Phân tích, đánh giá thực trạng động lực và tạo động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường cao đẳng phát thanh truyền hình II (Trang 50)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng động lực và tạo động lực làm việc

viên chức tại trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình II

2.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá

Với các dữ liệu khảo sát cho các tiêu chí về động lực làm việc và các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức trường CĐ PT-TH II, tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí được xây dựng như sau:

Tỷ lệ đồng ý/hài lòng trên 90% là mức rất tốt;

Tỷ lệ đồng ý/hài lòng từ trên 80% đến 90% là mức tốt; Tỷ lệ đồng ý/hài lòng từ trên 70% đến 80% là mức khá;

Tỷ lệ đồng ý/hài lòng trên 60% đến 70% là mức trung bình khá; Tỷ lệ đồng ý/hài lòng từ trên 50% đến 60% là mức trung bình.

Tỷ lệ đồng ý/hài lòng dưới 50% là mức dưới trung bình hay mức kém. Đối với phương án trả lời “Bình thường”thì đánh giá 50% đồng ý và 50% không đồng ý. Tuy nhiên tùy từng trường hợp sẽ nhận xét cho phù hợp.

2.2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng động lực làm việc của viên chức trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình II trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình II

Động lực làm việc của viên chức được nhận biết thông qua các biểu hiện hành vi bên ngoài của viên chức, trong đó bao gồm một số biểu hiện như: Tính chủ động, sáng tạo trong công việc; Thái độ của viên chức đối với công việc; hiệu suất làm việc của viên chức; mức độ hài lòng của viên chức đối với chế độ, chính sách của nhà trường. Trên cơ sở các biểu hiện nêu trên của động lực làm việc, tác giả đã khảo sát động lực làm của viên chức trường CĐ PT-TH II, kết quả như sau:

Kết quả khảo khảo sát tại bảng 2.1 của phụ lục 2 với nội dung các tiêu chí thể hiện tính chủ động, sáng tạo trong công việc của viên chức:

Đối với VCDG: 78,2% lựa chọn đồng ý trở lên, 21,7% sự lựa chọn không đồng ý.

Đối với VCHC: 71,9% lựa chọn đồng ý trở lên, 28,1% sự lựa chọn không đồng ý, số lượng rất không đồng ý không đáng kể.

Tổng viên chức trường CĐ PT-TH II lựa chọn đồng ý là 75,4%, không đồng ý là 24,6%.

Như vậy, tính chủ động, sáng tạo trong công việc của viên chức trường CĐPT-THII được đánh giá ở mức khá. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng không nhỏ viên chức thiếu tính chủ động, sáng tạo trong công việc biểu hiện ở tỷ lệ 26,4% sự lựa chọn không đồng ý với các tiêu chí thể hiện tính chủ động, sáng tạo trong công việc.

2.2.2.2. Thái độ đối với công việc a) Nhận thức về công việc

Kết quả khảo sát mức độ hiểu về công việc của viên chức thể hiện trong bảng 2.2 phụ lục 2. Từ kết quả khảo sát tác giả nhận thấy:

Đối với VCGD: có tới 92,1% VCGD hiểu và rất hiểu công việc của mình; chỉ có 7,9% VCGD hiểu sơ qua về công việc.

Đối với VCHC: có tới 84,4% VCHC hiểu và rất hiểu công việc của mình; chỉ có 15,6% VCHC hiểu sơ qua về công việc.

Tổng hợp chung viên chức toàn trường, với 88,6% viên chức hiểu và rất hiểu công việc của mình và 11,4% viên chức hiểu một cách sơ sài.

Mức độ hiểu về công việc của viên chức trường CĐ PT-TH II được đánh giá ở mức tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng nhỏ viên chức chưa nhận thức hết về công việc của mình thể hiện ở tỷ lệ 11,4% viên chức hiểu công việc còn sơ sài, nhà Trường cần có biện pháp để cải thiện tình trạng này.

b) Sự yêu thích công việc

Sự yêu thích công việc là một trong các biểu hiện quan trọng thể hiện động lực làm việc của viên chức, đồng thời cũng là yếu tố tạo nên động lực làm việc. Sự yêu thích công việc của viên chức thể hiện ở lý do lựa chọn công việc, từ kết quả khảo sát tại bảng 2.3 phụ lục 2, tác giả nhận thấy:

Đối với VCDG: Trong các lý do lựa chọn công việc hiện tại, có 38% là lý do yêu thích công việc và 45% là lý do phù hợp với năng lực, sở trường. Tổng hai lý do này chiếm 83%, đây là hai lý do thể hiện sự yêu thích công việc. Với công việc hiện tại, có 94,7% VCGD yêu thích công việc.

Đối với VCHC: Các lý do thể hiện sự yêu thích công việc chiếm 65,9%, trong đó do yêu thích công việc là 22,7%, do phù hợp với năng lực, sở trường là 43,2%. Với công việc hiện tại, có 75% VCHC yêu thích công việc.

Viên chức toàn Trường: 88% lý do lựa chọn công việc là do yêu thích và phù hợp với năng lực, sở trường; 85,7% viên chức yêu công việc hiện tại. Ngoài hai lý do thể hiện sự yêu thích công việc nêu trên, các lý do khác tỷ lệ rất thấp đó là: lý do vì thu nhập (5%); lý do không tìm được công việc khác (15%); lý do lựa chọn công việc để thăng tiến sự nghiệp chỉ chiếm 7%.

Như vậy, tiêu chí yêu thích công việc đối với toàn bộ viên chức nhà Trường được đánh giá ở mức tốt.

c) Mức độ tin tưởng, gắn bó với công việc

Mức độ tin tưởng, gắn bó với công việc của viên chức thể hiện tại các bảng tổng hợp kết quả khảo sát: bảng 2.4, bảng 2.5, bảng 2.6 phụ lục 2. Từ kết quả khảo sát tác giả nhận thấy:

Từ năm 2015 đến năm 2017, tổng lượng viên chức bỏ việc là 20 người (bình quân mỗi năm là 7 người, tỷ lệ gần 9%, và tăng dần theo năm) chia đều cho viên chức giảng dạy và viên chức hành chính. Trong đó đối tượng viên chức giảng dạy bỏ việc phần nhiều là giảng viên có trình độ (bao gồm 02 tiến

sỹ, còn lại là thạc sỹ) và có nhiều kinh nghiệm quản lý (02 trưởng khoa, 01 giám đốc trung tâm và 01 phó giám đốc trung tâm). Điều này chứng tỏ tình trạng chảy máu chất xám trong nhà Trường diễn ra thường xuyên trong các năm và có xu hướng tăng dần.

74,3% viên chức không muốn thay đổi công việc trong nội bộ nhà Trường (đối với VCGD là 86,8% và VCHC là 59,4%).

Tổng số viên chức muốn dời cơ quan nếu có cơ hội là 51,4% (đối với VCGD là 50% và VCHC là 53,1%). Lý do muốn chuyển công tác: Lý do tiền lương và phúc lợi chưa đáp ứng mong muốn của viên chức chiếm 43,2%; Lý do khác chiếm 23,5%; Lý do điều kiện làm việc không tốt chiếm 17,3%. Qua phỏng vấn một số viên chức thì phần nhiều trong các lý do khác mà viên chức muốn dời cơ quan là vấn đề nội bộ nhà Trường tại thời điểm khảo sát đang bị xáo trộn, mất đoàn kết, gây bất mãn trong một bộ phận viên chức, tương lai phát triển của nhà Trường có nhiều khó khăn thách thức.

Như vậy, mức độ gắn bó của viên chức với nhà Trường là ở mức báo động, với tư tưởng muốn chuyển công tác nếu có cơ hội chiếm tới 51,4%. Sự gắn bó với công việc hiện tại của viên chức nhà Trường được đánh giá ở mức khá, tuy nhiên số lượng viên chức chưa hài lòng vẫn còn nhiều (22,9%) mà tập trung nhiều ở nhóm viên chức hành chính. Do đó, công tác sắp xếp, bố trí công việc nội bộ cần được cải thiện cho phù hợp hơn.

d) Mức độ nỗ lực làm việc

Mức độ nỗ lực làm việc của viên chức thể hiện qua kết quả khảo sát trong các bảng 2.7, bảng 2.8 và bảng 2.9 phụ lục 2. Từ các bảng kết quả khảo sát tác giả nhận thấy:

Số VCGD sẵn sàng giải quyết công việc với nỗ lực cao khi gặp khó khăn chiếm 78,9%, còn lại là sự do dự (21,1%). Khi có động lực làm việc họ sẽ nỗ lực ở mức cao đến rất cao để hoàn thành công việc, chiếm tỷ lệ 71%.

Số VCHC sẵn sàng giải quyết công việc với nỗ lực cao khi gặp khó khăn chiếm 74,2%, do dự chiếm 22,6%) và từ chối chỉ chiếm 3,2%. Khi có động lực làm việc họ sẽ nỗ lực ở mức cao đến rất cao để hoàn thành công việc, chiếm tỷ lệ 65,7%.

20% viên chức nhà Trường thường xuyên tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ và trau rồi kinh nghiệm; 75,7% viên chức tham gia ở mức độ thi thoảng; chỉ có 4,3% là không bao giờ tham gia.

Tiêu chí mức độ nỗ lực làm việc của viên chức toàn Trường được đánh giá ở mức khá. Mức độ nỗ lực làm việc còn được thể hiện ở tinh thần học tập nâng cao trình độ của viên chức, với 95,7% viên chức tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Mặc dù chỉ 20% viên chức chọn mức thường xuyên tham dự các lớp bồi dưỡng và 75,7% viên chức chọn mức thi thoảng tham gia nhưng điều này cũng hợp lý vì vấn đề học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ còn phụ thuộc vào thời gian, tình trạng kinh tế của viên chức và sự hỗ trợ từ nhà Trường thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ, trong khi đó các yếu tố này đều còn hạn chế đối với viên chức nhà Trường.

2.2.2.3. Hiệu suất làm việc của viên chức

a) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc được giao

Kết quả khảo sát mức độ hoàn thành khối lượng công việc được giao của viên chức thể hiện trong bảng 2.10 phụ lục 2.

Đối với VCGD: 16,2% VCGD hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 54,1% hoàn thành tốt; 29,7% hoàn thành.

Đối với VCHC: 3,1% VCHC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 68,8% hoàn thành tốt; 28,1% hoàn thành.

Điều này cũng phù hợp số liệu cung cấp từ phòng Tổ chức- Hành chính nhà Trường, điểm bình xét lương viên chức hàng tháng với hơn 90%

viên chức đều đạt lương mức 1, tức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như vậy, tiêu chí này được đánh giá mức khá.

b) Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc

Chế độ thời gian làm việc của VCGD và VCHC là khác nhau. Đối với VCHC, chế độ thời gian làm việc quy định là 08 giờ/ngày, được nghỉ các ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, tết. Đối với VCGD thì thời gian làm việc, số giờ dạy trong năm được quy định trong Quy định chế độ làm việc đối với nhà giáo của trường CĐ PT-TH II. Cụ thể: Tổng thời gian làm việc trong năm là 1.760 giờ (44 tuần x 40 giờ), bao gồm thời gian giảng dạy, thời gian học tập, thời gian nghiên cứu khoa học, thời gian đi thực tế. Việc quản lý thời gian làm việc của VCGD theo kế hoạch giảng dạy và thời khóa biểu.

Kết quả khảo sát mức độ sử dụng thời gian làm việc của viên chức thể hiện trong bảng 2.11 phụ lục 2. Qua các bảng kết quả khảo sát nhận thấy:

- Đối với VCHC: 78,1% VCHC sử dụng 100% thời gian làm việc theo quy định; 21,9% VCHC sử dụng 70- 100% thời gian làm việc theo quy định.

- Đối với VCGD: Chỉ 31,6% VCGD sử dụng 100% thời gian làm việc theo quy định, số VCGD sử dụng 70-100% thời gian làm việc quy định chiếm tới 65,8%.

Đối với VCHC, tiêu chí này được đánh giá ở mức khá, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ VCHC đi muộn về sớm, sử dụng thời gian làm việc để vào internet xem tin tức và vào các trang mạng xã hội, sử dụng thời gian công để làm việc tư, chiếm dụng thời gian làm việc theo quy định với tỷ lệ 21,9% VCHC làm việc dưới 70% thời gian quy định. Đối với VCGD, tiêu chí này đánh giá ở mức dưới trung bình, tuy nhiên lý do là VCGD làm việc chủ yếu theo kế hoạch giảng dạy và thời gian biểu.

Một trong những biểu hiện quan trọng của động lực làm việc là sự hài lòng của viên chức đối với chế độ, chính sách của nhà Trường. Do thời gian hạn chế nên tác giả khảo sát mức độ hài lòng của viên chức nhà Trường đối với các yếu tố: Thu nhập, chế độ chính sách phúc lợi, điều kiện và môi trường làm việc.

a) Về thu nhập

Thu nhập ở đây được hiểu là bao gồm tổng các khoản tiền nhận được từ các hoạt động lao động của viên chức cho nhà Trường, bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, tiền thu nhập tăng thêm, làm thêm giờ, dạy vượt giờ.

Mức độ hài lòng về thu nhập của viên chức thể hiện tại bảng 2.12 phụ lục 2, cụ thể:

- Đối với VCGD: 10,5% VCGD hài lòng với thu nhập; 36,8% tương đối hài lòng; 52,6% không hài lòng với thu nhập. Số VCGD cho rằng thu nhập của họ chỉ đủ sống là 55,3%; đủ sống và có tích lũy một phần là 18,4%; không đủ sống là 26,3%.

- Đối với VCHC: 3,1% VCHC hài lòng với thu nhập; 46,9% tương đối hài lòng; 50% không hài lòng với thu nhập. Số VCHC cho rằng thu nhập của họ chỉ đủ sống là 50%; đủ sống và có tích lũy một phần là 9,4%; không đủ sống là 40,6%.

Như vậy, tiêu chí mức độ hài lòng của viên chức về thu nhập được đánh giá ở mức dưới trung bình. Vấn đề thu nhập là yếu tố rất quan trọng trong tình hình điều kiện kinh tế và cuộc sống của đa số viên chức nhà Trường hiện nay còn đang khó khăn.

b) Về chế độ phúc lợi

- Đối với VCGD: Số VCGD hài lòng với chế độ phúc lợi chỉ chiếm tỷ lệ 5,3%, tương đối hài lòng là 55,3%, còn lại là không hài lòng chiếm 39,5%.

- Đối với VCHC: Số VCHC hài lòng với chế độ phúc lợi chỉ chiếm tỷ lệ 12,5%, tương đối hài lòng là 50%, còn lại là không hài lòng chiếm 37,5%.

Tiêu chí về chế độ phúc lợi được đánh giá ở mức trung bình với 61,5% viên chức ở mức hài lòng và tương đối hài lòng về chế độ phúc lợi.

c) Về điều kiện và môi trường làm việc

Mức độ hài lòng của viên chức nhà Trường về môi trường và điều kiện làm việc thể hiện tại bảng 2.13 phụ lục 2. Cụ thể:

- Đối với VCGD: Số VCGD hài lòng với điều kiện làm việc là 21%, bình thường là 55,3%, không hài lòng là 23,7%. Số VCGD hài lòng với môi trường làm việc là 18,4%, bình thường là 57,9%, còn lại 23,7% không hài lòng.

- Đối với VCHC: Số VCHC hài lòng với điều kiện làm việc là 34,4%, bình thường là 37,5%, không hài lòng là 27,2%. Số VCHC hài lòng với môi trường làm việc là 12,5%, bình thường là 46,9%, không hai lòng là 40,6%.

Như vậy, tiêu chí về điều kiện và môi trường làm việc được đánh giá ở mức độ dưới trung bình với dưới 30% viên chức hài lòng với môi trường và điều kiện làm việc.

2.2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình II tại trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình II

2.2.3.1. Nghiên cứu hệ thống nhu cầu của viên chức trường CĐPT-TH II

Do hạn chế về thời gian, tác giả đã lựa chọn mười yếu tố quan trọng của công việc để tiến hành khảo sát nhu cầu của viên chức theo các yếu tố này. Kết quả khảo sát thể hiện tại bảng 2.14, bảng 2.14a, bảng 2.14b, tác giả nhận thấy: Cả VCGD và VCHC đều có chung sự lựa chọn thứ tự sắp xếp ưu tiên các nhu cầu: Nhu cầu về thu nhập xếp vị trí thứ nhất với tỷ lệ lựa chọn nhiều nhất là 34,3% tổng lựa chọn, xếp thứ hai là nhu cầu công việc ổn định (28,6%), xếp thứ 3 là điều kiện làm việc tốt (30%), xếp cuối cùng là nhu cầu

công việc thú vị thách thức (42,9%). Điều này thể hiện thực tế đời sống viên chức trường CĐ PT-TH II còn khó khăn về kinh tế nên nhóm nhu cầu bậc thấp (nhu cầu về sinh lý và an toàn) đang là sự lựa chọn ưu tiên.

2.2.3.2. Thiết lập mục tiêu làm việc cho viên chức trường CĐPT-TH II

Trường CĐ PT- TH II xây dựng mục tiêu và chiến lược phát triển thể hiện trong sổ tay chất lượng từ năm 2012. Các kế hoạch, mục tiêu ngắn hạn của nhà Trường như tháng, năm được thể hiện trong các cuộc họp giao ban cán bộ chủ chốt, các báo cáo tổng kết hàng tháng, hàng năm, trong báo cáo hội nghị viên chức hàng năm.

Qua thực tế khảo sát hoạt động thiết lập mục tiêu làm việc của viên chức nhà Trường, kết quả khảo sát tại bảng 2.15 phụ lục 2 ta thấy:

60% viên chức đồng ý bản thân có mục tiêu làm việc rõ ràng, cụ thể (71%VCGD và 47%VCHC); 33% viên chức tạm đồng ý; 7% viên chức không đồng ý.

51,4% viên chức đồng ý hiểu rõ định hướng tương lai và chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường cao đẳng phát thanh truyền hình II (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)