Kiến nghị với Tòa án nhân dân Tối cao quan tâm, hướng dẫn và tạo điều kiện mọi mặt để Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch có đủ điều kiện, kinh phí tiến hành xây dựng trụ sở mới. Bổ sung biên chế cán bộ, Thẩm phán cho công tác xét xử do số lượng án thụ lý ngày càng tăng nhất là loại án hôn nhân và gia đình; đồng thời những công việc khác cần phải bổ sung biên chế như: công tác thi hành án dân sự, công tác tin học và công tác thi đua khen thưởng. Việc bổ sung biên chế phải đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chế độ chính sách đối với cán bộ Tòa án; quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký trong toàn hệ thống.
Kiến nghị Tòa án nhân dân Tối cao đầu tư nâng cấp hệ thống mạng và hệ thống máy tính cho hệ thống Tòa án nhân dân. Áp dụng có hiệu quả và khai thác tối đa phần mềm quản lý các loại án để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công tác xét xử.
Tóm tắt chương 3
Sau khi đã đi sâu phân tích, đánh giá về thực trạng giải quyết, tổng kết những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình tại Toà án nhân dân huyện Bố Trạch như đã trình bày ở chương 2; tác giả đưa ra quan điểm để bảo đảm quyền con người trong giải quyết vụ việc hôn nhân gia đình cần bảo đảm gắn liền ba yếu tố đó là sự lãnh đạo của đảng, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và yêu cầu cải cách tư pháp; đồng thời đưa ra nhóm giải pháp chung và riêng cũng như đặt ra những kiến nghị đề xuất nhằm tăng cường hơn nữa quyền con người trong giải quyết vụ việc hôn nhân gia đình trong thời gian tới ở nước ta.
KẾT LUẬN
Quyền con người trong hoạt động giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình là yêu cầu bức thiết, khách quan đối với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và chiến lược cải cách tư pháp của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Với đề tài “Quyền con người trong giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình – Từ thực tiễn Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch”, luận văn đã xem xét vấn đề dưới góc độ lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền con người trong giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân cấp huyện. Luận văn đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, đã tổng hợp và đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người, về hoạt động giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình và về bảo đảm quyền con người trong giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, đã phân tích, đánh giá cụ thể những thành tích đạt được và đưa ra những tồn tại, hạn chế, tìm ra nguyên nhân của ưu điểm cũng như nguyên nhân của tồn tại, hạn chế về quyền con người trong giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch.
Thứ ba, đưa ra yêu cầu về tăng cường bảo đảm quyền con người trong giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình.
Thứ tư, đưa ra một số các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường bảo đảm quyền con người trong giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình tại Việt Nam nói chung và tại Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nói riêng ở hai nhóm giải pháp chính là nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp riêng.
Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu luận văn dưới góc độ luận văn Thạc sỹ Luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính nên luận
văn vẫn chưa nghiên cứu chuyên sâu vấn đề dưới góc độ Luật tố tụng dân sự, chưa nghiên cứu toàn diện được lịch sử hình thành các quy định pháp luật về đảm bảo quyền con người trong giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình.
Bảo đảm quyền con người trong giải quyết các vụ án nói chung và trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng là một trong những mục tiêu luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Với việc nghiên cứu đề tài trên, hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu về quyền con người trong giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu luận văn không tránh khỏi được những thiếu sót, hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác - Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Quốc hội 13 (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014.
3. Chính phủ (2014), Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
4. Quốc hội 13 (2015), Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
5. Quốc hội 13 (2012), Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc Hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm
sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013, Hà
Nội.
6. Trần Công Thịnh (2015), “Hoà giải trong việc giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam”. Tạp chí Luật học, tập 31, (số 01) (tháng 3).
7. Nguyễn Ngọc Phát, Đoàn LS TP Hồ Chí Minh (2010), Thực tiễn áp dụng Luật hôn nhân và gia đình trong giải quyết ly hôn;
8. Nguyễn Thanh Tú (2012), “Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Toà án nhân dân Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân vfa Gia đình năm 2000”, Luận văn thạc sỹ luật học, năm 2012
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 14 tháng 5 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TƯ ngày 02 tháng
6 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,
Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Hội nghị lần thứ IX
Ban chấp hành TW khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đại học Luật Thành phố Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hôn nhân và gia
đình, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
17. Đại học Luật Thành phố Hà Nội (2008), Giáo trình lý luận Nhà nước và
pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
18. Đào Thị Mai Hường (2010), “Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các
vụ án ly hôn của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc
sĩ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
19. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2000), Một số bài viết về quyền con người
của các tác giả Việt Nam,Tài liệu phục vụ tọa đàm, HàNội.
20. Quốc hội (2002), Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và
Hiến pháp 2013), NXB Chính trị quốc gia, HàNội.
21. Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm
2011 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015.NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
25. Tòa án nhân dân Tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn
áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
26.Tòa án nhân dân Tối cao (2003), Nghị quyết số 01/2003/NQ- HĐTP ngày
16 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, HàNội.
27. Tòa án nhân dân Tối cao (2003), Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày
18 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, HàNội.
28. Tòa án nhân dân Tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày
10 tháng 8 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, HàNội.
29. Tòa án nhân dân Tối cao (2006), Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày
12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, HàNội.
30. Tòa án nhân dân Tối cao (2006), Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày
04 tháng 8 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, HàNội.
31. Tòa án nhân dân Tối cao (2013), Báo cáo tổng kết của TAND Tối cao năm 2013, Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình (2014), Báo cáo tổng kết của TAND
tỉnh Quảng Bình 2014, .
33. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Binh (2015), Báo cáo tổng kết của TAND năm tỉnh Quảng Binh 2015
34. Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch (2013), Báo cáo tổng kết của TAND
35. Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch (2014), Báo cáo tổng kết của TAND
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 2014, .
36. Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch (2015), Báo cáo tổng kết của TAND
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 2015.
37. Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch (2016), Báo cáo tổng kết của TAND
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 2016, .
38. Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch (2017), Báo cáo tổng kết của TAND