Giải pháp tăng cường thực thi chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND quận long biên, thành phố hà nội (Trang 88)

thông tin tại Ủy ban nhân dân quận Long Biên

3.2.1. Giải pháp trong việc xây dựng và ban hành văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trình, dự án thực thi chính sách ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành hệ thông văn bản quy phạm pháp luật quy định về chính sách ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước tương đối đầy đủ, cụ thể, trong đó, quan trong nhất là Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Trên cơ sở đó, UBND quận Long Biên cũng đã xây dựng và ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, quyết định cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu chính sách ứng dụng CNTT tại chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, nhiều nội dung thực thi chính sách vẫn còn là khoảng trống còn bị bỏ ngỏ, chưa có quy định pháp lý ràng buộc, hoặc quy định còn chung chung, khái quát, chưa tính đến yếu tố đặc thù tại địa phương. Điều nay khiến cho việc thực thi chính sách ứng dụng CNTT tại Quận có thể gặp phải những rào cản, khó khăn, vướng mắc, chưa thống nhất.

Vì thế, trước mắt, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho thực thi chính sách ứng dụng CNTT tại Quận, trong đó, quan trọng nhất là tập trung vào những quy định, chế tài mang tính chất bắt buộc đối với các cơ quan HCNN trong việc ứng dụng CNTT.

Bên cạnh đó, trong hệ thống những quy định về việc ứng dụng CNTT vào giải quyết từng mảng nhiệm vụ chuyên môn, cần rà soát, bổ sung, chuẩn hoá những quy trình, nghiệp vụ quản lý nhằm tạo hiệu quả tối ưu trong giải quyết công việc.

Hoạt động quản lý nhà nước có nhiều quy trình quản lý khác nhau về quy mô, cấp độ và có tính chuyên môn khác nhau, như các lĩnh vực quản lý bnhân sự, tài chính, cơ sở vật chất… Từ trước tới nay, việc xây dựng phần mềm ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước chủ yếu thực hiện theo cách thức xây dựng phần mềm nội bộ và xây dựng cho từng đơn vị sử dụng cụ thể theo đơn đặt hàng (xây dựng phần mềm kiểu may đo), phần mềm không có sẵn trên thị

trường. Do đó, cần có cơ chế thuê hoặc phối hợp với các doanh nghiệp tư nhân trong việc cung ứng các phần mềm ứng dụng một cách chuyên nghiệp và đồng bộ.

Ngoài ra, cần bổ sung những văn bản hướng dẫn triển khai các dự án ứng dụng CNTT quan trọng khác như:

- Dự án lắp đặt hệ thống camera nhằm tăng cường quản lý an ninh xã hội, trật tự đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn quận Long Biên;

- Dự án trang bị hệ thống thiết bị trực tuyến cho Quận ủy và Đảng ủy các phường trên địa bàn quận;

- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn quận Long Biên - Nhóm các Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký khai tử, Sổ đăng ký kết hôn.

3.2.2. Giải pháp trong việc tổ chức thực hiện các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trình, dự án thực thi chính sách ứng dụng công nghệ thông tin

3.2.2.1. Giải pháp phát triển nhân lực công nghệ thông tin

Trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như năng lực, phẩm chất của cán bộ là yếu tố quyết định đến chất và hiệu quả giải quyết công việc khi ứng dụng CNTT. Vì năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức có ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ xây dựng và tổ chức thực hiện công việc chuyên môn. Việc nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức là hết sức cần thiết, năng lực, phẩm chất đó được hợp thành từ nhiều yếu tố khác nhau như: tổ chức, nhân sự, cơ chế, điều kiện vật chất kỹ thuật. Vì vậy, để nâng cao năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức phải đổi mới mạnh mẽ về tổ chức, tạo ra một cơ cấu hợp lý mang tính chuyên môn cao, hoạt động thường xuyên, được quy hoạch rõ về chức năng, nhiệm vụ đào tạo đủ điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Vì vậy, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT và nâng cao năng lực, phẩm chất cho đội ngũ công chức nhà nước trực tiếp quản lý và thực hiện các hoạt động chuyên môn về ứng dụng CNTT là một trong những nhân tố cốt lõi nâng cao hiệu quả hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, vì xét cho cùng, con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành công của mọi chính sách. Bên cạnh đó, rất cần thiết phải thành lập một bộ phận chuyên trách về ứng dụng CNTT trong hoạt động của Ủy ban. Bộ phận chuyên trách này có thể được thành lập ở quy mô cấp phòng, với tên gọi là “Trung tâm Công nghệ thông tin”. Việc thành lập bộ phận chuyên trách về CNTT có thể giúp cho việc tuyển dụng, lựa chọn, sử dụng nhân sự đảm bảo trình độ, năng lực chuyên môn về CNTT, đáp ứng tiêu chuẩn vị trí việc làm và từ đó chuyên nghiệp hóa hoạt động này trên thực tiễn.

UBND quận cần thiết lập một bộ máy đủ mạnh để thực hiện chức năng quản lý, vận hành, giám sát hệ thống ứng dụng CNTT, xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý CNTT; nghiên cứu triển khai và giám sát thực thi hệ thống các ứng dụng CNTT dựa trên nền tảng CNTT tiên tiến.

Mặt khác, cần có quy hoạch cán bộ dài hạn, ngắn hạn, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức hàng năm, đồng thời với chế độ tuyển dụng công chức đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Đặc biệt chú trọng đào tạo công chức nhà nước nâng cao khả năng sử dụng tin học theo chuẩn quốc tế.

Để nâng cao chất lượng chuyên môn và kỹ năng tin học, đội ngũ cán bộ, công chức cần được đào tạo và cấp chứng chỉ về trình độ CNTT theo tiêu chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT một cách thống nhất, quy định cụ thể về hình thức và nội dung đánh giá trình độ ứng dụng CNTT, tạo nền tảng pháp lý và thực tiễn cho quá trình chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao trình độ CNTT của cán bộ, công chức.

Đi đôi với đào tạo là chính sách sắp xếp, sử dụng cán bộ hợp lý, phù hợp năng lực của từng vị trí, chính sách đãi ngộ theo năng lực, chất lượng công việc đảm bảo điều kiện sinh hoạt đời sống cho cán bộ, công chức để họ yên tâm công tác, ổn định đội ngũ cán bộ, công chức vừa có kỹ năng, kỹ thuật, vừa có chuyên môn ngành nhằm triển khai các nhiệm vụ, nội dung của hoạt động quản lý. Tóm lại, trong những năm tới, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện công việc liên quan đến lĩnh vực CNTT cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phải đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về CNTT, cũng như chuyên môn trong từng lĩnh vực quản lý.

- Nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất cán bộ, công chức địa phương nói chung và đặc biệt là cán bộ, công chức có chức năng tham mưu giúp chủ thể quản lý có thể đưa ra những phương án đẩy mạnh tin học hóa và ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất.

- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo lập thói quen tác nghiệp trên môi trường mạng cho cán bộ, công chức chuyên trách. Gắn trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị với việc ứng dụng và phát triển CNTT trong cơ quan, đơn vị mình. Lãnh đạo đơn vị phải gương mẫu trong học tập và ứng dụng CNTT trong điều hành, giải quyết công việc; tạo bước chuyển biến trong lề lối làm việc, gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính trên cơ sở áp dụng thống nhất hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp.

- Thường xuyên, tổ chức kiểm tra năng lực ứng CNTT cho các vị trí công chức chuyên trách.

3.2.2.2. Giải pháp phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm phần cứng, phần mềm cho việc trao đổi thông tin thông suốt, an toàn và bảo mật trong cơ quan trực thuộc UBND quận. Nghiên cứu và tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ công với hàm lượng

trí tuệ và công nghệ cao, phù hợp với sự phát triển CNTT ở địa phương. Xây dựng và chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế, ứng dụng các phần mềm CNTT tiên tiến của nước ngoài, xúc tiến xây dựng các phần mềm CNTT trong nước có tính mở và dễ sử dụng, tạo lập và phát triển các chuẩn mực chung phù hợp với thông lệ quốc tế.

Phát triển hệ thống mạng LAN, kết nối cơ quan các sở ban ngành liên quan trong hệ thống đảm bảo thông suốt, kịp thời trong khâu ứng dụng, quản lý khai thác tài liệu, văn bản sử dụng trang Web của cơ quan và các đơn vị liên quan.

Giải pháp phần mềm quản lý văn thư, lưu trữ tài liệu và điều hành công việc với những tính năng ưu việt như: quản lý văn bản toàn diện, quản lý tài liệu chuyên nghiệp, điều hành công việc toàn diện, xử lý văn bản từ xa ở mọi nơi, mọi lúc, gửi thông báo hàng loạt, trao đổi thảo luận, lịch đơn vị, lịch cá nhân, danh bạ điện thoại, gửi tin nhắn, trưng cầu ý kiến, lấy ý kiến, biểu quyết… là những tính năng vượt trội nếu như chúng ta phát huy được tối đa vai trò của công tác ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý nhà nước nói chung và giải quyết công việc nói riêng. Ứng dụng phần mềm Văn phòng điện tử để quản lý văn bản, tài liệu mang lại hiệu quả rõ rệt cho các chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, nhằm hướng đến mục tiêu quản lý, đó là: Giảm tải áp lực công việc cho những công chức làm nhiệm vụ thực thi công việc giải quyết thủ tục hành chính. Đổi mới quy trình, cách thức làm việc với phong cách hiện đại, nâng cao năng lực xử lý công việc của công chức, hỗ trợ mạnh mẽ cho lãnh đạo ra quyết định cũng như trong điều hành công việc cơ quan nói chung.

Trang bị Phòng Văn thư và Phòng Lưu trữ điện tử, phù hợp với chức năng hoạt động khi ứng dụng và vận hành hệ thống văn bản điện tử, đảm bảo thông tin nhanh chóng, thông suốt, chính xác, bảo mật. Hệ thống máy tính nối mạng cần được đảm bảo trong quá trình tra cứu các cổng thông tin điện tử và

các đơn vị liên quan truyền tải thông tin khi có yêu cầu, các phương tiện máy fax, điện thoại được kết nối phù hợp, đảm bảo tốt thông tin tín hiệu khi nhận.

Phối hợp các cơ quan chức năng để đồng bộ hóa trong việc cài đặt các phần mềm ứng dụng, tránh tình trạng các cơ quan trong hệ thống không kết nối được do khác biệt về phần mềm ứng dụng. Tăng cường hơn nữa khâu kết nối đồng bộ các hệ thống thông tin nhằm đảm bảo sự chính xác, kịp thời, an toàn trong điều hành tác nghiệp.

Tiếp tục tăng cường kỹ thuật, tập trung từng bước hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc lưu trữ hệ thống dữ liệu, thông tin quản lý của địa phương.

Đối với giải pháp này, có thể tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, áp dụng trong các trong lĩnh vực quản lý khác nhau có những phương thức, công nghệ khác nhau. Ví dụ: trong lĩnh vực quản lý dân cư, giải pháp trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên nền tảng dữ liệu lớn (big data) nhằm xây dựng hệ thống mã số định danh đối với mỗi công dân, làm cơ sở để chấm điểm tín nhiệm xã hội. Trong đó, mọi hành động của con người được ghi lại và tính điểm, giúp định vị mỗi người là ai trong xã hội. Mọi dữ liệu hành vi đều được quan sát và đánh giá, tạo ra cảm giác tất cả đều đang hướng đến sự minh bạch. Ở Trung Quốc, hệ thống đánh giá tín nhiệm công dân đã được triển khai thí điểm tại nhiều đô thị lớn. Hai trăm triệu camera công cộng được triển khai để giám sát hơn 1,4 tỉ dân. Hành vi của mỗi người được chấm trên thang điểm 950 điểm, cho biết mức độ tín nhiệm của mỗi người trong xã hội. Mọi sở thích, thái độ, hành vi mua sắm, kể cả những thông tin cá nhân được ghi lại, phân tích và cung cấp cho Chính phủ, trên cơ sở đó, công nghệ trí tuệ nhân tạo tiến hành tổng hợp và đánh giá điểm tín nhiệm công dân. Bên cạnh việc nhận diện khuôn mặt, các ứng dụng trên điện thoại di động cũng được sử dụng để thu thập dữ liệu và hành vi trực tuyến của người dân, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, nhận diện vị trí và chấm điểm tín nhiệm của công dân trong xã hội. Những

người có điểm tín nhiệm xã hội cao được ưu tiên trong việc tiếp nhận những đãi ngộ tốt về dịch vụ thương mại, dịch vụ công cũng như phúc lợi xã hội. Ngược lại, những người có điểm tín nhiệm thấp sẽ bị kiểm soát về mặt an ninh hoặc hạn chế trong việc tiếp cận phúc lợi và chính sách xã hội.

Hay ví dụ khác, trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ hành chính công: đóng vai trò đầu não của Chính phủ khi ứng dụng CNTT hiện đại, là phải thiết lập được một thiết chế mang tính chất là Trung tâm dữ liệu và ra quyết định quốc gia (National Decision making and Data Center - NDMD). Đây là nơi thu thập, lưu trữ, phân tích và áp dụng một lượng lớn dữ liệu liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ công và đánh giá những chương trình công hay cán bộ, công chức. Trung tâm này không thay thế cho quyền quản trị hay quy trình ra quyết định của con người, NDMD chỉ hướng dẫn và đưa ra thông báo, đồng thời đưa ra cơ sở khách quan trên nền tảng các thông tin định lượng cho việc cung cấp và đánh giá dịch vụ công. Nói cách khác, NDMD được sử dụng như một cơ sở cho những chức năng dịch vụ công tự động, là một hệ thống hỗ trợ dựa trên nền tảng rộng rãi đối với việc đưa ra quyết định trong khu vực công.

3.2.2.3. Giải pháp tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin

UBND quận Long Biên cần lập kế hoạch triển khai đầu tư CNTT theo 4 giai đoạn của quá trình ứng dụng CNTT gồm:

1. Đầu tư cơ sở về CNTT;

2. Tăng cường ứng dụng quản lý chung và tác nghiệp;

3. Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước; 4. Đầu tư để biến đổi mô hình quản lý công hiện đại.

Tại mỗi giai đoạn đều có những mục tiêu cụ thể và tuân theo các nguyên tắc cơ sở của ứng dụng CNTT là: ứng dụng CNTT phải phù hợp với mục tiêu của hoạt động quản lý nhà nước theo từng giai đoạn và từng phạm vi (vi mô và vĩ mô). Do đó, cần lựa chọn phương thức đầu tư CNTT sao cho phù hợp với

tình hình thực tiễn công việc tại UBND quận và phù hợp với năng lực khai thác và sử dụng CNTT của cán bộ, công chức làm việc tại đây.

Đối với giai đoạn thứ nhất: đầu tư cơ sở về CNTT, cần có lộ trình nâng cấp, trang bị máy tính thế hệ mới, nâng cấp tốc độ đường truyển của hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND quận long biên, thành phố hà nội (Trang 88)