Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ từ thực tiễn bộ nội vụ (Trang 73 - 77)

2.3. Đánh giá việc thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ tại Bộ Nội vụ cũng còn một số tồn tại, hạn chế nhất định; đó là:

- Chưa thực hiện tốt chủ trương của Đảng về trẻ hóa đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý nói chung, cấp vụ nói riêng;

- Văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng chưa được hoàn thiện, ban hành đầy đủ và cập nhật kịp thời các quy định của pháp luật, gây khó khăn trong việc thực hiện quy trình, thủ tục bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

- Chất lượng đội ngũ công chức, trong đó có công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ còn có mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

b) Nguyên nhân

- Hệ thống văn bản quy phạm nội bộ của Bộ Nội vụ về công tác cán bộ đã bám sát, thể chế hóa các quy định của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn có những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn tình hình; chưa bảo đảm yêu cầu từng bước trẻ hóa đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý; giảm cơ hội tuyển

chọn, bổ nhiệm những công chức trẻ, có đức có tài vào các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp vụ; Nội dung chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa tiêu chuẩn chức danh với vị trí việc làm, như:

+ Quy định điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng phải là người đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp (cao hơn so với mặt bằng chung so với các Bộ, ngành) là chưa sát với tình hình thực tiễn đội ngũ công chức, viên chức của Bộ Nội vụ.

+ Quy định điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp Phòng thuộc Bộ phải là người đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính, bằng với điều kiện, tiêu chuẩn phó vụ trưởng và tương đương là không sát với tình hình thực tiễn, chưa phù hợp với yêu cầu về trình độ giữa vị trí lãnh đạo, quản lý cấp phòng với cấp vụ. Quy định định này cũng gây khó khăn trong công tác kiện toàn chức danh trưởng phòng và tương đương của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến suốt một thời gian dài nhiều đơn vị trong Bộ Nội vụ chưa kiện toàn đươc đầy đủ các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng.

- Văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành: Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi, bổ sung); các văn bản của Chính phủ hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ chưa gắn với yêu cầu nhiệm vụ của từng vị trí, chức danh;

- Thực hiện quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ nhưng chưa thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ những người được quy hoạch để trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết của vị trí chức danh được quy hoạch, bảo đảm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn khi được xem xét đề bạt bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh được quy hoạch;

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của từng chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ, do đó công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh, vị trí lãnh đạo, quản lý.

- Một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn trùng lặp về nội dung, chưa được cập nhật, bổ sung thường xuyên những kiến thức mới.

- Việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng của công chức chủ yếu là do yêu cầu đủ các chứng chỉ để thi nâng ngạch, chuyển ngạch, chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc theo chức danh, vị trí việc làm đang hoặc sẽ đảm nhiệm.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 tiến hành phân tích, đánh giá khái quát thực trạng đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ tại Bộ Nội vụ trong 05 năm gần nhất (2011, 2014, 2015, 2016 và năm 2017). Việc phân tích đã làm rõ tỷ lệ công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ tại Bộ Nội vụ trong các năm có sự biến động tăng, giảm; tỷ lệ công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ là nam giới so với nữ giới; làm rõ mức độ trẻ hóa đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ thời gian qua;

Nội dung chương này cũng đã phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý tại Bộ Nội vụ thời gian qua; đó là việc ban hành văn bản quy định về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ; việc thực hiện điều kiện, tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ; việc tuyển dụng, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ; việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ; việc đánh giá, phân loại công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ; việc khen thưởng, kỷ luật công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ;..

Đồng thời, nội dung chương 2 cũng đã chỉ ra được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ tại Bộ Nội vụ thời gian vừa qua, làm cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện tại Chương 3.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP VỤ

TỪ THỰC TIỄN BỘ NỘI VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ từ thực tiễn bộ nội vụ (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)