lãnh đạo, quản lý cấp vụ
3.2.3.1. Tăng cường kiểm tra thực hiện pháp luật về công chức, lãnh đạo, quản lý cấp vụ
Là một nội dung quan trọng trong chức năng quản lý nhà nước, hoạt động kiểm tra đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ, công vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cần thực hiện thường xuyên, liên tục, ở tất cả các cơ quan nhà nước trung ương và chính quyền địa phương.
Việc kiểm tra thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền, bảo đảm việc thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ theo đúng quy định của Đảng và của pháp luật liên quan.
Hoạt động kiểm tra cũng góp phần kịp thời phát hiện những quy định của pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý không còn phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật; chưa thống nhất, đồng bộ với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn; những quy định thiếu tính khả thi.. để kịp thời đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ.
3.2.3.2. Bảo đảm sự giám sát của xã hội đối với thực hiện pháp luật về công chức, lãnh đạo, quản lý cấp vụ
Việc thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ cần được công khai, minh bạch, dân chủ, chặt chẽ; tình hình, kết quả thực hiện pháp luật được công khai theo quy định của pháp luật để mọi tổ chức, công dân thực hiện giám sát theo quy định.
Theo đó, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và các cơ quan liên quan theo đúng quy định của pháp luật để lấy ý kiến nhân dân, là một kênh thông tin để toàn thể xã hội thực hiện giám sát.
Thể chế hóa chủ trương của Đảng về kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ; chống chạy chức, chạy quyền, đó là:
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm.
- Thực hiện công khai, minh bạch tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự; cung cấp, trao đổi thông tin và giải trình khi có yêu cầu. Xác minh, xử lý kịp thời, hiệu quả, hợp lý thông tin phản ảnh từ các tổ chức, cá nhân và phương tiện thông tin đại chúng.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra định kỳ, đột xuất; theo chuyên đề, chuyên ngành; của cấp trên đối với cấp dưới; cấp dưới giám sát cấp trên. Coi trọng cả cảnh báo, phòng ngừa và xử lý sai phạm.
- Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền. Hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, không có "vùng cấm".
- Mở rộng dân chủ, phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của nhân dân trong tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ. Tăng cường cơ chế chất vấn, giải trình trong công tác cán bộ.
- Quy định chặt chẽ và thực hiện nghiêm quy trình công tác cán bộ. Xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác cán bộ.
- Nhận thức sâu sắc về tác hại nghiêm trọng của tệ chạy chức, chạy quyền, coi đây là hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Nhận diện rõ, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với các đối tượng có biểu hiện, hành vi chạy chức, chạy quyền. Coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng và danh dự của cán bộ để hình thành văn hoá không chạy chức, chạy quyền.
Tiểu kết chương 3
Từ thực tiễn thực hiện pháp luật tại Bộ Nội vụ, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế được phân tích, luận giải ở Chương 2, tại Chương 3 đã đề xuất những phương hướng bảo đảm thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, đó là bảo đảm phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ; bảo đảm hài hòa giữa cống hiến và các chế độ đãi ngộ đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ thông qua việc đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm để có cơ sở đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch vào vị trí cao hơn; cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; khen thưởng động viên kịp thời...
Đồng thời, tại Chương 3 cũng đề ra các giải pháp cơ bản nhất thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, đó là tăng cường quán triệt, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân của đội ngũ công chức, lãnh đạo quản lý cấp vụ; sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ cho phù hợp với văn bản của Đảng, các quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn; là tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý; tăng cường sự giám sát của xã hội; thể chế hóa các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về công tác cán bộ.
KẾT LUẬN
Công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ là bộ phận cấu thành của đội ngũ công chức nói chung, theo đó đội ngũ này có vị trí, vai trò, đặc điểm của công chức nói chung; ngoài ra, còn mang những đặc điểm riêng vốn có. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển đất nước từ năm 1946 đến nay, các quan niệm về công chức ở nước ta có sự thay đổi tùy thuộc bối cảnh, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và sự phát triển của đất nước.
Theo đó, trước khi Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức 2010 ra đời, ở nước ta chưa có sự phân định rạch ròi, cụ thể các khái niệm cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở để xây dựng cơ chế, chính sách cho phù hợp với từng nhóm đối tượng; các quy định về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý cũng chưa có văn bản của cấp có thẩm quyền quy định cụ thể, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong thực hiện giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị.
Kể từ khi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010 được ban hành, cùng với đó là các văn bản hướng dẫn luật, đã bước đầu phân định cụ thể các khái niệm cán bộ, công chức, viên chức; hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành để quy định, hướng dẫn về các vấn đề, như: tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển; đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá, phân loại; khen thưởng, kỷ luật;… Hệ thống các văn bản này đã tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, thống nhất và đồng bộ để triển khai thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng, xây dựng được đội ngũ công chức, viên chức giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Việc thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ tại Bộ Nội vụ từ năm 2011 đến 2017 từng bước được đi vào nền nếp; đã xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm nội bộ về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối với đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý; các quy chế, quy định về khen thưởng, kỷ luật; đánh giá, phân loại; đào tạo bồi dưỡng để áp dụng đối với đội ngũ công chức, viên chức,… tại Bộ Nội vụ nói chung, đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ nói riêng. Qua đó, đã xây dựng, tuyển chọn được đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có tinh thần thái độ cao với nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong quá trình thực thi công vụ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tại Bộ Nội vụ thời gian qua, việc thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định, như: Công tác quy hoạch, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý chưa thực sự được quan tâm đúng mức, việc quy hoạch chưa gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng để trang bị cho những người trong quy hoạch nắm bắt, hiểu được vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của vị trí được quy hoạch; qua đó xây dựng cho họ những kiến thức cần thiết để chủ động và thực hiện tốt nhất nhiệm vụ, quyền hạn khi được xem xét, bổ nhiệm; công tác đánh giá, phân loại chưa sát với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, còn tình trạng nể nang, né tránh; công tác thi đua, khen thưởng còn chậm thực hiện, chưa kịp thời động viên, khích lệ tinh thần hăng say lao động; chưa có cơ chế hiệu quả, phù hợp để tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ,…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2015), Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
2. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 1204/QĐ-BNV ngày 19/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
3. Bộ Nội vụ (2016, 2017), Tài liệu ôn thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức lên chuyên viên chính năm 2016 và 2017;
4. Bộ Nội vụ (2014), Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp vụ, Học viện Hành chính Quốc gia;
5. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức;
6. Chính phủ (2010), Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định về quản lý biên chế công chức;
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
9. Chính phủ (2010), Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức;
10.Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;
11.Chính phủ (2012), Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp công vụ;
12.Chính phủ (2015), Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;
13.Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
14.Lương Thanh Cường (2008), Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội;
15.Nguyễn Đăng Dung (2006), “Công chức và cải cách bộ máy hành chính nhà nước”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 9, 2006;
16.Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), “Quản lý chiến lược nguồn nhân lực khu vực công: Lý luận và thực tiễn”, Học viện Hành chính Quốc gia;
17.Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998;
18.Trương Hải Long (2010), “Pháp luật về tuyển dụng công chức trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
19.Bùi Đình Phong (2002), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ", Nxb Lao động, Hà Nội.
20.Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên) (2005),
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21.Nguyễn Duy Phương (2009), Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về công vụ của công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
22.Quốc hội (2010), Luật Viên chức;
23.Quốc hội (2013), Hiến pháp Việt Nam năm 2013; 24.Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức;
25.Nguyễn Bắc Sơn (2006), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
26. Phạm Hồng Thái (2004), “Công vụ, công chức”, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 27.Phạm Hồng Thái (2006), Bàn về việc hoàn thiện thể chế công vụ và xây dựng khung của Luật Công vụ Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 8, 2006.
28.Lê Như Thanh (2009), “Cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công chức Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh,;
29.Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/08/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
30.Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010;
31.Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;
32.Phạm Minh Triết (2003), “Hoàn thiện pháp luật về công chức hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
33.https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ch%E1%BB%A9c, truy
cập ngày 20/5/2018.
34.https://www.thuvienbaigiang.vn/forum/baiviet/3913, truy cập ngày: