khiếu nại, tố cáo
3.1.1. Những giải pháp bảo đảm trong hoạt động tiếp công dân
Để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tiếp dân, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là: Nâng cao chất lượng hoạt động của ban tiếp công dân thành phố.
Thực tế cho thấy, những kiến nghị, phản ánh của ngƣời dân đa dạng, thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Để giải quyết những kiến nghị chính đáng của ngƣời dân, cần sự phối hợp của các ban, ngành có liên quan trong hệ thống chính trị ngay từ khâu tiếp công dân. Để nâng cao chất lƣợng tiếp công dân cần xây dựng mối quan hệ phối hợp thƣờng xuyên giữa các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp; trong đó cấp ủy giữ vai trò lãnh đạo, tham gia cùng các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân; MTTQ, các đoàn thể tham gia với tƣ cách phản biện xã hội, hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân khi bị xâm phạm; chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cần xây dựng văn bản ƣớc phối hợp trong tiếp công dân, giải quyết tố cáo.
Ban tiếp công dân của thành phố cần bố trí cán bộ trực tiếp hoặc kiêm nhiệm làm công tác tiếp dân tại bộ phận một cửa của UBND thành phố để tiếp nhận, giải đáp những thắc mắc, kiến nghị, cũng nhƣ hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ sở vật chất (địa điểm, phòng làm việc, bàn ghế, tủ tài liệu, âm thanh, ánh sáng, ...)là điều kiện quan trọng trong việc nâng cao tần suất, hiệu quả tiếp dân. Từ thực tế trên, đòi hỏi các cấp chính quyền cần quan tâm củng cố cơ sở vật chất đồng bộ, khoa học, phục vụ ngƣời dân tới liên hệ làm việc, cụ thể:
Đối với trụ sở tiếp dân xã, phƣờng: nên bố trí tủ sách pháp luật tại trụ sở tiếp dân, nhất là phòng chờ dành cho công dân; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp công dân. Cần bố trí phòng tiếp công dân tách biệt với phòng làm việc của cán bộ, chuyên viên, công chức, tài liệu, trang mục lục, thông tin pháp luật tại các địa điểm tiếp công dân cần đƣợc lƣợc hóa những nội dung chính, dễ đọc, để ngƣời dân dễ dàng đọc và tra cứu nội dung.
Ba là: Đối với cán bộ, công chức phụ trách tiếp công dân
Hiện nay vai trò của cán bộ, công chức làm công tác “tiếp dân” rất quan trọng. Có thể nói, đây là cấu nối để chính quyền nhà nƣớc gần và sát dân hơn. Thông qua các buổi tiếp dân, cán bộ lãnh đạo sẽ có cơ hội nắm bắt đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng và những băn khoăn, trăn trở của nhân dân, từ đó có biện pháp giải quyết hợp tình hợp lý, tạo đƣợc niềm tin trong nhân dân, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp. Đây cũng là thể hiện bản chất của nhà nƣớc chúng ta, một Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân.
Cán bộ, công chức đƣợc giao nhiệm vụ tiếp công dân phải là ngƣời liêm khiết, trung thực, công tâm; có năng lực chuyên môn, am hiểu thực tế và nắm vững pháp luật. Bên cạnh đó, họ phải là ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt, lịch thiệp, có thái độ nhã nhặn và kỹ năng giao tiếp, ứng xử trƣớc nhân dân; tạo cho ngƣời dân cảm giác tin cậy, an tâm và hài lòng sau các buổi tiếp công dân.
Trong khi tiếp công dân, ngƣời tiếp phải tạo và duy trì bầu không khí thân thiện, thoải mái giữa hai bên; chú ý lắng nghe và khuyến khích công dân
trình bày quan điểm, nguyện vọng. Do tâm lý, ngƣời đi khiếu nại, tố cáo thƣờng rụt rè, do đó, ngƣời tiếp cần phải tạo bầu không khí thoải mái, cởi mở giữa hai bên; tránh ngắt quãng lời nói khi đối phƣơng đang trình bày, bởi việc ngắt quãng lời nói dễ làm cho ngƣời trình bày mất đi mạch suy nghĩ, giảm sự tập trung và quên đi nội dung cần trao đổi,... Đối với những nội dung mà ngƣời dân có cách hiểu sai, chƣa đúng thì cán bộ tiếp dân cần khéo léo hƣớng dẫn, giải thích cho công dân hiểu bản chất sự việc để có cách nhìn đúng đắn, đầy đủ hơn về vấn đề.
Ngoài ra cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tiếp dân còn phải là ngƣời am hiểu pháp luật, để nắm rõ các quy trình, trình tự của của thủ tục hành chính để giải thích và hƣớng dẫn cho ngƣời dân hiểu để có thể đạt đƣợc hiệu quả nhất. Nhiều khi cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân còn có vai trò tham mƣu cho thủ trƣởng về lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân, tham mƣu để lãnh đạo đƣa ra các kết luận giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh...
Nhƣ vậy vai trò và trình độ của cán bộ làm công tác tiếp dân góp phần then chốt để nâng cao hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cao.
3.1.2. Các giải pháp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Một là: Những giải pháp đối với cơ quan nhà nước
- Tăng cƣờng đối thoại với nhân dân để giải quyết hiệu quả việc khiếu nại, tố cáo. Để làm có thể làm tốt hoạt động đối thoại với ngƣời dân cơ quan nhà nƣớc cần:
+ Các cơ quan nhà nƣớc cần chấn chỉnh, khắc phục những mặt hạn chế, bất cập trong công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thƣ KN,TC của công dân, xem xét giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền đảm bảo theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản pháp luật có
liên quan. Thƣờng xuyên nắm bắt tình hình khiếu kiện ở địa phƣơng, ngành mình; những vụ việc khiếu nại, tố cáo, đề nghị thuộc thẩm quyền cấp nào, ngành nào thì cấp đó, ngành đó phải thụ lý, giải quyết kịp thời và dứt điểm không để kéo dài hoặc đùn đẩy vụ việc lên cấp trên. Xử lý nghiêm minh những trƣờng hợp thiếu trách nhiệm không chấp hành nghiêm túc những quy định của Đảng và Nhà nƣớc về tiếp công dân và giải quyết KN, TC của công dân. + Rà soát, phân loại những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông ngƣời để có biện pháp giải quyết kịp thời, hạn chế tình hình phức tạp thêm. Những vụ việc thực sự khó khăn, phức tạp vƣợt quá thẩm quyền của xã, phƣờng, UBND thành phố thì báo cáo kịp thời, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên trực tiếp để có hƣớng giải quyết dứt điểm vụ việc theo quy định.
+ Việc xử lý đơn thƣ KN, TC phải kịp thời, không đƣợc để tồn đọng, không chuyển đơn vòng vo. Các cơ quan không có trách nhiệm theo thẩm quyền giải quyết thì không tiếp nhận đơn, nếu nhận đƣợc đơn thƣ thì thông báo và hƣớng dẫn ngƣời đi khiếu kiện gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tránh tình trạng một vụ việc nhƣng khiếu kiện đến nhiều nơi, khiếu kiện vƣợt cấp; không giải quyết đơn KN,TC nặc danh, mạo dạnh.
- Các cơ quan nhà nước phải đảm bảo dân chủ, kỷ cương trong giải
quyết KN, TC:
Giải quyết KN, TC là vấn đề phức tạp nếu biết dựa vào nhân dân, tôn trọng quyền dân chủ của dân dân thì sẽ đƣợc lòng dân, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ và giúp đỡ, việc giải quyết đơn thƣ KN,TC sẽ có hiệu quả hơn. Có nhiều huyện của tỉnh trong những năm qua đã phải giải tỏa hằng trăm hộ dân để chỉnh trang đô thị và phát triển công nghiệp, lãnh đạo chủ chốt đã trực tiếp đến từng khu vực dân cƣ lắng nghe ý kiến đề bạt, yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, trao đổi bàn bạc, vận động, thuyết phục nhân dân giải quyết đền bù và bố trí tái định cƣ công bằng, hợp lý, đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân nên việc giải phóng mặt bằng thực hiện tƣơng đối nhanh, gọn, không để xảy ra khiếu kiện phức tạp.
Cần coi trọng công tác hòa giải ở cơ sở để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giải quyết KN, TC tại chỗ những vụ việc khiếu tố phát sinh ở cơ sở. Trên thực tế ở nhiều xã, phƣờng, thị trấn đã tổ chức hòa giải thành công nhiều vụ việc khiếu kiện phát sinh ở cơ sở đảm bảo ổn định trật tự trong địa bàn dân cƣ ở địa phƣơng.
Đi đôi với việc phát huy dân chủ phải rất coi trọng và đảm bảo kỷ cƣơng pháp luật. Các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật phải đƣợc các bên có liên quan chấp hành nghiêm chỉnh. Công dân phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong việc KN, TC, có trật tự đúng nơi, đúng chỗ. Những trƣờng hợp công dân cố tình lợi dụng quyền KN, TC để gây rối trật tự, vi phạm pháp luât phải đƣợc xử lý thích đáng.
- Phải có sự chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp đồng bộ trong quá trình giải quyết KN, TC.
Đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời, chuẩn xác đối với các vụ KN, TC, cần thƣờng xuyên nắm đƣợc những thông tin cần thiết để phát hiện những vấn đề nảy sinh có thể dẫn đến khiếu kiện nhằm phòng ngừa, ngăn chặn trƣợc hoặc xử lý sớm những vụ việc xảy ra. Tổ chức kiểm tra có trọng điểm theo chƣơng trình, kế hoạch và kiểm tra đột xuất để nhận định, đánh giá tình hình thực tế và các các giải pháp xử lý đúng đắn, không để vụ việc bùng phát phức tạp. Qua kiểm tra, đôn đốc có nhận xét, đánh giá để yêu cầu chính quyền cấp dƣới giải quyết những vụ KN, TC tồn đọng. Thực hiện nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Đối với những vụ việc khiếu tố đông ngƣời thì cấp ủy, chính quyền các cấp phải tập trung chỉ đạo, xử lý khẩn trƣơng và chặt chẽ để nhanh chóng ổn định tình hình, trƣờng hợp cần có sự giúp đỡ của cấp trên trực tiếp thì phải phối hợp chặt chẽ và thống nhất về quan điểm chủ trƣơng, biện pháp để tổ chức thực hiện.
- Tuyên truyền chính sách, pháp luật về KN, TC và pháp luật khác liên quan đến giải quyết vụ việc KN, TC đến công dân
Giải thích rõ để công dân hiểu đúng và tự giác chấp hành quyết định giải quyết đúng đắn của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, chấm dứt vụ việc ngay từ nơi phát sinh. Tăng cƣờng kiểm tra chỉ đạo, rà soát các vụ việc mới phát sinh, các vụ tồn đọng, phức tạp trong địa bàn; lập kế hoạch chi tiết, giao trách nhiệm cho cán bộ và định thời gian giải quyết; tổ chức thực hiện triệt để, dứt điểm quyết định giải quyết của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo hƣớng: Đối với các vụ việc đã đƣợc các cấp, các ngành giải quyết hết thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; vụ việc đã có quyết định giải quyết đúng trình tự, thủ tục, đúng chính sách, pháp luật, có lý, có tình mà đƣơng sự vẫn có tình khiếu tố tiếp thì kiên trì đối thoại, tuyên truyền thuyết phục, giải thích để công dân hiểu đúng và tự giác chấp hành. Các vụ việc đơn thƣ KN, TC đang trong quá trình giải quyết, xác minh, kết luận thì phải khẩn trƣơng làm rõ nội dung và các căn cứ pháp lý đảm bảo việc giải quyết đúng trình tự, thủ tục, đúng chính sách, pháp luật. Đối với các đơn thƣ KN, TC đã giải quyết nhƣng khi xem xét lại thấy chƣa thỏa đáng hoặc xử lý chƣa nghiêm cả về kinh tế, tổ chức, hành chính...; công dân còn tái khiếu tố thì phải xem xét lại để xử lý nghiêm theo pháp luật. Quá trình giải quyết đơn thƣ KN, TC phải kết luận rõ đúng, sai, kiến nghị biện pháp xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể vi phạm kể cả những ngƣời lợi dụng quyền KN, TC vì động cơ cá nhân mà kích động lôi kéo ngƣời khác KN, TC không đúng pháp luật. Thực hiện công khai hóa việc giải quyết KN, TC để công dân biết, tạo sự đồng tình cao trong cộng đồng, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các kết luận, quyết định giải quyết KN, TC của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, sớm chấm dứt vụ việc, hạn chế đơn thƣ khiếu kiện vƣợt cấp, tái khiếu tố.
Về nguyên tắc, để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, pháp luật phải đƣợc thực thi công bằng, nghiêm minh; để làm đƣợc điều này, cần có sự tham gia của ngƣời dân và xã hội vào các công việc chung của Nhà nƣớc; một trong những việc cần và có thể thực hiện là khuyến khích và tạo điều kiện để ngƣời dân thực hiện quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong từng cơ quan nhà nƣớc đều có trách nhiệm thực hiện để ngƣời tố cáo đƣợc bảo vệ an toàn cả về vật chất lẫn thinh thần trƣớc nguy cơ có thể bị xâm hại. Việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ ngƣời tố cáo phải đƣợc thực hiện thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.
Hai là: Những giải pháp đối với đội ngũ cán bộ, công chức
- Củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC ở cấp xã. Đây là vấn đề mang tính cốt yếu, bởi vì chất lƣợng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia làm công tác này.
UBND các xã, phƣờng, phải lựa chọn, bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ năng lực, am hiểu thực tiễn và chính sách, pháp luật để tham gia giúp lãnh đạo cấp xã làm công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC của công dân theo quy định.
Các cấp, các ngành cần chú trọng, tăng cƣờng công tác tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho 100% đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xét giải quyết đơn thƣ KN, TC và Ban thanh tra nhân dân ở cấp xã. Để thực hiện tốt vấn đề này, ngoài việc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ hàng năm, thì cơ quan Thanh tra cấp huyện có thể cử cán bộ Thanh tra viên có chuyên môn tốt, có nhiều kinh nghiệm trực tiếp xuống cơ sở cấp xã tổ chức hƣớng dẫn nghiệp vụ cho từng đơn vị, chú trọng hƣớng dẫn vận dụng nghiệp vụ vào công việc thực tế mà đơn vị đang thực hiện giải quyết, có nhƣ vậy mới nhanh chóng tiếp công dân, giải quyết KN, TC ở cấp xã hiện nay.
Tăng cƣờng giáo dục ý thức trách nhiệm, kết hợp với biện pháp hành chính đối với cán bộ, công chức, nhất là lãnh đạo UBND cấp xã trong việc thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thƣ KN, TC. Trên cơ sở làm cho cán bộ, công chức, Chủ tịch UBND cấp xã, phƣờng nêu cao vai trò trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công việc. Đặc biệt các cấp lãnh đạo phải có thái độ xử lý hành chính cƣơng quyết đối với ngƣời thiếu tinh thần trách nhiệm, những cán bộ làm sai, những trƣờng hợp cố tình coi thƣờng việc tiếp công dân, giải quết KN, TC thuộc trách nhiệm của mình hoặc có biểu hiện né tránh, làm cho xong, cho hết thẩm quyền rồi đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Tránh chỉ dừng lại ở việc đôn đốc nhắc nhở, không có biện pháp xử lý, xong việc đâu lại đóng đấy. Có nhƣ vậy mới đảm bảo cho việc KN, TC đƣợc giải quyết kịp thời, dứt điểm, có chất lƣợng, thuyết phục đƣợc cả ngƣời đi khiếu tố, ngƣời bị khiếu tố và thực hiện đƣợc nghiêm túc các kết luận, quyết định giải quyết KN, TC đã có hiệu lực.
Thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn KN, TC của công dân ở cấp xã phải trên cơ sở tôn trọng quyền KN, TC của công dân. Nhƣng đồng