Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố hà nội (Trang 47)

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý thành phố Hà Nội

Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc;

Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hƣng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Thành phố Hà Nội năm 2016

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ- QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện - gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã – và 584 đơn vị hành chính cấp xã - gồm 386 xã, 177 phƣờng và 21 thị trấn. Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố.

b. Đất đai

Năm 2015 tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 335.901,12 ha. Với việc mở rộng diện tích thành phố, cơ cấu đất trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng có sự thay đổi nhiều so với trƣớc kia. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 58,09%, diện

tích đất phi nông nghiệp chiếm 39,97%, và diện tích đất chƣa sử dụng cũng chiếm tới 1,94% . Ta có bảng số liệu cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu các loại đất chính ở thành phố Hà Nội năm 2015

TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT DIỆN TÍCH (HA) CƠ CẤU

(%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 335901.12 100.00%

1 Đất nông nghiệp 195121.22 58.09%

1.1 Đất trồng lúa 108490.82 32.30%

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 26828.95 7.99%

1.3 Đất trồng cây lâu năm 19818.23 5.90%

1.4 Đất rừng phòng hộ 4793.17 1.43%

1.5 Đất rừng đặc dụng 10274.16 3.06%

1.6 Đất rừng sản xuất 7134.2 2.12%

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 13865.6 4.13%

1.9 Đất nông nghiệp khác 3916.09 1.17%

2 Đất phi nông nghiệp 134266.2 39.97%

Trong đó: 0.00%

2.1 Đất quốc phòng 7281.22 2.17%

2.2 Đất an ninh 394.95 0.12%

2.3 Đất khu công nghiệp 2753.49 0.82%

2.5 Đất cụm công nghiệp 336.48 0.10%

2.4 Đất khu chế xuất 37.7 0.01%

2.6 Đất thƣơng mại, dịch vụ 706.18 0.21%

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 4292.84 1.28% 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 300.05 0.09%

-Nhóm đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là nhóm đất có quy mô diện tích lớn nhất với 195.121,22 ha chiếm 58,09% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện ngoại thành.

+ Đất lúa nƣớc: diện tích 108.480,92 ha, chiếm 32,3% tổng diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng lúa nƣớc tập trung chủ yếu ở các huyện Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chƣơng Mỹ (trên 10.000 ha) các huyện, thị xã đều còn trên 1.700 ha. Diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc là 99.888,79 ha, cũng tập trung diện tích lớn ở Ứng Hòa và Sóc Sơn, Chƣơng Mỹ, còn lại 8.602,03 là đất trồng lúa nƣớc còn lại.

+ Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 26.828,95 ha, chiếm 8% đất nông nghiệp, tập trung lớn hơn cả tại các huyện: Ba Vì, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mê Linh + Đất nông nghiệp khác có diện tích 3.916,09 ha, chiếm 1,17% diện tích đất nông nghiệp.

- Nhóm đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp là 134.266,20 ha, chiếm 39,97% tổng diện tích tự nhiên. Với vai trò là đô thị thủ đô của đất nƣớc, tỷ lệ diện tích đất phi nông nghiệp cao và tăng dần qua các năm do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh. Các quận, thị xã đều có tỷ lệ đất phi nông nghiệp trong tổng diện tích tự nhiên cao, đặc biệt các quận nội thành nhƣ Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trƣng, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân có tỷ lệ trên 90%.

+ Diện tích đất khu công nghiệp là 2.753,49 ha, chiếm 2,05% diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung nhiều tại Thạch Thất và Mê Linh.

+ Diện tích đất thƣơng mại, dịch vụ là 706,18 ha, chiếm 0,53% diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Diện tích cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là 4.292,85 ha, chiếm 3,20% diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung nhiều tại Chƣơng Mỹ, Đông Anh, Thạch Thất,

- Nhóm đất chƣa sử dụng

Tổng diện tích đất chƣa sử dụng còn là 6.513,70 ha, chiếm 1,94% tổng diện tích tự nhiên.

Đất chƣa sử dụng của thành phố chủ yếu là đất bằng chƣa sử dụng với 4.373,27 ha, chiếm 67,14% đất chƣa sử dụng. Đất đồi núi chƣa sử dụng còn 527,86 ha và núi đá không có rừng cây có 1.612,57 ha.

- Tình hình biến động đất đai:

Tổng diện tích tự nhiên theo kiểm kê năm 2010 là 332.888,99 ha, năm 2014 là 335.901,12 ha, tăng lên 3.012,13 ha. Nguyên nhân do sai khác giữa 2 phƣơng pháp thực hiện của 2 kỳ kiểm kê, chính xác lại diện tích, điều chỉnh địa giới hành chính theo Quyết định 1860/QĐ-TTg ngày 21/10/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xác định địa giới hành chính giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình tại bảy khu vực chồng lấn do lịch sử để lại (tại các địa điểm thuộc Chƣơng Mỹ, Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai) và sai số do đo đạc lại bản đồ địa chính. Cụ thể nhƣ sau:

+ Đất nông nghiệp: tăng lên 6.520,15 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: giảm 681,21 ha so với năm 2010.

+ Đất chƣa sử dụng: giảm 2.826,81 ha, trong đó có một phần do đƣa vào sử dụng cho các mục đích kinh tế.

So với năm 2010, tổng diện tích đất nông nghiệp tăng lên 6.520,15 ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm đi chủ yếu do chuyển sang đất phi nông nghiệp và có sự chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp. Đồng thời cũng tăng lên do điều chỉnh địa giới hành chính theo quyết định 1860/QĐ-TTg ngày 21/10/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ và sai số do đo đạc bản đồ địa chính, khai thác đất chƣa sử dụng vào cho các mục đích nông nghiệp mà chủ yếu là là đất lâm nghiệp.

Diện tích đất SXNN là chuyển sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu là sang đất ở đô thị, đất khu công nghiệp do hình thành các khu đô thị và khu công nghiệp và sang đất giao thông.

Cụ thể nhƣ sau:

Đất trồng lúa giảm 6.432,32 ha; đất trồng cây hàng năm khác giảm 5.301,18 ha; đất rừng sản xuất giảm 1.416,23 ha; đất rừng phòng hộ giảm 619,34 ha; đất rừng đặc dụng giảm 20,58; đất đất nuôi trồng thủy sản giảm 3.144,95 ha.

Bảng 2.2: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015

(Đơn vị: ha)

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Năm 2010 Năm 2015 Biến động Tổng diện tích đất tự nhiên 332 888,99 335 901,12 3 012,13

1 Đất nông nghiệp 188 601,07 195 121,22 6 520,15

1.1 Đất trồng lúa 114 923,14 108 490,82 -6 432,32

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 21 527,77 26 828,95 5 301,18 1.3 Đất trồng cây lâu năm 15 927,72 19 818,23 3 890,51

1.6 Đất rừng sản xuất 8 550,43 7 134,20 -1 416,23

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 10 720,65 13 865,60 3 144,95 2 Đất phi nông nghiệp 134 947,41 134 266,20 -681,21

Trong đó:

2.1 Đất quốc phòng 8 448,25 7 281,22 -1 167,03

2.2 Đất an ninh 366,98 394,95 27,97

2.3 Đất khu công nghiệp

4 320,64 2 753,49 -1 230,67

2.5 Đất cụm công nghiệp 336,48

2.6 Đất thƣơng mại, dịch vụ 706,18

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông 5 835,52 4 292,84 -836,49 nghiệp

2.9 Đất phát triển hạ tầng 45 333,97 43 876,11 -1 457,86 Trong đó:

2.13 Đất ở tại nông thôn 27 917,60 28 963,11 1 045,51 2.14 Đất ở tại đô thị 7 771,02 11 630,86 3 859,84

3 Đất chƣa sử dụng 9 340,51 6 513,70 -2 826,81

(Báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất năm 2015 trên địa bàn Hà Nội – Sở TNMT Hà Nội)

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015 giảm 681,21 ha so với năm 2010. Các loại đất tăng nhƣ: Đất ở đô thị tăng 3.859,84 ha; đất ở tại nông thôn tăng

ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giảm 836,49 ha; đất phát triển hạ tầng giảm 1.457,86 ha.

Nguyên nhân của sự tăng, giảm là do đất nông nghiệp chuyển sang, chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất phi nông nghiệp, do phƣơng pháp kiểm kê giữa 2 kỳ kiểm kê chính xác lại diện tích, do sai số trong đo đạc lại bản đồ địa chính.

Cùng với sự biến đông trong mục đích sử dụng đất, trên địa bàn thành phố còn có nhiều dạng biến động khác nhƣ chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, chia tách thửa đất (tách hộ gia đình), cho thuê đất...

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Theo Báo cáo của UBND và cục Thống kê thành phố Hà Nội về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2015 cho thấy:

Thành phố Hà Nội thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011 - 2015 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn dự báo: Lạm phát tăng; lãi suất tín dụng ở mức cao làm hạn chế đầu tƣ và sản xuất kinh doanh; tồn kho hàng hoá và bất động sản lớn; kinh tế tăng trƣởng chậm lại; đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hƣởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nhiều dự án kinh doanh bất động sản giãn tiến độ và ngừng thực hiện; sản xuất kinh doanh khó khăn, số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng cao; tăng trƣởng xuất khẩu đạt thấp; thu ngân sách khó khăn trong khi nhu cầu đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kết cấu hạ tầng rất lớn. Địa giới mở rộng, phát triển giữa các khu vực chƣa đồng đều, các vùng xa trung tâm điều kiện hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn nhiều khó khăn, nhu cầu đầu tƣ rất lớn.

a, Về kinh tế

Cơ cấu kinh tế theo ngành của Hà Nội có sự dịch chuyển khá nhanh theo hƣớng tích cực, năm 2015 tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 4,9%; tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng là 41,7%; khu vực dịch vụ có tỷ trọng là 53,4% và là ngành có tỷ trọng cao nhất. Hà Nội là một trong số ít địa phƣơng có tỷ trọng dịch vụ cao hơn ngành công nghiệp

- Quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị

chỉ đạo, đã trình và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt nhiều dự án quy hoạch quan trọng nhƣ: Quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch hệ thống nghĩa trang thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thành phố đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vƣờn hoa và hồ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đang nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.v.v. - Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị và phát triển nhà ở

Các dự án hạ tầng giao thông: Đƣợc tập trung đẩy nhanh tiến độ: Đƣờng 5

kéo dài, Vành đai 1 - đoạn Ồ Đông Mác - Nguyễn Khoái, đƣờng Trần Phú - Kim Mã, đƣờng Thanh Nhàn, đƣờng vành đai 2 đoạn Ngã Tƣ Sở - Ngã Tƣ Vọng, vành đai 2,5 đoạn Đền Lừ - Trƣơng Định. Thông xe, đƣa vào khai thác sử dụng đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng cầu, cầu Vĩnh Thịnh, thông xe hạng mục cầu Đào Tấn, hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 32 đoạn cầu Diễn - Nhổn; đƣờng bao quanh khu tƣởng niệm danh nhân Chu Văn An.

Dự án tuyên đƣờng sắt đô thị thí điểm Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến 3); tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hƣng Đạo; Hầm cơ giới giao vành đai 3 với đƣờng Nguyễn Trãi; Xây dựng nút giao thông cầu Bây...

Hoàn thành việc chuẩn bị đầu tƣ cụm dự án cải tạo, xây dựng cầu vƣợt tại nút giao Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Tôn Thất Tùng. Phối hợp với Bộ giao thông vận tải thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn: Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Cầu và đƣờng Nhật Tân - Nội Bài, Đƣờng sắt đô thị tuyến 2a Cát Linh - Hà Đông.

Xây dựng mới 4,38 triệu m2 sàn nhà ở; chấp thuận đầu tƣ 19 dự án phát triển nhà ở, trong đó có 7 dự án phát triển nhà ở xã hội. Trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 996/QĐ TTg ngày 19/6/2014 phê duyệt Chƣơng trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030.

Chỉ đạo việc rà soát tổng thể các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới để xác định dự án đƣợc tiếp tục triển khai, dự án phải điều chỉnh, dự án tạm dừng, dự án phải dừng theo Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ; Hoàn thành xây dựng thêm 3 đơn nguyên nhà ở công nhân 15 tầng tại dự án thí điểm đầu tƣ xây nhà ở công Kim Chung, Đông Anh và chỉ đạo công tác bảo hành, bảo trì, hoàn thiện hạ tầng kỹ

thuật, hạ tầng xã hội dự án; Đôn đốc thực hiện xây dựng nhà C1 Thành Công, C7 Giảng Võ, nhà N3 Khu tập thể Nguyễn Công Trứ hoàn thành đúng tiến độ.

b, Lĩnh vực văn hóa, dân số - Văn hóa, thể thao:

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh” đƣợc triển khai đồng bộ, rộng khắp. Đã hoàn thành bộ Quy tắc ứng xử ngƣời Hà Nội; Hoạt động thể thao quần chúng đƣợc mở rộng và nâng cao chất lƣợng. Thể thao thành tích cao đƣợc tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm.

Thực hiện chƣơng trình mặt trận tổ quốc về văn hóa, thời kỳ 2013 – 2015, thực hiện đầu tƣ công hỗ trợ tu bổ, tôn tạo 68 di tích cấp quốc gia đã xuống cấp nghiêm trọng; 03 dự án thuộc đề án bảo tồn làng cổ Đƣờng Lâm đã bố trí vốn cả giai đoạn 255,45 tỷ triệu đồng.

- Thực trạng về dân số

Dân số thành phố Hà Nội đến 31/12/2013 là 7.128,3 nghìn ngƣời, tỷ lệ đô thị hóa ở mức ổn định với 42,4%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khá cao ở mức 2,4%/năm.

Tốc độ đô thị hóa dân số thành phố Hà Nội thời kỳ vừa qua diễn ra chậm, tỷ lệ dân số đô thị khá ổn định chiếm 39 - 42,6%; Dân số khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao với khoảng 60%. Tuy nhiên, dân số khu vực nông thôn không chỉ SXNN mà có bộ phận khá phổ biến di chuyển lên các thành phố lớn dƣới dạng lao động tự do.

Bảng 2.3: Thực trạng dân số, lao động thành phố Hà Nội thời kỳ 2010 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2013 Tăng trƣởng

(%/năm) Dân số trung bình 1000 ngƣời 6.617,9 7.128,3 2,4

Mật độ dân số ngƣời/km2 1.991 2.144 2,4

Tỷ suất sinh ‰ 16,8 17,72 1,2

Với lƣợng dân cƣ đông đúc. Bên cạnh sự gia tăng dân số tự nhiên, còn do gia tăng dân số cơ học – ngƣời dân từ nhiều nơi chuyển đến sinh sống, làm ăn khiến cho nhu cầu sử dụng đất và các mục đích khác nhau trên địa bàn thành phố ngày càng tăng và cơ cấu sử dụng đất thay đổi. Để có đƣợc một chỗ ở thì ngƣời dân sẵn sàng xây dựng trái phép. Bên cạnh đó, nhu cầu về nhà ở tăng lên nhƣng do không có khả năng mua nhà, ngƣời dân tự lập các xóm liều, xóm bụi. Do đó, gây ra sự khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất đai sau này, ảnh hƣởng đáng kể đến quá trình cấp GCN quyền sử dụng đất của địa phƣơng

2.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến thực tiễn thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)