1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tố cáo
1.3.1.1. Khái niệm giải quyết tố cáo
Giải quyết tố cáo là việc xem xét, giải quyết nội dung tố cáo do ngƣời dân gửi tới. Khoản 7, Điều 2, Luật Tố Cáo định nghĩa “Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo”.
Theo đó, giải quyết tố cáo là quá trình gồm nhiều bƣớc kế tiếp nhau bao gồm: tiếp nhận, phân loại, tổ chức xác minh, kết luận nội dung đơn thƣ của công dân.
Ở nƣớc ta, về mặt pháp lý, giải quyết tố cáo gồm nhiều khía cạnh:
- Giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo (thƣờng đƣợc gọi là tố cáo hành chính)
- Giải quyết tố cáo từ tố giác và tin báo tội phạm theo quy định của Luật Tố tụng hình sự.
- Giải quyết tố cáo tham nhung theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.
- Giải quyết tố cáo cán bộ, công chức là đảng viên, thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng.
Trong Luận Văn tác giả tập trung nghiên cứu việc giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo.
Theo cách hiểu của tác giả, giải quyết tố cáo là việc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét, xác minh, kết luận nội dung tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xem xét, xử lý ngƣời có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Giải quyết tố cáo trong quản lý hành chính nhà nƣớc là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong bộ máy hành chính nhà nƣớc tiếp nhận, xem xét, xác minh, kết luận nội dung tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý hành chính nhà nƣớc.
1.3.1.2. Đặc điểm của giải quyết tố cáo
Thứ nhất: giải quyết tố cáo là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc. Giải quyết tố cáo là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc. Tuy nhiên, do sự đa dạng phức tạp của các hành vi bị tố cáo có thể là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hình sự, kinh tế, lao động, ... nên việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau và có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Việc giải quyết tố cáo đƣợc thực hiện theo những thủ tục nhất định tùy vào tính chất, mực độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Những hành vi vi phạm ở mức độ nhẹ thì bị xử lý bằng biện pháp hành chính và sẽ do cơ quan hành chính Nhà nƣớc tiến hành, còn những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ Luật hình sự do cơ quan tiến hành theo trình tự, thủ tục đƣợc pháp luật về tố tụng quy định..
Thứ hai: giải quyết tố cáo là hoạt động phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Trình tự, thủ tục về giải quyết tố cáo của công dân là nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động chặt chẽ, chính xác thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Nó đảm bảo cho những chuẩn mực nhất định, giải quyết nhanh nhất, chính xác nhất và đạt hiệu quả cao trong giải quyết tố cáo.
Thứ ba: giải quyết tố cáo là hoạt động mang tính phối hợp giữa cơ quan hành chính với cơ quan, tổ chức khác. Đó là mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với cơ quan tƣ pháp (cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án; giữa cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với cơ quan công an, viện kiểm sát); mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan hành chính với cơ quan, tổ chức khác (ủy ban kiểm tra đảng, các tổ chức đoàn thể,...) nhất là việc giải quyết tố cáo đối với cán bộ công chức nói chung và cán bộ, công chức là đảng viên. Mối quan hệ phối hợp này đƣợc thực hiện ở những nội dung: phối hợp trong quá trình tiếp nhận, xử lý đơn thƣ tố cáo, tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm pháp luật - đây là một trong những nguồn thông tin đầu vào quan trọng để xử lý tố cáo; phối hợp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan; trong quá trình giải quyết vụ việc vi phạm hành chính hoặc quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật hành chính, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan thanh tra phải chuyển đơn tố cáo hồ sơ, tài liệu vi phạm pháp luật đến cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền...
1.3.2. Vai trò của giải quyết tố cáo
Việc giải quyết tố cáo nhằm bảo đảm thực hiện quyền dân chủ của công dân đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Nếu nhƣ quyền tố cáo đƣợc quy định trong Hiến pháp và phápl uật là điều kiện cần thì việc giải quyết tố cáo là điều kiện đủ, quyền này chỉ đƣợc hiện thực hóa khi tiến hành tốt việc giải quyết tố cáo.
Việc giải quyết tố cáo là biện pháp hữu hiệu, góp phần quan trọng trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, của xã hội và của mọi cá nhân, tổ chức trƣớc những hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ chủ thể nào.
Việc giải quyết tố cáo có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật bảo vệ trật tự xã hội. Đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật đƣợc tiến hành bởi nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, tố cáo và giải quyết tố cáo đƣợc thực hiện tố là một trong những biện pháp phát huy đƣợc sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong phòng chống vi phạm pháp luật bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp cua cá nhân, tổ chức.
Giải quyết tố cáo góp phần tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nếu nhƣ pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự đòi hỏi mọi chủ thể phải thực hiện đúng pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải đƣợc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đúng pháp luật thì tố cáo và giải quyết tố cáo có vai trò quan trọng góp phần bảo đảm pháp chế trong tổ chức và hoạt động của cơ quan tổ chức trong các ứng xử phù hợp với pháp luật của từng cá nhân.
1.3.3. Thẩm quyền của giải quyết tố cáo
Điều 12, Điều 31 Luật tố cáo năm 2011 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo nhƣ sau:
Một là: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức do ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Hai là: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.
Ba là: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ nêu về thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan hành chính nhà nƣớc, không liên quan đến các cơ quan tƣ pháp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội. Cụ thể thẩm quyền giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc quy định nhƣ sau:
Thứ nhất: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Thứ hai: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Thứ ba: Ngƣời đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Thứ tư: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Thứ năm: Tổng cục trƣởng, Cục trƣởng và cấp tƣơng đƣơng đƣợc phân
cấp quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tƣơng đƣơng, cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Thứ sáu: Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Thứ bảy:Thủ tƣớng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trƣởng, Thứ trƣởng, Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
1.3.4. Quy trình của giải quyết tố cáo
Quy trình giải quyết tố cáo đƣợc quy định tại Điều 32 Luật tố cáo 2011 nhƣ sau:
+ Tiếp nhận và xử lý các thông tin tố cáo: là việc ngƣời giải quyết tố cáo, ngƣời đƣợc trao thẩm quyền tiếp nhận và xử lý các thông tin tố cáo do công dân gửi tới. Kết quả của bƣớc này là căn cứ để đƣa ra nhận định, đánh giá sơ bộ về nội dung đơn của công dân và ngƣời giải quyết tố cáo quyết định việc thụ lý tố cáo hoặc không thụ lý tố cáo. Nếu không thụ lý tố cáo thì phải thông báo cho ngƣời tố cáo biết lý do không thụ lý.
Theo Điều 20 Luật Tố cáo, cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm phân loại và xƣ lý nhƣ sau: nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của ngƣời tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý. Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì ngƣời tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tố chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
+ Xác minh nội dung tố cáo: là việc ngƣời giải quyết tố cáo tự tiến hành hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp, cơ quan, tổ chức, các nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo. Việc xác minh nội dung tố cáo, thu thập chứng cứ có liên quan,...
+ Kết luận nội dung tố cáo: là việc ngƣời giải quyết tố cáo căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của ngƣời bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo và các tài liệu, chứng cứ có liên quan, ngƣời giải quyết tố cáo để kết luận tính đúng, sai của nội dung tố cáo do ngƣời tố cáo cung cấp. Việc kết luận nội dung tố cáo phải kết luận đƣợc thể hiện dƣới dạng văn bản.
+ Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo: là việc ngƣời giải quyết tố cáo căn cứ vào nội dung kết luận tố cáo và quy định của pháp luật thực hiện các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đƣợc phát hiện thông qua quá trình xác minh giải quyết tố cáo.
+ Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo: là việc ngƣời giải quyết tố cáo thực hiện công bố kết quả giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA