Phƣơng hƣớng và mục tiêu trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố hà nội (Trang 76)

3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtở thành phố Hà Nội ở thành phố Hà Nội

3.1.1. Phương hướng

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vai trò của đất đai ngày càng đƣợc khẳng định. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành SXNN, phi nông nghiệp, nhà ở...Nhƣng với một quỹ đất đai có giới hạn cho mỗi địa phƣơng thì đòi hỏi phải có kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý nhằm mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Để đảm bảo yêu cầu về quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả cao thì đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc cả về số lƣợng và chất lƣợng giấy đƣợc cấp. Mọi tổ chức cá nhân sử dụng đất đều phải đƣợc cấp GCN quyền sử dụng đất, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Cùng với sự ra đời của Luật Đất đai 2013, nhiệm vụ quản lý đất đai của thành phố Hà Nội đã đi vào nề nếp, việc đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất đã đƣợc triển khai và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều tồn đọng và khó khăn trong cấp GCN quyền sử dụng đất. Đây là nhiệm vụ cần hoàn thành trong những năm tiếp theo.

GCN quyền sử dụng đất là một chứng thƣ pháp lý quan trọng đối với ngƣời sử dụng và cả ngƣời quản lý nên đòi hỏi phải có tính chinh xác cao về: diện tích, kích thƣớc các cạnh, số thửa, số tờ bản đồ, nguồn gốc thửa đất, mục đích sử dụng của thửa đất. Vì vậy, cấp GCN quyền sử dụng đất không chỉ yêu cầu về số lƣợng là phải cấp hết mà còn phải yêu cầu về chất lƣợng, đó là sự chính xác, rõ ràng và có đủ cơ sở pháp lý. Các thông tin về thửa đất phải đƣợc ghi chép rõ ràng, chính xác trên GCN. Đất đai là tài sản dễ xảy ra tranh chấp và việc giải quyết các tranh chấp về đất đai đang là một vấn đề khó khăn do không có giấy tờ pháp lý chính xác hoặc sai sót trong quá trình ghi chép. Vì vậy, yêu cầu về chất lƣợng của việc cấp GCN quyền sử

dụng đất giúp cho việc giải quyết các vấn đề đất đai sau này dễ dàng hơn. Cấp GCN quyền sử dụng đất phải đƣợc thực hiện đồng thời cho tất cả các loại đất. Mỗi loại đất đều có tầm quan trọng nhất định trong nền kinh tế, để thống nhất quản lý đất đai trong các địa phƣơng thì yêu cầu việc thực hiện quản lý trên tất cả các loại đất để đảm bảo tính đồng bộ trong quản lý đất đai.

Việc đẩy mạnh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất đồng nghĩa với cải cách thủ tục hành chính để có một quy trình cấp GCN tối ƣu nhất cho ngƣời dân và tổ chức. Nó là một trong 6 nội dung chính trong Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011 – 2020: Cải cách thủ tục hành chính. Vì thế, những giải pháp đƣa ra cũng bám sát chủ trƣơng cải cách trong Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính.

3.1.2. Mục tiêu

Việc đăng ký, cấp GCN, nhất là việc lập hồ sơ địa chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà nƣớc về đất đai, góp phần ổn định chính trị xã hội và tăng trƣởng kinh tế một cách bền vững trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Do vậy công việc này phải đặt thành chƣơng trình với mục tiêu hoàn thành cơ bản vào năm 2020 và đƣợc xây dựng thành hệ thống đăng ký hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc về đất đai. Chính vì thế, mỗi địa phƣơng phải tự đặt ra cho mình những phƣơng hƣớng cụ thể trong quản lý đất đai nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về đất đai đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Hiện nay, cùng với Kế hoạch số: 23/KH-UBND ngày 31 tháng 1 năm 2013, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Hà Nội. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ ngày càng cao. Từ việc tổng kết kết quả cấp GCN trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã có những mục tiêu cho những năm tới nhƣ sau:

- Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011-2020) và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của thành phố Hà Nội đƣợc xây dựng trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, Quy hoạch chung

xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế thừa kết quả quy hoạch phát triển của các ngành, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực.

- Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, công bố Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011-2020) và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp huyện nhằm thực hiện Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011-2020) và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của thành phố Hà Nội; Đáp ứng kịp thời cho yêu cầu về quản lý đất đai, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố

- Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu hết tháng 6-2017, cơ bản hoàn thành cấp GCN quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình; xử lý, giải quyết dứt điểm các trƣờng hợp còn tồn tại, vƣớng mắc.

Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội đã có những chỉ đạo cụ thể nhƣ:

- Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về các nhiệm vụ và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xác định rõ những mục tiêu và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Tiếp tục thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính trong việc công nhận quyền sử dụng đất, cấp GCN quyền sử dụng đất cho các tổ chức, đơn vị.

- Tiến hành đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính đối với các xã, thị trấn có biến động lớn, hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất để tiếp tục quản lý và sử dụng có hiệu quả đất đai. Tăng cƣờng việc xử lý các vi phạm Luật Đất đai để cấp GCN quyền sử dụng đất. Phấn đấu đến hết năm 2016 các chủ sử dụng đất hợp pháp trong toàn thành phố phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp đều đƣợc đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất

- Phấn đấu đến năm 2018 hoàn thành cấp đổi GCN quyền sử dụng đất, bao gồm cả GCN đất nông nghiệp. Tất cả các GCN phải đƣợc cấp đổi theo thông tin bản

đồ địa chính đƣợc đo đạc số hóa theo hệ tọa độ VN-2000.

- Thực hiện tốt các nội dung khác có liên quan đến đất đai: Thống kê đất đai, xây dựng kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất.

- Đối với các địa điểm đất do cơ quan hành chính Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công và UBND các cấp quản lý, sử

dụng, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trƣờng khẩn trƣơng thực hiện, đơn giản tối đa về hồ sơ, thủ tục để xét cấp GCN quyền sử dụng đất; sử dụng ngay bản đổ địa chính và các bản đồ hiện có để xét cấp GCN;

- Đối với các địa điểm đất do tổ chức kinh tế sử dụng chƣa đƣợc cấp GCN quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cần rà soát, phân loại, tiếp tục thông báo, yêu cầu tổ chức khẩn trƣơng liên hệ với sở để đƣợc hƣớng dẫn hoàn tất các thủ tục; tiếp tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trong cấp GCN quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố tại trang thông tin điện tử

- Đối với đất do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng, chƣa đƣợc cấp GCN quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã xác định số lƣợng cụ thể tại từng địa phƣơng, thông báo đến các hộ dân và hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện dứt điểm...

- Đối với các dự án phát triển nhà ở, trƣờng hợp chủ đầu tƣ vi phạm pháp Luật Đất đai, pháp luật xây dựng, vi phạm quy hoạch tại dự án dẫn đến vƣớng mắc trong việc cấp GCN quyền sở hữu nhà ở cho các hộ dân, Sở Tài nguyên và Môi

trƣờng đề xuất UBND thành phố thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra, kết luận, xử lý khắc phục vi phạm của chủ đầu tƣ; đồng thời với việc xét cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho ngƣời mua nhà đã hoàn thành nghĩa vụ với chủ đầu tƣ.

- Đối với các trƣờng hợp đã cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhƣng còn tồn tại (chƣa nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ, chứng nhận bổ sung

tài sản…), Sở Tài nguyên và Môi trƣờng phân loại, chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng các quận, huyện và thị xã xử lý, giải quyết dứt điểm xong trƣớc ngày 31-12-2016.

- Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã lập đƣờng dây “nóng”, email, trang facebook để trao đổi thông tin, hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân về thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất...

3.2. Giải pháp đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội Hà Nội

Từ nghiên cứu lý luận về cấp GCN quyền sử dụng đất, thủ tục cấp GCN và đánh giá thực trạng thực hiện thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội đƣợc đề cập tại Chƣơng 1 và Chƣơng 2, tác giả luận văn mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả trong hoạt động cấp GCN quyền sử dụng đất.

3.2.1. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai và các cơ quan chuyên môn có liên quan trên địa bàn thành phố trong cấp GCN quyền sử dụng đất

Bộ máy quản lý nhà nƣớc là một yếu tố đặc biệt quan trọng để điều khiển, phối hợp, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - xã hội nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của quản lý nhà nƣớc. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về đất đai là một hệ thống cơ quan quyền lực của Nhà nƣớc gồm các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng, chịu trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về đất đai trên tầm vĩ mô. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đất đai bao gồm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy và có mối liên hệ giữa các bộ phận trong bộ máy nhằm làm cho bộ máy đó hoạt động có hiệu quả. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với đất đai đƣợc hợp lý cho phép giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu lực của bộ máy, đảm bảo vai trò định hƣớng và xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, các chƣơng trình, dự án phân bổ sử dụng đất đai phát triển các khu dân cƣ; đảm bảo việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật; hƣớng dẫn kiểm tra các tổ chức, các cá nhân sử dụng đất nhằm đảm bảo sự công bằng, hiệu quả.

Trong hệ thống quản lý thì ngƣời ta luôn phải giải quyết tốt mối liên hệ giữa ba yếu tố: con ngƣời, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tổ chức bộ máy. Ở đây trong hệ thống quản lý đất đai thì mối liên hệ giữa ba yếu tố này lại càng quan trọng hơn. Trong hệ thống thì yếu tố con ngƣời bao giờ cũng quan trọng nhất, vì con ngƣời là đối tƣợng làm ra văn bản và cũng là đối tƣợng tổ chức hệ thống bộ máy. Trong hệ thống quản lý nhà nƣớc về đất đai thì cần phải có những con ngƣời đầy đủ năng lực và phẩm chất để xứng với nguyện vọng của nhân dân, của đất nƣớc, phù hợp với xu thế thời đại, có nhƣ thế thì mới có thể đảm bảo đƣợc sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - kinh tế - xã hội đất nƣớc. Vì đất đai có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cũng nhƣ sự tồn vong của một quốc gia. Nhân tố con ngƣời chính là nhân tố làm ra hệ thống chính sách và cũng là nhân tố thực thi các chính sách đó để điều hành bộ máy hoạt động một cách nhịp nhàng và có hiệu quả. Nếu chính sách đề ra là phù hợp với thực tế mà nhân tố con ngƣời thực thi chính sách không có đủ trình độ hay phẩm chất thì dẫn đến bộ máy hoạt động không có hiệu quả. Tổ chức bộ máy của một hệ thống quản lý thì cần phải dựa trên cơ sở của nhân tố con ngƣời và hệ thống chính sách mà tổ chức cơ cấu của tổ chức bộ máy sao cho có hiệu quả. Tổ chức bộ máy phải tuân thủ quy định của hệ thống chính sách nhƣng phải phù hợp với yếu tố con ngƣời có sẵn trong hệ thống quản lý. Tùy theo khả năng của từng cá nhân mà phân công nhiệm vụ một cách hợp lý đối với từng bộ phận của bộ máy. Để hệ thống hoạt động nhịp nhàng thì ngoài nhân tố con ngƣời và hệ thống chính sách thì cần phải tổ chức bộ máy tốt, đó chính là sự bố trí hợp lý từng cá nhân của bộ máy vào từng nhiệm vụ và vị trí cụ thể.

Theo đúng tinh thần của Đề án tăng cƣờng năng lực quản lý nhà nƣớc ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011 – 2020 cũng đề ra nhiệm vụ là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành Quản lý đất đai và Quyết định Số: 4450/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 theo quyết định số 163/QĐ-TTG ngày 25/01/2016 của Thủ tƣớng Chính Phủ. Sở Tài Nguyên Môi trƣờng Hà Nội tập trung đào tạo, nâng cao trình độ năng lực và

đạo đức của cán bộ, công chức quản lý đất đai, đảm bảo tính ổn định, chuyên nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã và cấp huyện. Cụ thể nhƣ việc cử cán bộ đi học đạo đức và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ...

Việc hình thành đƣợc tổ chức bộ máy trong hệ thống quản lý đất đai và việc nâng cao trình độ quản lý chuyên môn của cán bộ công chức trong lĩnh vực đất đai đƣợc tốt thì sẽ có vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống quản lý đất đai một cách hợp lý. Một khi bộ máy quản lý đất đai vận hành một cách nhịp nhàng thì sẽ tạo ra một kết quả rất lớn trong việc quản lý đất đai..

3.2.2 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận

Cải cách thủ tục hành chính đƣợc xác định là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của cách cải hành chính. Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai – cụ thể trong việc cấp GCN quyền sử dụng đất cần đƣợc đặc biệt quan tâm. Từ việc phân nhóm các vấn đề còn vƣớng mắc trong cấp GCN sẽ có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố hà nội (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)