Nhóm giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách về công tác cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của phụ nữ trong quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở lào cai (Trang 85)

T M Ắ CHƢƠNG 2

3.2.2. Nhóm giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách về công tác cán bộ

Các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định rằng, thế kỷ XXI là thế kỷ kinh tế tri thức. Nhƣ vậy, vai trò của sức mạnh cơ bắp sẽ giảm dần và nhƣờng chỗ cho sức mạnh trí tuệ, vì vậy phụ nữ sẽ có thêm cơ hội mới để thể hiện và phấn đấu. Vấn đề là làm sao để phát huy đƣợc tiềm năng, trí tuệ của phụ nữ và làm thế nào tạo điều kiện, để “cơ hội” của phụ nữ biến thành hiện thực. Điều cốt yếu đầu tiên để giúp cho phụ nữ có cơ hội là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý Nhà nƣớc. Để đạt đƣợc những mong muốn đó, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

3.2.2.1. Lồng ghép vấn đề Giới vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ

Trong nhà nƣớc pháp quyền XHCN, hệ thống pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nƣớc là cơ sở quan trọng nhất để Nhà nƣớc quản lý toàn xã hội, để mọi công dân ý thức đƣợc rằng “phải sống, làm việc theo pháp luật”. Một văn bản luật hay một chế độ, chính sách đƣợc hoạch định theo quá trình gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn, mất nhiều công sức và thu hút sự tham gia của nhiều ngƣời, nhiều đơn vị, nhiều tổ chức, cơ quan. Các chính sách liên quan đến phụ nữ thƣờng có nội dung sâu, rộng, đề cập đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ và quan hệ đến nhiều đối tƣợng trong gia đình, trong xã hội. Vì vậy, luật pháp, chế độ, chính sách của nhà nƣớc nếu đƣợc phụ nữ tham gia, xây dựng thì chắc chắn phụ nữ sẽ hiểu thấu đáo hơn và thực hiện tốt hơn. Đặc biệt, nếu luật pháp, các chế độ, chính sách đƣợc lồng ghép Giới thì quyền lợi của phụ nữ chắc chắn sẽ đƣợc đảm bảo tốt hơn, đảm bảo quyền bình đẳng nam - nữ, đảm bảo công bằng xã hội và là động lực để phụ nữ phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình.

Việc lồng ghép Giới cần đƣợc cụ thể hóa trong từng văn bản pháp luật, trong từng chế độ và chính sách cụ thể từ khâu hoạch định đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá và điều chỉnh. Thực hiện giải pháp này, cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng; các cơ quan chức năng, các sở, ngành liên quan nên phối hợp thƣờng xuyên để chủ động nghiên cứu về các nội dung quản lý Nhà nƣớc liên quan đến phụ nữ, nghiên cứu các đề tài về phát huy vai trò của phụ nữ, của cán bộ nữ trong quản lý Nhà nƣớc; tranh thủ sự đóng góp của các nhà khoa học, đặc biệt các nhà khoa học nữ để nâng cao chất lƣợng sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nƣớc; phối hợp với các trƣờng, các cơ quan liên quan để đào tạo kỹ năng, nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ nữ, thành viên Ban VSTBPN và cán bộ của Hội LHPN.

3.2.2.2. Xây dựng chiến lược/kế hoạch tổng thể đảm bảo tính đồng bộ và khả thi về phát triển đội ng cán bộ nữ nói chung, trong các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng

Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị đã khẳng định “Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tƣơng xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến

lƣợc công tác cán bộ của Ðảng”. Do đó “Các cấp ủy đảng có trách nhiệm lãnh

đạo xây dựng quy hoạch cán bộ nữ trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Ðảng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phƣơng. Ðối với cán bộ nữ, đồng thời với việc xây dựng quy hoạch, phải chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng để chủ động về nhân sự; đề bạt, bổ nhiệm cần bảo đảm tiêu chuẩn của từng chức danh, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy đƣợc thế mạnh, ƣu điểm của cán bộ nữ. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm”.

Tuy nhiên, đến nay vấn đề này chƣa đƣợc quan tâm một cách thỏa đáng. Nếu không có chiến lƣợc tổng thể, việc tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo chỉ có thể giải

quyết đƣợc ở một vài nơi, vào một vài thời điểm nào đó, không có tính bền vững, ổn định. Về lâu dài, nguy cơ hẫng hụt đội ngũ lãnh đạo, quản ký kế cận - và khó khăn trong việc tăng tỷ lệ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý vẫn tiếp diễn. Bởi vậy, Ban Tổ chức tỉnh ủy, sở Nội vụ cần tham mƣu xây dựng chiến lƣợc/kế hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh, trong đó cần có định hƣớng chỉ tiêu hoặc quy định chỉ tiêu tối thiểu, nhằm đảm bảo có một tỷ lệ “không ít hơn 30% phụ nữ ở các cƣơng vị hoạch định và quyết định chủ trƣơng và chính sách” - nhƣ chỉ tiêu đã đề ra.

Trên cơ sở đó, các sở, ngành cần xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ nữ một cách cụ thể gắn với nhiệm vụ đặc thù của mỗi sở, ngành. Đồng thời, các đơn vị cũng cần có chiến lƣợc/kế hoạch phải triển đội ngũ cán bộ nữ mang tính đồng bộ, để tăng cƣờng tạo nguồn cho tỉnh. Trong các kế hoạch chiến lƣợc của tỉnh cần chú trọng việc quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, gắn với công tác đào tạo, bồi dƣỡng và bố trí sử dụng, nhất là đối với cán bộ nữ trẻ.

3.2.2.3. Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ

Để có một ngƣời phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, cần quan tâm xây dựng quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, nâng cao năng lực của phụ nữ về mọi mặt nhằm tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan của hệ thống chính trị; thực hiện quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dƣỡng và bố trí, sử dụng cán bộ nữ, đảm bảo yêu cầu phát triển liên tục bền vững đội ngũ cán bộ nữ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, tránh tình trạng khi đại hội, bầu cử mới tìm kiếm nhân sự đủ tiêu chuẩn. Để phát triển bền vững đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp, các lĩnh vực, cần chú trọng thức hiện những giải pháp sau:

- Các cấp, các ngành cần xác định công tác cán bộ nữ trong chiến lƣợc chung về công tác cán bộ của Đảng, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển cán bộ nữ phù hợp với mục tiêu và chỉ tiêu của đại hội Đảng bộ các cấp.Tăng cƣờng yếu tố nhân tài, chất lƣợng cao trong công tác quy hoạch và đào tạo

cán bộ trong hệ thống chính trị nƣớc ta. Mục tiêu thu hút, sử dụng, phát huy đƣợc nhân tài cần đƣợc quán triệt sâu sắc hơn và thực hiện có tính chiến lƣợc, xuyên suốt trong công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ nữ nói riêng

- Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, sở Lao động Thƣơng binh và xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp xây dựng kế hoạch và quy hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ nữ; Xây dựng chính sách đào tạo và khuyến khích cán bộ nữ nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận và quản lý Nhà nƣớc; trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển chú ý đến cán bộ nữ; hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị trong công tác sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ nữ chủ chốt ở các phòng, ban, ngành, đoàn thể và chuẩn bị nhân sự nữ cho những năm tiếp theo.

Đối với công tác quy hoạch cán bộ, cầnxây dựng quy hoạch cán bộ nữ toàn diện và đồng bộ hơn hiện nay để phát huy đƣợc khả năng đa dạng và sức mạnh tổng hợp của nữ giới, bên cạnh quy hoạch lãnh đạo quản lý cần thực hiện các phân loại cán bộ cơ bản trong đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh hiện nay là: cán bộ giáo dục, khoa học, công nghệ; cán bộ quản lý kinh doanh - doanh nhân; cán bộ văn hóa, nghệ thuật; cán bộ tham mƣu chiến lƣợc, chuyên gia…Trong công tác quy hoạch, cần quan tâm đến lực lƣợng nữ cán bộ trẻ tuổi, nữ là ngƣời dân tộc thiểu số. Một ngƣời có thể quy hoạch 3 vị trí, chức danh; một vị trí có thể quy hoạch 3 ngƣời.

Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ nữ trong tổng thể quy hoạch cán bộ của đảng ở từng cấp, từng ngành; đảm bảo tỷ lệ nữ đƣa vào quy hoạch các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng/ban đến cấp sở/ngành theo đúng các văn bản chỉ đạo của trung ƣơng. Xác định rõ những ngành, những lĩnh vực cần có cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ, từ đó có kế hoạch quy hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dƣỡng, đề bạt, sử dụng; Chú trọng cán bộ nữ làm công tác khoa học kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, hành chính, quản lý nhà nƣớc. Xây dựng quy hoạch cán bộ nữ theo tinh thần nghị quyết và chiến lƣợc cán bộ của trung ƣơng và yêu cầu thực tiễn của tỉnh, xem đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

của công tác cán bộ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nƣớc. Trong quy hoạch cần thể hiện rõ tính liên tục, kế thừa, phát triển và trẻ hóa đội ngũ cán bộ nữ. Từng bƣớc chủ động trong công tác quy hoạch, đáp ứng nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài, đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch phải đạt từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ là ngƣời dân tộc thiểu số phải có cơ cấu hợp lý tùy theo từng cơ quan, đơn vị sử dụng. Ví dụ: Sở GD và ĐT tỷ lệ công chức nữ lãnh đạo phải đạt trên 35% vì tỷ lệ công chức nữ tại sở này cao; hay sở Tài nguyên môi trƣờng, sở Nông nghiệp và PT NT, sở Công Thƣơng, sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải hiện nay chƣa có lãnh đạo nữ giữ chức phó trƣởng ngành thì quy định phải có ít nhất 01 nữ lãnh đạo cấp trƣởng hoặc phó sở và quy định các phòng ban thuộc sở cũng phải có công chức nữ tham gia làm lãnh đạo phó hoặc trƣởng phòng...

Chỉ đạo các cấp, các ngành hàng năm phải tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch. Trong đó cần quan tâm, xem xét tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch; phải kịp thời bổ sung cán bộ nữ đủ tiêu chuẩn vào nguồn quy hoạch; nếu cơ quan, đơn vị chƣa có nguồn cần mở rộng sang các cơ quan, đơn vị khác, không khép kín, cục bộ trong công tác quy hoạch. Cấp ủy cấp trên kiên quyết không phê duyệt quy hoạch cán bộ cho cấp ủy và tổ chức đảng cấp dƣới khi không đảm bảo tỷ lệ nữ trong quy hoạch.

Công tác quy hoạch cán bộ phải thực sự gắn kết với các khâu khác trong công tác cán bộ, nhƣ: đánh giá, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ. Phải thực sự tạo cơ hội cho cán bộ nữ tham gia công tác, rèn luyện, phấn đấu, trƣởng thành, cống hiến và khẳng định khả năng của mình. Mặt khác phải coi đó là trách nhiệm thƣờng xuyên, quan trọng của các cấp lãnh đạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Tránh tình trạng chỉ xem xét quy hoạch cán bộ nữ nhƣ hoạt động mang tính phong trào, hoặc chỉ quy hoạch cho có nữ trong cơ cấu cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong giải pháp tạo nguồn cán bộ nữ, cần chú trọng thực hiện tốt từ khâu tuyển dụng, lựa chọn cán bộ, ngoài các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện chung, cần chú ý đặc điểm giới.

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, coi trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ nhằm chuẩn hóa và nâng cao kiến thức cho cán bộ nữ, để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ công tác ở những vị trí cao hơn. Ƣu tiên đào tạo cán bộ nữ là ngƣời dân tộc thiểu số. Cần tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ bằng nhiều hình thức. Mở rộng liên kết, phối hợp các cấp các ngành, lựa chọn các hình thức đào tạo thích hợp với điều kiện cán bộ nữ. Tăng cƣờng tỷ lệ nữ trong các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thiết thực đáp ứng yêu cầu ứng dụng thực tế cho cán bộ nữ. Chú trọng trang bị các kiến thức, kỹ năng mềm cho cán bộ nữ, nhất là với đối tƣợng trẻ., nhƣ: kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình…Trong đào tạo cần gắn liền giữa lý thuyết với thực hành, tạo cơ hội để cán bộ nữ đƣợc trải nghiệm thực tiễn và thực hành các kỹ năng mềm.

Mỗi sở, ngành, cơ quan, đơn vị cần nghiên cứu thực hiện tốt việc nâng cao năng lực cho nữ cán bộ lãnh đạo, nữ cán bộ quản lý và nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực. Ví dụ: có thể nghiên

cứu áp dụng mô hình “Hướng dẫn- kèm cặp”đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới

áp dụng và hiện nay đã đƣợc triển khai thí điểm tại Bộ Ngoại giao và một số sở Ngoại vụ thông qua dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế”. Đây là mô hình hƣớng dẫn, dìu dắt của lãnh đạo đi trƣớc cho cán bộ cấp dƣới và trong diện quy hoạch tại cấp bộ, sở, ngành và các phòng/ban chuyên môn. Thông qua việc truyền đạt kinh nghiệm, uốn nắn, dìu dắt, truyền cảm hứng để cán bộ trong quy hoạch, ngƣời đƣợc kèm cặp - hƣớng dẫn có đƣợc động cơ đúng đắn, tiếp thu kiến thức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm cho bƣớc đƣờng trƣởng thành của mình.

3.2.2.4. Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ

Thực hiện công tác rà soát, sửa đổi các chính sách công tác cán bộ (về quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, ứng cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại...) theo hƣớng loại bỏ mọi hình thức phân biệt giới về độ tuổi - không còn phù hợp với

quy định trong Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Ban Bí thƣ và Điều 11 - Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị của Luật Bình đẳng giới. Đồng thời xác định những biểu hiện bất hợp lý, bất lợi đối với nữ để sửa đổi, bổ sung những quy định có tính đến những đặc thù về vai trò giới. Cần có những hƣớng dẫn cụ thể đối với nữ trong công tác cán bộ, từ tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, đến bố trí sử dụng, luân chuyển, bổ nhiệm... tạo điều kiện cho cán bộ nữ có cơ hội phát triển bình đẳng với cán bộ nam.

Đề xuất với Đảng, Nhà nƣớc ban hành những quy định chính thức về cơ chế chính sách đối với công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ cán bộ nữ bổ nhiệm vào các chức danh trong cơ quan nhà nƣớc; quy định về quyền/cách lựa chọn hoặc ƣu tiên đối với nữ khi đạt tiêu chuẩn nhƣ nam trong tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bổ nhiệm cán bộ làm cơ sở để tỉnh vận dụng và hƣớng dẫn thực hiện.

Nghiên cứu, bổ sung tiêu chuẩn của cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý: ngoài tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, có thể nghiên cứu xem xét xây dựng những tiêu chuẩn đặc thù đối với nữ theo từng chức danh trong mỗi sở, ngành

Có những cải cách về chế độ, điều kiện nâng lƣơng, nâng bậc, nâng ngạch phù hợp, công bằng với cán bộ nữ, tránh gây thiệt thòi cho cán bộ nữ nhƣ hiện nay. Cần có các chính sách đặc thù hỗ trợ về tiền lƣơng, trợ cấp phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của phụ nữ trong quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở lào cai (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)