Về nguyên nhân khách quan
Một là, do hệ thống pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về hôn nhân và gia đình chưa hoàn thiện, đồng bộ, chậm sửa đổi bổ sung để đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ trong gia đoạn cải cách tư pháp.
Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hóa đường lối của Đảng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể: Từ năm 1986 đến nay nhà nước ta đã ban hành: Luật hôn nhân và gia đình (các năm 1986, 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014); Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Bộ luật dân sự (các năm 1995, 2005 và 2015).
Những văn bản pháp luật mới được ban hành đã khắc phục được những thiếu sót của văn bản pháp luật cũ, đáp ứng tốt những yêu cầu áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình trong các giai đoạn phát triển của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có sự chồng chéo, mặc dù có nhiều văn bản hướng dẫn nhưng còn thiếu thống nhất. Mặt khác, các văn bản hướng dẫn dưới luật lại thường xuyên có sự sửa đổi, bổ sung, thay thế. Trong khi cẩm nang của lĩnh vực này mang tính pháp lý cao nhất là Luật về nội dung lại chậm sửa đổi. Đơn cử như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực thi hành được 14 năm (từ 01/01/2001 đến 31/12/2014), trong khoảng thời gian đó, sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội có tỷ lệ tăng dần nhưng không mang tính ổn định, thuần túy mà có những tác động bất lợi của xã hội mang tính khách quan như nạn bạo lực gia đình, nạn cá độ bóng đá, đề đóm, cờ bạc rượu chè; sự ghen tuông, ngoại tình ảnh hưởng đến việc duy trì hạnh phúc hôn nhân gia đình, kéo theo sự phát triển nhanh về kinh tế, về tri thức khoa học kỷ thuật, về những biến đổi của xã hội mà trước đây các
quy phạm về Hôn nhân và gia đình chưa nhìn thấy trước dẫn đến các chế định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã phát sinh nhiều vấn đề bất cập, không đáp ứng kịp yêu cầu cấp thiết và tính thực tiễn của xã hội. Những quan hệ xã hội về hôn nhân gia đình mới phát sinh chưa được quy định hoặc đã được quy định nhưng chưa được hướng dẫn cũng là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả phán quyết của Hội đồng xét xử không thống nhất, thiếu giá trị áp dụng vào thực tiễn, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong hôn nhân gia đình. Từ 01/01/2015 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bắt đầu có hiệu lực thay thế Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì gặp phải trở ngại đó là quy định của luật cũ đã thành kiến thức thuộc lòng đối với những người thi hành pháp luật trong thời gian quá dài, để tiếp cận các quy định mới cần phải có thời gian quán triệt, học tập, tập huấn giai đoạn triển khai ban đầu cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế nhất định trong việc áp dụng luật vào thực tiễn giải quyết vụ án.
Hai là, do lượng án hôn nhân và gia đình hai năm trở lại đây tăng
mạnh trong điều kiện biên chế Thẩm phán, Thư ký Tòa án không tăng.
Điều này tạo áp lực lớn về tiến độ công việc khi giải quyết loại án này, nhất là vào thời điểm chuẩn bị kết thúc số liệu năm công tác. Chính yêu cầu phải giải quyết nhanh, giải quyết sớm đạt chỉ tiêu vụ việc đã khiến Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thiếu kiên trì trong hòa giải đoàn tụ, phán quyết vụ việc khi chứng cứ pháp lý chưa chắc chắn, thiếu tính thuyết phục cũng phần nào làm hạn chế quyền của đương sự trong quá trình tham gia tố tụng.
Ba là, do trình độ nhận thức của đương sự không đồng đều và hiểu biết pháp luật của công dân còn hạn chế.
Thực tế cho thấy khi tham gia hoạt động giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình nhiều đương sự không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo luật định, không phối hợp, gây khó khăn, đối phó, cản trở cho việc
giải quyết vụ án như: Không cung cấp tài liệu, chứng cứ, vắng mặt không có lý do hoặc tìm đủ lý do để xin hoãn phiên tòa, khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử để mời Luật sư bảo vệ cho họ, họ không cho Tòa án và Hội đồng định giá, thẩm định vào nhà để đo đạc, thẩm định, xác định thực địa thửa đất tranh chấp…thực trạng này đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động xét xử. Chính từ việc không am hiểu các quy định pháp luật về Tố tụng dân sự, pháp luật về hôn nhân và gia đình dẫn đến công dân không thể tự mình bảo vệ quyền của mình cũng như yêu cầu Tòa án và các cơ quan khác bảo vệ quyền công dân của mình khi tham gia vào hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.
Bốn là, chất lượng đội ngũ luật sư, Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự chưa thật sự lấy pháp luật làm thước đo, làm chuẩn mực để thực hiện nhiệm vụ của mình mà thường có tư tưởng thiên vị thân chủ, cố tình đưa ra những lập luận trái luật, thiếu khách quan dẫn đến niềm tin của đương sự đặt vào sự công bằng của pháp luật còn khiên cưỡng, mông lung. Chẳng hạn: Trong vụ án hôn nhân gia đình có tranh chấp về quyền nuôi con, nguyên đơn mời luật sư bảo vệ quyền lợi để được quyền nuôi con, trong khi điều kiện về chổ ở, thu nhập và tư cách phẩm chất đạo đức của nguyên đơn không đảm bảo để giao quyền nuôi con. Thế nhưng Luật sư vẫn khăng khăng bảo vệ thân chủ đề nghị Toà quyết định giao con cho nguyên đơn mặc dù không có căn cứ chứng minh quan điểm đề nghị của mình, hậu quả là nếu đương sự thiếu hiểu biết pháp luật sẽ có tư tưởng mất niềm tin vào pháp luật, đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế quyền tranh tụng của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án vì tư tưởng phụ thuộc, giao cả cho Luật sư.
Năm là, hạn chế có phần nguyên nhân từ việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức
Tính chất đặc thù công việc của hệ thống Toà án chịu rất nhiều áp lực từ nhiều phía: dư luận, đương sự, nhân dân, cơ quan tổ chức…bởi lẽ phán quyết của Toà án tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tuy nhiên, chế độ chính sách về thu nhập đối với cán bộ ngành Tòa án chưa thực sự tương xứng với tính chất công việc, chưa thu hút được nguồn cán bộ có trình độ, năng lực vào công tác trong ngành, đặc biệt đối với những đơn vị miền núi như Tuyên hoá, Minh Hoá thường phải tăng cường thêm Thẩm phán. Điều kiện, phương tiện làm việc còn quá thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác trong tình hình hiện nay. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, Thẩm phán chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả công tác chưa cao.
Sáu là, do điều kiện phương tiện làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiệp vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác trong giai đoạn hiện nay
Toà án nhân dân huyện Bố Trạch nhiều năm nay làm việc trong điều kiện trụ sở chật hẹp, điều kiện phòng làm việc, phòng xét xử còn nhiều thiếu thốn. Xe ô tô là phương tiện cần thiết để đi cơ sở phục vụ xét xử lưu động, đi định giá, xác minh… cũng chưa đáp ứng kịp thời. Đồng thời, do nguồn ngân sách còn hạn hẹp nên ứng dụng công nghệ thông tin tại Toà án nhân dân huyện Bố Trạch vẫn còn rất hạn chế và chưa có quy hoạch phát triển bền vững. Số lượng máy vi tính của Tòa án đang được sử dụng là 12 máy/15 cán bộ. Tuy nhiên, nhiều máy tính đã hoạt động lâu năm bị lỗi kỹ thuật, hoạt động không ổn định, hết khấu hao sử dụng.
Bảy là, một số cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ phối hợp với Toà án trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho công dân vẫn còn nặng tư tưởng
và nề nếp hành chính cũ, còn hành dân, quan liêu, thờ ơ, chưa đổi mới cải
lắng, đi lại nhiều lần và họ đặt sự nghi ngờ vào ý thức trách nhiệm công vụ của bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình cũng chưa được chú trọng nên trình độ am hiểu pháp luật của đương sự còn hạn chế.
Tám là, do công tác chỉ đạo thực hiện việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình chưa được quan tâm đúng mức.
Pháp luật tôn trọng các quyền kết hôn, ly hôn của công dân. Kết quả xét xử án hôn nhân và gia đình phải tuân thủ pháp luật và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương, góp phần cùng toàn xã hội xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, thực hiện tốt chủ trương xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Điều này đặt ra yêu cầu thường xuyên đó là công tác chỉ đạo của Lãnh đạo đơn vị và trách nhiệm lớn cho các Hội đồng xét xử khi tham gia giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình.
Về nguyên nhân chủ quan
Một là, hạn chế do tình hình biên chế cán bộ không tăng trong khi án các loại tăng đột biến .
Trong bối cảnh trật tự trị an xã hội thiếu ổn định bền vững, nạn bạo lực gia đình, tệ nạn cờ bạc rượu chè đề đóm hoặc quan hệ tình cảm ngoài vợ ngoài chồng gia tăng nên lượng án hôn nhân gia đình tăng cao và ngày càng phức tạp. Số lượng cán bộ, Thẩm phán lại không đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, dẫn đến tình trạng án giải quyết quá tải, một Thẩm phán phải giải quyết quá nhiều vụ việc trong khi áp lực về tỷ lệ án huỷ, cải sửa tăng đã ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm quyền con người trong giải quyết án.
Với tỷ lệ vụ việc tăng nhanh từ 12% (năm 2013) lên 51,3% (năm 2017) với tính chất mức độ ngày càng phức tạp thì năm 2013 lại bị cắt giảm biên chế, đồng chí Chánh án chuyển công tác, Đồng chí Phó Chánh án được bổ
nhiệm thay thế nhưng không bổ nhiệm thêm Phó chánh án. Thẩm phán chỉ còn 04 người trên tổng số 14 biên chế, đến năm 2016 tăng thêm 01 thẩm phán và bổ nhiệm mới 01 phó chánh án. Đây là những bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ; chính sách biên chế đã tác động không nhỏ đến tư tưởng cán bộ, công chức, dẫn đến khó khăn trong việc phân công bố trí công việc cũng như quản lý chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng công việc.
Hai là, hạn chế từ chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký và Hội thẩm nhân dân được giao thực hiện nhiệm vụ giải quyết án Hôn nhân và gia đình
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế nêu trên trước hết thuộc về trách nhiệm của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Một số Thẩm phán chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời và nhận thức chưa đúng các quy định của pháp luật liên quan đến công tác giải quyết án hôn nhân và gia đình; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa chủ động tích cực trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và trong việc thực hiện các kỹ năng thu thập chứng cứ và kỹ năng xét xử nên xảy ra tình trạng nắm không vững các tình tiết của vụ án, lúng túng khi điều hành phiên tòa… Chưa tận dụng thời gian nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật nên khi xét xử đã vi phạm tố tụng, áp dụng căn cứ pháp luật không chính xác; thụ động trong việc nghiên cứu hồ sơ, lập trường quan điểm về đường lối giải quyết không vững vàng, khả năng lập luận, diễn giải không logic dẫn đến không bảo đảm được cho đương sự thực hiện đầy đủ các quyền con người, quyền công dân trong hoạt động giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình.
Mặt khác, trong thực tiễn, vẫn còn quan niệm cho rằng án hôn nhân gia đình là loại án dễ làm, là dạng việc nhẹ nhất trong các loại án. Từ quan niệm này, một số ít Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thiếu đầu tư nghiên cứu khi
tham gia xét xử. Trong khi đó, theo yêu cầu của xã hội thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử án hôn nhân gia đình phải là người có năng lực tốt về nghiệp vụ, có kiến thức sâu, rộng về hôn nhân, gia đình, xã hội; có tinh thần, trách nhiệm cao với cuộc sống cộng đồng. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến một quan hệ pháp luật tranh chấp bị tách ra làm nhiều vụ án phải thụ lý, giải quyết nhiều lần, gây phiền hà cho đương sự.
Một chủ thể cần đề cập đó là Hội thẩm nhân dân, đây là chủ thể không thể thiếu nhằm bảo đảm cho việc xét xử khách quan đúng pháp luật, Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử ngang quyền với Thẩm phán, khi nghị án biểu quyết theo đa số. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy kiến thức pháp lý của các Hội thẩm nhân dân còn hạn chế, một số ít Hội thẩm được đào tạo qua Đại học Luật, còn hầu hết là trình độ chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau. Qua từng nhiệm kỳ bầu Hội thẩm nhân dân, Tòa án đã trực tiếp lên chương trình tập huấn kiến thức nghiệp vụ pháp lý nhưng còn nhiều hạn chế về kiến thức pháp luật, phương pháp truyền đạt chưa sâu, thời gian tập huấn ngắn. Khi tham gia xét xử một số Hội thẩm không đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu kỷ hồ sơ, không hiểu hết mọi tình tiết vụ án, nên khi ngồi xét xử tại phiên tòa các Hội thẩm ít tham gia xét hỏi các đương sự mà gần như phó mặc cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều hành và xét hỏi toàn bộ vụ án.
Đội ngũ Thư ký, cán bộ giúp việc cho Thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu công tác; một số do năng lực, trình độ áp dụng pháp luật hạn chế, còn lại đa phần là mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tiễn và chưa được đào tạo về nghiệp vụ xét xử tại các trường cán bộ Tòa án hoặc Học viện Tư pháp nên hiệu quả công việc chưa cao, còn phạm nhiều sai sót trong quá trình tham mưu giúp việc cho Thẩm phán xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án.
Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thể được thành lập một số Tòa chuyên trách như Tòa Hôn nhân và gia đình, Tòa người chưa thành niên, Tòa Hình sự, Tòa dân sự...nếu đủ điều kiện, đây là một quy định đúng đắn, phù hợp với cơ cấu bộ máy cấp huyện bởi vì bấy lâu nay một người phải giải quyết án tất cả các lĩnh vực đã tạo nên sự căng thẳng, áp lực và nỗi lo lắng rất lớn. Hiện nay Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch đã được cấp trên cho thành lập bộ phận Văn phòng (gồm có Chánh và phó Văn phòng) để giải quyết vấn đề cải cách hành chính