Thực hiện quy định về quản lý công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ từ thực tiễn bộ nội vụ (Trang 57 - 71)

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp

2.2.2. Thực hiện quy định về quản lý công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở

vụ ở Bộ Nội vụ

2.2.2.1. Tuyển chọn, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ

Việc tuyển chọn, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý tại Bộ Nội vụ thời gian qua được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy trình, thủ tục theo quy định; các trường hợp được xem xét, bổ nhiệm đều đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và của Bộ.

a) Tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy trình hiện hành

Việc tuyển chọn, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được căn cứ tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [2].

Theo đó, căn cứ nhu cầu bổ sung, kiện toàn lãnh đạo, quản lý đối với một vị trí, chức danh cụ thể, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phối hợp với cấp ủy cùng cấp trao đổi, thảo luận và thống nhất có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương về việc bổ sung, kiện toàn chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ.

Sau khi được sự đồng ý về chủ trương bổ sung, kiện toàn chức danh lãnh đạo quản lý cấp vụ của cấp có thẩm quyền, người đứng đầu tổ chức tiếp tục

phối hợp với cấp ủy cùng cấp lựa chọn nhân sự cụ thể trong số các trường hợp đã được phê duyệt quy hoạch của cấp có thẩm quyền để triển khai thực hiện các bước quy trình tiếp theo theo đúng quy định tại Quyết định số 1205/QĐ- BNV ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ và các văn bản sửa đổi, bổ sung liên quan.

Nhìn chung, việc thực hiện tuyển chọn, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ thời gian qua tại Bộ Nội vụ được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng, đầy đủ quy trình, thủ tục theo quy định; các trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý được bổ nhiệm đều đảm bảo đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại thời điểm bổ nhiệm.

b) Thí điểm thi tuyển công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ

Thực hiện chủ trương của cấp có thẩm quyền (theo Kết luận số 202- KL/TW ngày 26 tháng 5 năm 2015 của Bộ Chính trị) về việc thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng nhằm đổi mới phương thức, quy trình tuyển chọn lãnh đạo; Bộ Nội vụ đã phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan ban hành Văn bản số 2424/BNV-CCVC ngày 09 tháng 5 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng.

Trên cơ sở hướng dẫn tại Công văn số 2424/BNV-CCVC ngày 09 tháng 5 năm 2017, Bộ Nội vụ đã văn bản (kế hoạch; quy chế,…) để tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phó vụ trưởng và tương đương, nhằm thông qua đó phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm để đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển bền vững của đất nước; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp

phòng; góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Theo đó, trong năm 2017 Bộ Nội vụ đã tổ chức thực hiện 01 kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phó vụ trưởng để bổ sung cho 02 đơn vị cấp vụ thuộc Bộ, kết quả đã tuyển chọn và thực hiện bổ nhiệm được 02 chức danh công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ; đó là:

- Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.

Việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý được tổ chức thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch theo đúng hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và các quy định của pháp luật liên quan. Thông tin về các kỳ thi tuyển được công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng để các đối tượng có nhu cầu, đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đăng ký tham gia dự tuyển hoặc cơ quan, đơn vị đề cử tham gia dự tuyển; cụ thể:

(i) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển

- Cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, nằm trong quy hoạch của chức danh tuyển chọn (phó Vụ trưởng) và đang công tác tại các Vụ: Hợp tác quốc tế; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ. Nếu đối tượng này không đăng ký tham gia dự tuyển thì hàng năm khi rà soát danh sách quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền đưa ra khỏi danh sách quy hoạch. Trừ khi thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể không đăng ký tham gia dự tuyển:

+ Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị ốm đau đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận.

+ Đang trong thời gian được cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. + Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản.

- Cán bộ, công chức, viên chức không công tác tại Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và nằm trong quy hoạch của chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn, đang công tác trong cùng Bộ Nội vụ được quyền đăng ký tham gia dự tuyển.

- Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển nếu đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì được dự tuyển ở vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn không quá 2 cấp so với chức vụ hiện giữ (ví dụ: Phó Trưởng phòng có thể được dự tuyển chức danh Phó Vụ trưởng và tương đương; Trưởng phòng có thể được dự tuyển chức danh Vụ trưởng và tương đương). Trường hợp không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, khi dự tuyển thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện về ngạch công chức hoặc thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực (nếu có) theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh tuyển chọn.

(ii) Đối tượng được đề cử tham gia dự tuyển

- Cán bộ, công chức, viên chức không nằm trong quy hoạch của chức danh phó vụ trưởng và tương đương (bao gồm cả trường hợp không công tác tại Vụ Hợp tác quốc tế hoặc Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ và có thể không phải là đảng viên) được tập thể lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh tuyển chọn đề cử và được cấp ủy của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh đó đồng ý bằng văn bản.

Như vậy, thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng tham gia dự tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ thuộc Bộ Nội vụ được thực hiện theo đúng hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và được thông báo công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thời hạn đăng tải theo đúng quy định.

2.2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ

Căn cứ quy định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 490/QĐ-BNV ngày 23 tháng 3 năm 2016 ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ, với mục trang bị

những kiến thức về lý luận chính trị; quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ; ngoại ngữ, tin học; hội nhập kinh tế quốc tế và kỹ năng, phương pháp làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức và người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm; yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của từng chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức, hạng và chức danh nghề nghiệp viên chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 490/QĐ-BNV ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ, có 03 loại hình đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể:

- Đào tạo nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ nói chung; - Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức;

- Bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý.

Việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về thời gian công tác trong cơ quan, tổ chức của nhà nước (từ đủ 05 năm trở lên, không kể thời gian tập sự, thử việc); về đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ (03 năm liền kề năm được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ); …

Trên cơ sở quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ được thực hiện thường xuyên, bảo đảm đúng đối tượng, quy trình, thủ tục, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Hàng năm, căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Bộ (trong đó có đối tượng lãnh đạo, quản lý cấp vụ), đơn vị làm công tác tổ chức cán bộ có văn bản triệu tập và cử đối tượng tham dự

lớp đào tạo, bồi dưỡng do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức (ví dụ: bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 2; bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị đối với đối tượng quy hoạch chức danh phó vụ trưởng và tương đương trở lên,…). Việc cử công chức lãnh đạo, quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; dựa trên cơ sở chỉ tiêu được được phân bổ và nguyện vọng của công chức lãnh đạo, quản lý.

Bên cạnh đó, hàng năm căn cứ kế hoạch đào tạo, đơn vị làm công tác tổ chức tham mưu cấp có thẩm quyền tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng về tiêu chuẩn chức danh; về ngoại ngữ, tin học; về nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương;…

2.2.2.3. Sử dụng, đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ

Sử dụng, đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện pháp luật về công chức nói chung, công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ nói riêng.

Theo đó, trên cơ sở quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 1822/QĐ-BNV ngày 02 tháng 12 năm 2015 ban hành Quy chế đánh giá và phân loại đối với tổ chức, đơn vị và công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ.

Thực tiễn quản lý, sử dụng công chức cho thấy, việc sử dụng công chức phù hợp với năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ tại Bộ Nội vụ được bố trí, sử dụng trên cơ sở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; bảo đảm đúng và đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và các quy định của Bộ Nội vụ khi bố trí, sử dụng công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, phù hợp với vị trí việc làm.

Theo quy định hiện hành của pháp luật và của Bộ Nội vụ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Bộ trưởng, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao phụ trách, quản lý; cấp phó của người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Việc đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ tại Bộ Nội vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Nội vụ về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, hàng năm, công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ thực hiện đánh giá tại cơ quan, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Tại cuộc họp đánh giá, phân loại, công chức trình bày bản tự đánh giá, phân loại của bản thân để công chức, người lao động cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến nhận xét, đánh giá. Các nội dung nhận xét, đánh giá về: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối làm việc; năng lực và trình độ chuyên môn; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân; Kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị; Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

Căn cứ bản tự đánh giá, phân loại, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đánh giá, phân loại đối với công chức, người lao động và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Việc đánh giá, phân loại đối với Vụ trưởng và tương đương do Bộ trưởng thực hiện.

Căn cứ các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Nội vụ, việc khen thưởng thường niên đối với công chức công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ được thực hiện trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao (giống như công chức chuyên môn); ngoài ra, việc đánh giá, phân loại còn được căn cứ trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể cơ quan, đơn vị được phân công lãnh đạo, quản lý;

Đối với cấp vụ trưởng và tương đương, mức đánh giá, phân loại hàng năm không được cao hơn mức đánh giá, phân loại đối với tập thể cơ quan, đơn vị được phân công lãnh đạo, quản lý, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật và của Bộ.

Ví dụ: Tập thể Vụ A được cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại đạt mức Tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2017, thì mức đánh giá, phân loại năm 2017 đối với Vụ trưởng Vụ A cao nhất là hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Kết quả đánh giá, phân loại hàng năm được gửi về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp chung, làm cơ sở tham mưu cho Bộ trưởng xem xét, quyết định đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm đối với tập thể và cá nhân công chức, viên chức, người lao động (trong đó có công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ).

Kết quả đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ tại Bộ Nội vụ trong 03 năm gần nhất (từ năm 2015 đến năm 2017) như sau:

- Năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ từ thực tiễn bộ nội vụ (Trang 57 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)