7. Kết cấu của Luận văn
3.2. Nội dung công tác hoàn thiện biện pháp tạo động lực làm việc
3.2.3. Hoàn thiện các giải pháp kích thích tài chính
3.2.3.1. Tăng cường các nguồn lực tăng nguồn thu, cải thiện thu nhập
Tìm các phương án để tăng nguồn thu của nhà Trường, đó là cơ sở để tăng mức thu nhập tăng thêm cho viên chức. Muốn làm được điều này, nhà Trường cần thực hiện các giải pháp sau:
- Phát triển các trung tâm dịch vụ của nhà Trường
Hiện nay nhà Trường có 02 trung tâm đào tạo đang hoạt động theo cơ chế bao cấp đó là Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Báo chí truyền thông và Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học. Hai trung tâm đem về nguồn thu cho nhà Trường nhưng chưa đáp ứng mong đợi, quy mô lợi nhuận rất thấp, chưa khai
thác hiệu quả lợi thế thương hiệu của nhà Trường. Để tăng quy mô và hiệu quả hoạt động từ các trung tâm, nhà Trường cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Phát triển thêm các trung tâm và mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động: Các dịch vụ tư vấn, đào tạo, sản xuất kinh doanh, thương mại với các dịch vụ và sản phẩm tương ứng với các ngành nghề đào tạo của nhà Trường.
+ Đổi mới cơ chế quản lý các trung tâm: Giao cơ chế tự chủ cho các trung tâm: Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính.
- Mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, tăng quy mô đào tạo chính quy: Cùng với việc mở rộng ngành nghề đào tạo, cần tăng cường đầu tư quảng bá các ngành nghề đào tạo chính quy, tuyển sinh đảm bảo chỉ tiêu.
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo: Đào tạo chính quy, tại chức, đào tạo nghề phổ thông, liên danh, liên kết đào tạo trong và ngoài nước với các trường đào tạo, các doanh nghiệp, các tổ chức nhằm phát huy hết nguồn lực của nhà Trường, tăng nguồn thu, tạo thêm công ăn việc làm cho giảng viên và viên chức nhà trường.
- Tăng cường xã hội hóa, hợp tác đầu tư, tranh thủ các nguồn lực của xã hội để phát huy hết nguồn lực cơ sở vật chất của nhà Trường.
- Xây dựng cơ chế động viên, khuyến khích để viên chức và các bộ phận của nhà Trường tăng cường thực hành tiết kiệm, tăng gia sản xuất.
3.2.3.2. Hoàn thiện chính sách chi trả các khoản thu nhập
Thu nhập của viên chức nhà Trường bao gồm: Lương cơ bản + Thu nhập tăng thêm + Các khoản thu nhập ngoài lương. Để tạo động lực làm việc cho viên chức, nhà Trường cần đảm bảo thu nhập của viên chức có tính cạnh tranh trên thị trường, bằng hoặc cao hơn mức trung bình của các trường cao đẳng trong khối ngành báo chí hoặc ngành gần trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh phía Nam. Cùng với thực tế của nhà Trường, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:
a) Với lương cơ bản: Nhà Trường đang thực hiện lương theo ngạch, bậc đầy đủ theo đúng quy định của Nhà nước.
Tiền lương và phụ cấp theo lương = Lương tối thiểu chung x Hệ số lương ngạch, bậc + Hệ số phụ cấp theo lương Lương tối thiểu chung, các hệ số lương ngạch, bậc và hệ số phụ cấp đều thực hiện theo chế độ, quy định của Nhà nước. Như vậy, đối với lương cơ bản hoàn toàn áp dụng theo quy định của Nhà nước, biện pháp hoàn thiện là công bố công khai, minh bạch quy chế trả lương, giải thích cho viên chức hiểu quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương, cách tính toán tiền lương, các hệ số lương.
b) Trả thu nhập tăng thêm:
Hiện nay nhà Trường trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người lao động. Thu nhập tăng thêm hàng tháng của CB-GV-NVđược trả theo phương pháp vị trí việc làm và được chi sau khi có kết quả bình xét, đánh giá kết quả thực hiện công việc hàng tháng.
Công thức tính thu nhập tăng thêm :T = ĐMTT x HSvl x HSĐCTT Trong đó: T là tổng thu nhập tăng thêm của cá nhân.
ĐMTT là định mức thu nhập tăng thêm, được xác định trên cơ sở quỹ
thu nhập tăng thêm trong năm. ĐMTT năm 2017 là 3.500.000 đồng.
HSvl là hệ số vị trí việc làm, quy định theo chức danh. Hiện nay trường CĐ PT-TH II đang áp dụng HSvl: Hiệu trưởng 3; Phó hiệu trưởng 2,5; Trưởng đon vị chức năng 1,5; Phó trưởng đon vị chức năng 1,3; Viên chức còn lại: 1.
HSĐCTT Hệ số kết quả thực hiện công việc. Được xác định theo kết quả bình xét đánh giá thực hiện công việc hàng tháng. HSĐCTT hiện nay đang áp dụng: Loại A, từ 95 - 100 điểm: 1; Loại B, từ 89 - 94 điểm: 0,9; Loại C, dưới 90 điểm: 0
Tuy nhiên, công tác xác định các hệ số lương tăng thêm và công tác đánh giá chưa được tốt. Vì vậy, giải pháp hoàn thiện phân chia thu nhập tăng thêm là:
- Tăng ĐMTT bằng các giải pháp gia tăng quỹ thu nhập tăng thêm như đã được trình bày ở tại mục 3.2.2.1.
- Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống vị trí việc làm tương ứng với các hệ số HSvl một cách công bằng, công khai, dân chủ trên cơ sở sự thống nhất của toàn thể viên chức toàn trường. Hệ số việc làm ngoài việc quy định theo chức danh như hiện nay, cần có thêm sự phân biệt tính chất khó khăn, mức độ quan trọng giữa các loại công việc khác nhau của viên chức.
- Hoàn thiện Quy định đánh giá kết quả thực hiện công việc để xác định xác định hệ số HSĐCTT một cách công bằng, chính xác. Muốn vậy phải hoàn thiện bảng mô tả chi tiết công việc, từ đó xây dựng một cách cụ thể, chi tiết các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại viên chức.
c) Các khoản thu nhập khác ngoài lương:
Tăng mức chi trả tùy theo từng nội dung, đảm bảo công bằng, minh bạch và khuyến khích người lao động tích cực làm việc. Một số khoản thu nhập ngoài lương bao gồm: Tiền dạy thêm giờ, thù lao nghiệm thu đề tài thục tập, các hoạt động đào tạo tính thù lao riêng (nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình tài liệu); Tiền làm thêm giờ; Thù lao các hội đồng, …
Ngoài việc thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc chế độ phúc lợi bắt buộc đối với người lao động theo quy định của Nhà nước cần, nhà Trường phải xây dựng hệ thống phúc lợi tự nguyện với các nội dung sau:
- Hệ thống phúc lợi tự nguyện phải đầy đủ, hấp dẫn đối với người lao động, phải được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, công khai, dân chủ với sự tham gia xây dựng của toàn thể cán bộ viên chức nhà Trường. Nhà Trường phải lên kế hoạch chi phúc lợi trong năm, với nội dung, thời gian và mức chi công khai cho toàn thể người lao động được biết. Các hoạt động phúc lợi phải trải đều trong cả năm để người lao động thấy rằng mình được nhà Trường thường xuyên quan tâm, động viên, khuyến khích, tránh tình trạng thực hiện hoạt động phúc lợi theo kiểu “no dồn đói góp”. Trong các trường hợp nếu thấy tinh thần của tập thể viên chức có dấu hiệu đi xuống hoặc căng thẳng thì có thể thực hiện hoạt động phúc lợi phù hợp đột xuất nhằm vực dậy tinh thần tập thể.
- Hệ thống phúc lợi tự nguyện bao gồm các hoạt động phúc lợi về hỗ trợ vật chất cho người lao động và phúc lợi về khuyến khích, động viên tinh thần cho người lao động:
+ Hệ thống phúc lợi hỗ trợ vật chất cho người lao động: Ngoài những nội dung như quy chế nhà Trường đang thực hiện, tác giả đề xuất thêm những khoản hỗ trợ cho các đối tượng còn khó khăn về đời sống và điều kiện làm việc, đó là hỗ trợ tiền ăn trưa, hỗ trợ tiền thuê nhà ở đối với các đối tượng khó khăn đang phải thuê nhà ở, hỗ trợ chi phí xăng xe đi lại đối với các đối tượng ở xa nhà Trường và các đối tượng thường xuyên phải đi lại làm việc giữa hai cơ sở của nhà Trường. Do diện tích đất của nhà Trường còn rất rộng chưa có kế hoạch sử dụng, nhà Trường cần ban hành quy chế chặt chẽ, quy định trách nhiệm rõ ràng để bố trí khu tập thể tạm thời cho viên chức còn khó khăn về chỗ ở.
+ Hệ thống phúc lợi khuyến khích, động viên tinh thần cho người lao động: Cần tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể giao lưu thể thao, văn nghệ, tổ chức đi picnic, tham quan học tập, …. tạo không khí đoàn kết, chia sẻ, thấu hiểu và gắn bó trong tập thể viên chức nhà Trường.