Nhận xét về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ từ thực tiễn bộ nội vụ (Trang 50 - 53)

2.1. Công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở bộ nội vụ

2.1.3. Nhận xét về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ

a) Về phẩm chất đạo đức

Đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ đều là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống lành mạnh; tận tâm, tận tụy phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

b) Về trình độ chuyên môn

Đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ được đào tạo cơ bản, 100% có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành, lĩnh vực đào tạo cơ bản phù hợp với yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí lãnh đạo, quản lý.

Một số công chức lãnh đạo, quản lý được đào tạo tại các trường có uy tín ở nước ngoài; một số trường hợp trong quá trình công tác thể hiện được năng

lực, trình độ và chiều hướng phát triển nên đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

c) Về mức độ hoàn thành công việc

Theo số liệu thống kê trong 03 năm (từ năm 2015 đến năm 2017), đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ đa số được cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cấp có thẩm quyền tặng thưởng, ghi nhận.

Riêng trong năm 2016, có 01 trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng do vi phạm, sai sót trong thi hành nhiệm vụ nên cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực.

d) Về mức độ trách nhiệm

Về cơ bản, đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ có tinh thần trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Chủ động, tích cực tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chủ trương, chính sách, xây dựng và hoàn thiện thể chế, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và của bản thân được giao, bảo đảm tiến độ, chất lượng đề ra.

Bên cạnh đó, vẫn có những công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ý thức trách nhiệm chưa cao, còn thiếu chủ động, tích cực, chưa quyết liệt trong việc tham mưu với cấp có thẩm quyền các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; chưa mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; vẫn còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, thiếu tinh thần phối hợp, tương trợ trong thực thi nhiệm vụ.

đ) Về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thực thi công vụ

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý thực thi công vụ có vai trò quan trọng, là yếu có đóng vai trò then chốt góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Kết quả đánh giá, phân loại hàng năm cho thấy, về cơ bản, đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ được đào tạo cơ bản, có quá trình và kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực nội vụ, được lựa chọn kỹ, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của từng chức danh lãnh đạo, quản lý, theo đó trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao đã thực hiện hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; thể hiện được vị trí, vai trò của người lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị trong thực thi công vụ được giao.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý cấp vụ, còn lúng túng, thiếu kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.

e) Về kỹ năng giao tiếp

Bên cạnh kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thực thi công vụ; ý thức trách nhiệm và các yếu tố khác, kỹ năng giao tiếp của công chức lãnh đạo, quản lý là nhân tố góp phần quan trọng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Kỹ năng giao tiếp thể hiện khả năng truyền đạt những mệnh lệnh, chỉ đạo điều hành, những cách hành xử, giải quyết, xử lý các tình huống phát sinh, những quan hệ giao tiếp hàng ngày với đồng chí, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới; với cơ quan, đơn vị trong nội bộ Bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan ngoài Bộ…

Về cơ bản, đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ đã thể hiện được kỹ năng giao tiếp tốt trong chỉ đạo, điều hành cũng như khi phát biểu, thảo luận trên các diễn đàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ này đã thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, lời nói phổ thông, đơn nghĩa để truyền đạt thông tin đến đối tượng liên quan hiểu, bảo đảm hễ hiểu, giúp thấy được nội dung, mục đích, yêu cầu và thông điệp muốn truyền tải, bảo đảm triển khai thực hiện đạt được đúng mục đích, yêu cầu đề ra.

Trong quan hệ giao tiếp, đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ đã thể hiện và xác định được đúng thứ bậc hành chính, ngôn ngữ, văn phong,

đúng ngữ cảnh, phù hợp với đối tượng; bản thân có khả năng lập luận, phát biểu mạch lạc, không bị chi phối, ảnh hưởng khi phát biểu trước tập thể đông người hoặc tại các cuộc họp, hội nghị quan trọng.

Bên cạnh đó, một bộ phận công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ có kỹ năng giao tiếp chưa cao, chưa có thói quen và khả năng phát biểu trước tập thể đông người, khả năng lập luận kém, diễn đạt ngôn ngữ thiếu lôgic, không mạch lạc, gây khó hiểu cho người nghe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ từ thực tiễn bộ nội vụ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)