng nào lãnh đạo quan tâm rõ rệt thì địa phƣơng đó có tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý rất cao”. Công

tác quy hoạch, bộ nhiệm cán bộ nữ tại cơ quan, đơn vị đã đƣợc cấp ủy quan tâm chỉ đạo, thể hiện ở việc tăng cƣờng kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới của các đơn vị; đƣa ra một số chỉ tiêu, quy định thực hiện; chƣa phê duyệt danh sách quy hoạch, bổ nhiệm của những đơn vị có tỷ lệ nữ trong quy hoạch thấp, không đảm bảo mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, ở một số cơ quan hiện nay lãnh đạo cấp ủy, ngƣời đứng đầu chƣa làm hết trách nhiệm, chƣa nhận thức rõ trách nhiệm thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ là nhiệm vụ của chính quyền, nên còn giao phó cho Công đoàn, Ban nữ công, hoặc các đơn vị cơ sở. Từ đó, chƣa có những giải pháp tích cực, chƣa cụ thể hóa các vấn đề về công tác cán bộ nữ thành các chính sách của sở, ngành và cũng chƣa tích cực kiểm tra, giám sát. Phƣơng pháp thực hiện chủ yếu là nhắc nhở nhẹ nhàng và cơ bản vẫn để phát triển một cách “tự nhiên” nên rất khó tăng tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý theo yêu cầu. Thực tế cho thấy, trong nhiều trƣờng hợp lãnh đạo cấp trên phê duyệt danh sách quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ do cấp dƣới trình mà không thể biết hết tƣờng tận từng trƣờng hợp, đơn vị nào chƣa có nữ thì đƣợc nhắc nhở, nhấn mạnh phải có cơ cấu nữ. Chính vì vậy, nhận thức, trách nhiệm của cấp cơ sở trong công tác cán bộ nữ là rất quan trọng.

Chƣa tin tƣởng, chƣa mạnh dạn giao việc cho cán bộ nữ cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nam trƣởng, nữ phó”, hạn chế sự tham gia của cán bộ nữ vào các vị trí ra quyết định nhƣ hiện nay. Thiếu sự ủng hộ từ phía lãnh đạo, đồng nghiệp cũng là một điểm bất lợi của cán bộ nữ khi lấy ý kiến đánh giá tập thể để thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm lãnh đạo.

1.4.2. Tổ chức thực hiện chính sách về công tác cán bộ nữ của các cơ quan hành chính nhà nước cấp t nh hành chính nhà nước cấp t nh

Nhìn từ góc độ giới, cơ chế, chính sách đối với cán bộ nữ còn tồn tại nhiều bất cập, thể hiện trên một số điểm sau:

Thứ nhất, các văn bản còn có sự phân biệt giới về độ tuổi đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm với sự chênh lệch là 5 năm đã hạn chế rất nhiều đến cơ hội phát triển của cán bộ nữ. Cán bộ nam và nữ thƣờng xuất phát cùng một thời điểm ra trƣờng, đi làm với cùng trình độ, năng lực nhƣ nhau. Những năm đầu tiên là quãng thời gian quan trọng để ngƣời cán bộ tích lũy kinh nghiệm, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ… để có đủ kiến thức, bằng cấp thì phụ nữ phải chịu áp lực lớn từ việc phải lo kết hôn, sinh con và nuôi dƣỡng con khôn lớn, khỏe mạnh, tính tƣơng đối là mất khoảng 5 năm.

Thứ hai, các văn bản còn thiếu lồng ghép giới, nhạy cảm giới. Ít có những quy định riêng, ít đƣợc chuyển hóa thành các chính sách cụ thể phù hợp với đặc thù giới của cán bộ nữ, nên không có nhiều tác dụng thực sự trong việc thúc đẩy tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý.

Thứ ba, chính sách luân chuyển cán bộ nữ, chƣa thực sự đƣợc quan tâm, đặc biệt là luân chuyển về địa phƣơng, hoặc từ địa phƣơng lên cấp tỉnh, chuyển từ ngành này sang ngành khác chƣa đi kèm với các quy định đặc thù về chế độ, chính sách, gây hạn chế rất lớn đến cơ hội luân chuyển, rèn luyện và trƣởng thành của cán bộ nữ.

Thứ tư, chính sách bổ nhiệm cán bộ nữ thiếu quy định tỷ lệ nữ đƣợc bổ nhiệm ở các cấp, thiếu những quy định cụ thể về lựa chọn cán bộ giữa nam và nữ trong những trƣờng hợp họ có các điều kiện tƣơng đƣơng, hoặc xấp xỉ ngang nhau - mà hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào đánh giá theo cảm tính, có phần còn nghiêng sang nam giới.

1.4.3. Những ảnh hưởng từ phía gia đình

1.4.3.1. Những hỗ trợ/thúc đẩy từ phía gia đình

* Sự chia sẻ công việc gia đình và hỗ trợ thiết thực của người thân

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự hậu thuẫn của ngƣời chồng là điểm tựa vững chắc của phụ nữ để họ yên tâm công tác. Kết quả nghiên này một lần nữa khẳng định sự thông cảm, yêu thƣơng, chia sẻ gánh nặng việc nhà, cùng chăm lo con cái của ngƣời chồng là những hỗ trợ đắc lực, thiết thực nhất để ngƣời nữ lãnh đạo quản lý phấn đấu vƣơn lên, phát triển sự nghiệp.

* Những thuận lợi từ con cái

Ở gia đình của những phụ nữ làm lãnh đạo, quản lý, đặc biệt những nhà nữ lãnh đạo ở độ tuổi trên 40, con cái đã biết tự phục vụ, giảm gánh nặng, thậm chí còn giúp đỡ đƣợc cha mẹ chăm sóc em nhỏ để ngƣời mẹ yên tâm công tác. Có đƣợc những đứa con ngoan, còn nhỏ đã biết chia sẻ việc nhà là tài nghệ của các chị trong việc nuôi dạy con, thu xếp gia đình và đó cũng là kết quả của một thời gian dài các chị đã phải tạm gác những khát vọng phấn đấu trong sự nghiệp để tận tâm chăm sóc con nhỏ và lo toan cho gia đình.

1.4.3.2. Những rào cản/khó khăn từ gia đình

* Khuôn mẫu giới về vai trò của người phụ nữ trong gia đình

Khuôn mẫu giới truyền thống không khuyến khích phụ nữ coi trọng bƣớc đƣờng công danh và nhận thức của xã hội nói chung, của ngƣời chồng nói riêng về vai trò giới không phải đã biến chuyển đƣợc nhiều. Thực tế cho thấy phần lớn nam giới coi việc nhà và chăm sóc con cái là trách nhiệm chính của vợ, cho nên sự phấn đấu của vợ thƣờng bị họ đặt lên bàn cân mà cán cân

luôn lệch về phía bên kia - bổn phận chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái.

Những trách nhiệm, những ràng buộc tình cảm của ngƣời mẹ với con cái đôi khi cũng là rào cản đáng kể trên bƣớc đƣờng phấn đấu sự nghiệp của phụ nữ, nhất là trong bối cảnh chƣa có những dịch vụ phúc lợi xã hội thiết thực hỗ trợ họ chăm lo gia đình.

* Sự xung đột vai trò

Xã hội đã thừa nhận ngƣời phụ nữ có quá nhiều vai trò trong đời sống. Ngoài lao động sản xuất không thua kém nam giới, họ còn phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của phụ nữ trong quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở lào cai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)