Kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ từ thực tiễn bộ nội vụ (Trang 71 - 73)

2.3. Đánh giá việc thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

a) Kết quả đạt được

Với vị trí là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật, Bộ Nội vụ đã tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định về quản lý, sử dụng công chức nhà nước.

Về cơ bản, việc thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ ở Bộ Nội vụ được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ. Căn cứ quy định của Luật cán bộ, công chức 2008; các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức 2008 và căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo; các văn bản liên quan về công tác tổ chức cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành các văn bản quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục thực hiện công tác tổ chức cán bộ của Bộ Nội vụ, gồm:

Quyết định số 33/QĐ-BNV ngày 20/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo và điều động, biệt phái cán bộ, công chức thuộc Bộ Nội vụ;

Quyết định số 33/QĐ-BNV ngày 10/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tạm thời tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Quyết định số 1204/QĐ-BNV ngày 19/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Quyết định số 1205/QĐ-BNV ngày 19/11/2012 về việc ban hành Quy định chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ;

Và nhiều văn bản liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, nâng ngạch; thi đua, khen thưởng; chế độ chính sách tiền lương;….

Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện trong Bộ Nội vụ. Việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ; việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nói chung, công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ nói riêng được thực hiện đạt được những kết quả quan trọng, bảo đảm đúng đối tượng, mục đích, yêu cầu, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý; công tác đánh giá, phân loại công chức lãnh đạo quản lý được thực hiện sát hợp tình hình, kết quả thực thi công vụ; công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật và của Bộ, kịp thời động viên, khích lệ tinh thần hăng say lao động.

b) Nguyên nhân

Đạt được những kết quả trong thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ tại Bộ Nội vụ thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Ban Cán sự đảng Bộ, của Bộ trưởng, tập thể Lãnh đạo Bộ; của cấp ủy đảng các cấp;

- Hệ thống các văn bản quy phạm nội bộ của Bộ Nội vụ được ban hành tương đối đầy đủ, bám sát quy định của Đảng và của pháp luật;

- Chất lượng đội ngũ công chức nói chung, công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ nói riêng từng bước được nâng lên thông qua công tác tuyển dụng đầu vào; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và tinh thần, ý thức tự nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ từ thực tiễn bộ nội vụ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)