Xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của phụ nữ trong quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở lào cai (Trang 97)

T M Ắ CHƢƠNG 2

3.3. xuất, kiến nghị

Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị đã khẳng định

“Xây dựng, phát triển vững chắc đội ng cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Ðảng”. Do đó, các cấp ủy đảng có trách nhiệm xây dựng quy hoạch cán bộ nữ trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Ðảng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phƣơng. Phải chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ nữ để chủ động về nhân sự; đề bạt, bổ nhiệm cần bảo đảm tiêu chuẩn của từng chức danh, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy đƣợc thế mạnh, ƣu điểm của cán bộ nữ. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa

nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm. Để góp

phần tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung, trong việc tham gia vào các vị trí quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tôi xin mạnh dạn đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất nhƣ sau:

3.3.1. Đối với Bộ Chính trị và Ban Bí thư

- Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ Đảng tăng cƣờng quán triệt, nâng cao trách nhiệm trong thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác phụ nữ; quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, đề bạt cán bộ nữ; thực hiện luân chuyển cán bộ nữ theo quy hoạch, kết hợp luân chuyển để đào tạo, bồi dƣỡng

cán bộ lãnh đạo, quản lý; nghiên cứu đặc điểm riêng của cán bộ nữ để luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ nữ trong từng lĩnh vực; chú trọng quan tâm đến bố trí cán bộ lãnh đạo nữ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội; quan tâm quy định tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ các cấpít nhất 25%; ít nhất 20% cán bộ nữ giữ vị trí trƣởng ngành cấp tỉnh để phát huy vai trò Quyết định trong quản lý.

- Nghiên cứu, quy định rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan, địa phƣơng và cấp uỷ các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác cán bộ nữ theo Nghi quyết của Đảng. Có biện pháp, chế tài đối với cấp uỷ, ngƣời đứng đầu khi thực hiện không đạt chỉ tiêu hoặc vi phạm quy định; không xem xét phê duyệt quy hoạch đói với những nơi không đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ.

3.3.2. Đối với t nh Lào Cai

Tiếp tục quán triệt sâu rộng các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác cán bộ nữ, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành nhất là ngƣời đứng đầu cơ quan đơn vị về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác phụ nữ trong đó có công tác cán bộ nữ, đặc biệt là Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị, kết luận 55-KL/TW của Ban Bí thƣ, Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị. Chƣa duyệt đề án nhân sự các cấp nếu đơn vị đƣợc duyệt không đảm bảo tỷ lệ nữ theo Nghị quyết số 11- NQ/TW và Chiến lƣợc Quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020

Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật với các cơ quan, ban ngành tổ chức, nội vụ, đoàn thể, tổ chức xã hội để phối hợp hoạt động tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân.

Cụ chế hoá chủ trƣơng, đƣờng lối, nghị quyết thành các chính sách quy định về công tác phụ nữ, cán bộ nữ (nhƣ chính sách quy định về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ, quy hoạch, bổ nhiệm…) và đƣợc thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh. Xây dựng tiêu chí riêng trong tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bổ nhiệm cán bộ Nữ làm cơ sở để các sở, ngành vận dụng

và hƣớng dẫn thực hiện trong nội bộ. Có chính sách luân chuyển cán bộ nữ từ khối Đảng, MTTQ, đoàn thể sang công tác tại các cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc và ngƣợc lại, để bổ sung, hỗ trợ đội ngũ lãnh đạo nữ có kinh nghiệm thực tế trong công tác tuyên truyền, vận động và công tác quản lý nhà nƣớc trong việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng.

Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thiết thực đáp ứng yêu cầu ứng dụng thực tế cho cán bộ nữ. Chú trọng trang bị các kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý cho cán bộ nữ, nhất là với cán bộ trẻ, cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số. Thƣờng xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội; chú trọng công tác quy hoạch, tạo nguồn, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ nữ.

Tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của Ban VSTBPN; tăng cƣờng tính chủ động, sáng tạo để Ban VSTBPN thực sự là cơ quan tham mƣu hiệu quả về Bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ cho Thủ trƣởng và cấp ủy đơn vị.

Tiếp tục đổi mới nội dung phƣơng thức tuyên truyền, giáo dục các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan ban ngành đoàn thể về Bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ, nhƣ: Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị, Luật bình đẳng giới, Chƣơng trình hành động quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020…

Tăng cƣờng tổ chức các hoạt động tập huấn kiến thức về giới cho đội ngũ lãnh đạo của các cơ quan ban, ngành các cấp từ tỉnh đến cơ sở,mà trƣớc hết là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức giới nhằm chuyển biến thành hành động cụ thể của cá nhân ngƣời đứng đầu về trách nhiệm cá nhân đối với việc tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý. Đƣa chuyên đề đào tạo về giới và BĐG vào trong chƣơng trình đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh đối với cán bộ, công chức, viên chức nhất là đối với đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ lãnh đạo quản lý.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi nhƣ hiện nay, nền chính trị Việt Nam đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức mới, trong đó có vấn đề nâng cao năng lực và sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị, tham gia vào công tác quản lý Nhà nƣớc, hƣớng đến mục tiêu bình đẳng giới và công bằng xã hội là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết để xây dựng một xã hội, một đất nƣớc dân chủ, công bằng, văn minh và phát triển. Lý luận và thực tiễn cách mạng đã chứng minh, phụ nữ là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi phải nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại là quan trọng và rất cần thiết trong xã hội hiện nay.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu nội dun sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có ý nghĩa quan trọng, nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc, sự tham gia của phụ nữ còn bộc lộ những hạn chế so với tiềm năng của phụ nữ và yêu cầu của công cuộc đổi mới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Để góp phần khắc phục những hạn chế trên, luận văn đã đề cập đến một số giải pháp nhằm tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý trong cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh, trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đó là những giải pháp nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ; đó là giải pháp về xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác cán bộ nữ; giải pháp tuyên truyền, khuyến khích sự nỗ lực vƣơn lên của đội ngũ cán bộ nữ và huy động sự ủng hộ của gia đình, ngƣời thân đối với cán bộ nữ.

Những giải pháp mà luận văn đƣa ra, có thể còn có những bất cập, chƣa thật sự hiệu quả, nhƣng tôi tin tƣởng rằng nếu tỉnh Lào Cai thực hiện một cách triệt để các giải pháp trên sẽ mang lại những kết quả cao hơn trong công tác cán bộ nữ của tỉnh, góp phần đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, qua đó nâng cao vị thế, vai trò ngƣời phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, vì sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ Việt Nam; vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Vân Anh (2007), “Đóng góp kinh tế của vợ và chồng”, Nghiên

cứu gia đình và giới, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (2008), “Bình đẳng giới ở Việt

Nam”, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (1967), Nghị quyết số 153 NQ/TW ngày

10/01/1967 “về công tác Phụ nữ”

4. Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng (1993), Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày

19/9/1993Về thực hiện nghị quyết Bộ Chính trị, đổi mới, tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”.

5. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (1994), Chỉ thị số 37/CT/TW, ngày

16/5/1994Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”.

6. Ban chấp hành trung ƣơng Đảng (1984), Chỉ thị số 44 CT/TW ngày

7/6/1984 “về Tăng cường công tác cán bộ nữ”.

7. Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng (2007): Giới thiệu tác phẩm “Di

chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

8. Báo cáo công tác tổ chức năm 2009, 2010, 2011, 2012 Ban tổ chức tỉnh uỷ Lào Cai

9. Báo cáo Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2016

10. Báo cáo Kết quả nghiên cứu định tính “về nữ lãnh đạo khu vực Nhà

nước ở Việt Nam. 2010”.

11. Báo cáo quốc gia lần thứ 5 và thứ 6 “về tình hình thực hiện công ước

Liên hiệp quốc về xóa bỏ hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ” (CEDAW). 2004.

12. Báo cáo sơ kết 5 năm (2007- 2012) thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của

Bộ Chính trị (khoá X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH -

13. Báo cáo Tổng kết 10 năm hoạt động của Ban VSTBPN tỉnh Lào Cai.

14. Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết số 04/NQ-TƢ ngày 12/7/1993 về “Đổi

mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”.

15. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007, vềCông

tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

III

18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI

19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X

20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII

21. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), “Định kiến giới đối với nữ giới trong lĩnh

vực lãnh đạo, quản lý”. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình, số 1.

22. Vƣơng Thị Hanh (2005), “Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức trên quan điểm giới”. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1

23. Nguyễn Đức Hạt (2007), “Nâng cao năng lực cán bộ nữ trong hệ thống

chính trị”. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

24. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.9

25. Nguyễn Thị Thanh Hòa (2011),Nâng cao nãng lực lãnh đạo của cán bộ

nữ trong hệ thống chính trị”. Tạp chí Xây dựng Đảng tháng 10/201.

26. Trần Thị Hòe (2008), “Đảm bảo quyền tham gia chính trị của phụ nữ

trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 3.

27. Học viện Hành chính (2010), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước.

29. Trần Thị Hƣơng (2006), “Vai trò của cấp ủy trong công tác cán bộ nữ”.

Tạp chí Xây dựng Đảng tháng 9/2006.

30. Võ Thị Mai (2006), “Bình đẳng giới trong việc nâng cao năng lực lãnh

đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị”. Tạp chí Xã hội học, số 4.

31. Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 1/12/2009, “Chương trình hành động của

Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh

CNH – HĐH”.

32. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (1946), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

33. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (1959), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

34. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (1980), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

35. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (1992), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

36. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2006), Luật Bình đẳng giới.

37. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2013), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam

38. Lê Thị Quý - Nguyễn Thị Tuyết Nga (2008), “Phụ nữ trong công tác

lãnh đạo”. Tạp chí cộng sản điện tử, số 20.

39. Lê Thị Quý (2009), “Giáo trình Xã hội về giới”. Nxb Giáo dục Việt Nam.

40. Ủy ban các vấn đề xã hội- Quốc hội nƣớc Cộng h òa XHCN Việt Nam

(2009), “Giới và lồng ghép giới với hoạt động của quốc hội”. NXB

Chính trị quốc gia.

41. Ủy ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ và Tổng cục thống kê (2005), “Số liệu

thống kê giới những năm đầu thế kỷ 21”.

42. Ủy ban vì sự tiến bộ phụ nữ (2004), “Phân tích tình hình và đề xuất

chính sách nhằm tăng cường sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam”.

44. Báo cáo tổng kết 10 năm của tỉnh uỷ lào Cai về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc

45. Báo cáo rà soát thống kê số lƣợng, trình độ cán bộ, công chức nữ lãnh

PHỤ LỤC

BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN:

Họ và tên ngƣời đƣợc phỏng vấn:……….……….. Cơ quan:……… Giới tính: - Nam - Nữ Năm sinh: ……….. Chức vụ: - Chính quyền:……… -Đảng:……… - Đoàn thể:………. Trình độ văn hóa:……… Trình độ chuyên môn: 1: Trung cấp 2: Cao đẳng 3: Đai học 4: Trên Đại học Trình độ lý luận chính trị: 1: Sơ cấp 2: Trung cấp 3: Cao cấp, cử nhân

II. PHẦN THÔNG TIN CHUNG

Xin anh/ chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây:

Câu1. Tổng số cán bộ, công chức (CBCC) tại cơ quan/đơn vị của anh/chị

Số lƣợng: ...ngƣời

Trong đó: Nam:...ngƣời Nữ:...ngƣời

Câu 2. Tổng số Đảng viên tại cơ quan/đơn vị của anh/chị

Số lƣợng: ... ngƣời

Trong đó: Nam:...ngƣời Nữ:...ngƣời

Câu 3. Tổng số lãnh đạo chủ chốt trong cơ quan/ đơn vị của anh/chị?

Số lƣợng: ... ngƣời

Trong đó: + Nam:...ngƣời + Nữ:...ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của phụ nữ trong quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở lào cai (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)