nại, tố cáo tại thành phố Sơn La
3.2.1. Những giải pháp bảo đảm tiếp công dân đối với thành phố Sơn La
- Một là: Đổi mới phương thức tiếp công dân:
Với dân số hơn 100 nghìn ngƣời nhƣng lại có tới 12 dân tộc cùng sinh sống, ta thấy đƣợc tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số lƣợng khá đông so với dân số chung của cả thành phố đây cũng là một khó khăn vƣớng trong hoạt động tuyên truyền, giải thích và hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện pháp luật, đặc biệt là pháp luật về Kiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do vậy khi tiếp công dân, bên cạnh đối thoại, nắm bắt thông tin liên quan đến nội dung công dân phản ánh, cán bộ tiếp công dân cần chú ý nắm bắt những thông tin liên quan đến ngƣời dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về đời sống, quan điểm nhìn nhận của ngƣời dân và xã hội đối với chính sách của nhà nƣớc, ...làm nguồn thông tin tham khảo đề điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn.
Đổi mới cách tiếp nhận và trả lời các phản ánh của công dân thông qua việc sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận thông tin và phục vụ nhân dân.
Thực hiện đăng ký thứ tự tiếp công dân trên máy tính; công khai số điện thoại bộ phận tiếp công dân để công dân tiện gọi, trao đổi thông tin, đề nghị hƣớng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo...
Phân công cán bộ phụ trách, theo dõi các xã, phƣờng nơi có nhiều đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, đơn đề nghị, cử cán bộ tham gia tiếp công dân cùng cơ sở để kịp thời nắm bắt tình hình ở cơ sở, báo cáo cấp có thẩm quyền để chỉ đạo, xem xét giải quyết các vụ việc phức tạp, khó giải quyết.
Hai là: Nâng cao chất lượng hoạt động của ban tiếp công dân thành phố và cán bộ phụ trách công tác tiếp công dân ở chính quyền cơ sở
Thực tế cho thấy, những kiến nghị, phản ánh của ngƣời dân đa dạng, thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Để giải quyết những kiến nghị chính đáng của ngƣời dân, cần sự phối hợp của các ban, ngành có liên quan trong hệ thống chính trị ngay từ khâu tiếp công dân. Tuy nhiên, thực tế thời gian quan cho thấy, việc tiếp công dân ở các cấp chính quyền của thành phố Sơn La chủ yếu do các cấp chính quyền cấp xã, phƣờng thực hiện, thiếu sự quan tâm của Ban Tiếp công dân thành phố và các ban ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan.
Để nâng cao chất lƣợng tiếp công dân cần xây dựng mối quan hệ phối hợp thƣờng xuyên giữa các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp; trong đó cấp ủy giữ vai trò lãnh đạo, tham gia cùng các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân; MTTQ, các đoàn thể tham gia với tƣ cách phản biện xã hội, hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân khi bị xâm phạm; chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cần xây dựng văn bản ƣớc phối hợp trong tiếp công dân, giải quyết tố cáo.
Ban tiếp công dân của thành phố cần bố trí cán bộ trực tiếp hoặc kiêm nhiệm làm công tác tiếp dân tại bộ phận một cửa của UBND thành phố để tiếp nhận, giải đáp những thắc mắc, kiến nghị, cũng nhƣ hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Qua tổng kết phiếu khảo sát của 61 xã của tỉnh Sơn La và 7 phƣờng, 5 xã của thành phố Sơn La cho thấy 90% những kiến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ cấp xã trực tiếp phụ trách công tác tiếp dân là nhu cầu đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ về hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chính vì vậy thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ công tác tiếp dân, xử lý đơn thƣ cho từng thành viên trong Ban tiếp dân của thành phố và bộ phận tiếp dân của các xã, phƣờng trên địa bàn tỉnh Sơn La là một trong những hoạt động thƣờng xuyên. Từ năm 2015 đến 2017 thực hiện quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 về Tiếp tục tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phƣờng, thị trấn giai đoạn 2015 - 2016,” và quyết định số 2081/QĐ- UBND ngày 27/12/2016 về giao chỉ tiêu đào tạo công chức, viên chức toàn tỉnh, Thanh tra tỉnh Sơn La đã phối hợp với Trƣờng chính trị tỉnh Sơn La mở đƣợc 9 lớp bồi dƣỡng hoạt động Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho 491 học viên là cán bộ phụ trách công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt là công chức phụ trách công tác tiếp dân ở các xã, phƣờng, trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La. Thực tế cho thấy, qua các lớp tiếp dân mặc dù Thanh tra tỉnh và Trƣờng Chính trị tỉnh Sơn La đã rất quan tâm cử cán bộ bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn cho học viên là cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân ở các xã, phƣờng, tuy nhiên các đợt tập huấn thƣờng đƣợc diễn ra từ 3 đến 5 ngày, chỉ đủ thời lƣợng để giới thiệu các văn bản quy phạm mới liên quan đến tiếp công dân, giải quyết đơn thƣ, chƣa đi sâu bồi dƣỡng những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết mà cán bộ tiếp
công dân cần phải có. Vì vậy, các lớp bồi dƣỡng, tập huấn đƣợc mở cần tập trung về kỹ năng chuyên môn nhƣ: kỹ năng ứng xử, giao tiếp công dân, kỹ năng đối thoại, phỏng vấn; kỹ năng ứng phó, xử lý các tình huống đột xuất...
- Ba là: Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất tại trụ sở tiếp công dân
Cơ sở vật chất (địa điểm, phòng làm việc, bàn ghế, tủ tài liệu, âm thanh, ánh sáng, ...)là điều kiện quan trọng trong việc nâng cao tần suất, hiệu quả tiếp dân. Qua khảo sát cơ sở vật chất ở 7 phƣờng, 5 xã ở thành phố Sơn La cho thấy có tới 3 xã (xã Chiềng Xôm, xã Chiềng Ngần, xã Chiềng Cọ) và 1 phƣờng (phƣờng Tô Hiệu) do điều kiện còn hạn chế và việc bố trí chƣa khoa học nên không có phòng tiếp công dân, việc tiếp công dân diễn ra ngay tại bộ phận một cửa của các xã, phƣờng đó hoặc tại phòng làm việc của lãnh đạo UBND hoặc phòng công chức chuyên môn; bên cạnh đó, cũng có một số xã có phòng tiếp dân, nhƣng lại bố trí thiếu khoa học, phòng tiếp dân đặt khuất phía trong trụ sở khiến công dân rất khó tìm hoặc ngại không dám tới. Thêm vào đó, cơ sở vật chất tại các phòng tiếp dân, nhất là cấp cơ sở chƣa đƣợc trang bị đầy đủ, thiếu tủ sách pháp luật, ghế chờ, quạt làm mát, một số vật dụng trong phòng tiếp dân cũ kỹ, không đƣợc quan tâm sửa chữa, gây mất thiện cảm cho ngƣời dân khi tới liên hệ công tác, bên cạnh đó, việc sử dụng thiếu khoa học cũng làm giảm hiệu quả trong tiếp công dân. Từ thực tế trên, đòi hỏi các cấp chính quyền cần quan tâm củng cố cơ sở vật chất đồng bộ, khoa học, phục vụ ngƣời dân tới liên hệ làm việc, cụ thể:
- Đối với trụ sở tiếp dân xã, phƣờng: nên bố trí tủ sách pháp luật tại trụ sở tiếp dân, nhất là phòng chờ dành cho công dân; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp công dân. Cần bố trí phòng tiếp công dân tách biệt với phòng làm việc của cán bộ, chuyên viên, công chức, tài liệu, trang mục lục, thông tin pháp luật tại các địa điểm tiếp công dân cần đƣợc lƣợc hóa những nội dung chính, dễ đọc, để ngƣời dân dễ dàng đọc và tra cứu nội dung.
Trình độ của cán bộ, công chức phụ trách công tác tiếp dân ở thành phố Sơn La còn hạn chế, thực tế ở Thành phố Sơn La, công chức phụ trách vấn đề Tƣ pháp-Hộ tịch thƣờng là ngƣời đƣợc Chủ tịch UBND cấp xã, phƣờng phân công tiếp công dân thƣờng xuyên và giúp Chủ tịch UBND cấp xã trong công tác tham mƣu hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. (Điều 15 - Luật Tiếp công dân 2013)
Theo thống kê của Phòng Tƣ pháp thành phố Sơn La, hiện nay ở địa bàn thành phố có 16 công chức Tƣ pháp - Hộ tịch. Số lƣợng công chức này cũng chính là những ngƣời đƣợc chủ tịch xã, phƣờng trên địa bàn thành phố phân công phụ trách công tác tiếp công dân, tuy nhiên, nhiều công chức trình độ, bằng cấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác tiếp dân. VD: Nhiều công chức có trình độ chuyên môn chỉ là sơ cấp công an, trung cấp địa chính, trung cấp thống kê,...trình độ chuyên môn của các công chức này chƣa đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của cán bộ phụ trách công tác tiếp công dân. Trình độ của công chức tƣ pháp - hộ tịch đƣợc thể hiện tại phần danh sách 3- phụ lục của luận văn.
Chính vì vậy giải pháp đối với cán bộ, công chức phụ trách công tác tiếp dân ở thành phố Sơn La đó là:
+ Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân.
+ Nâng cao nhận thức của thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị và cán bộ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của các nguyên tắc trong tiếp công dân.
+ Đổi mới cơ chế tiếp công dân nhằm gắn trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Tăng cƣờng sự giám sát, kiểm tra hoạt động tiếp công dân.
+ Tổng kết thực tiễn việc tiếp công dân, việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân.
3.2.2. Các giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu nại, tố cáo tại thành phố Sơn La
Một là: Tăng cường đối thoại với nhân dân để bảo đảm hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phần lớn đơn thƣ của công dân gửi đến cơ quan nhà nƣớc trong thời gian qua ở thành phố Sơn La có nội dung đề nghị giải quyết về các chính sách bồi thƣờng, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai… một số đơn đề nghị có nội dung khiếu nại liên quan đến dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 giai đoạn I năm 2003 không thuộc thẩm quyền của thành phố, tuy nhiên UBND thành phố đã tiếp nhận, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết; một số vụ việc đã đƣợc UBND thành phố và các ban ngành của tỉnh tập trung giải quyết, tuy nhiên ngƣời dân vẫn tiếp tục gửi đơn thƣ khiếu nại, kiến nghị, đơn vƣợt cấp, ví dụ nhƣ vụ việc của một số hộ dân ở Phƣờng Tô Hiệu, Phƣờng Quyết Tâm, xã Chiềng Xôm. Đặc biệt có vụ việc của hộ dân phƣờng Tô Hiệu do không đồng tình với quyết định giải quyết của UBND thành phố đã gửi đơn vƣợt cấp nhiều năm, sự việc diễn biến phức tạp kéo dài khiến cho đầu năm 2017 Thanh tra Bộ phải vào cuộc giải quyết. Một số xã, phƣờng đã có nhiều cố gắng tập trung xem xét, giải quyết đơn thƣ KN, TC thuộc thẩm quyền nhƣng vẫn còn tồn đọng một số đơn thƣ chƣa giải quyết xong.
Hiện tƣợng một số hộ dân trên địa bàn thành phố Sơn La không đồng tình với quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đã gây cản trở rất lớn đến việc triển khai các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn thành phố, gây bức xúc và ảnh hƣớng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn thành phố cũng nhƣ hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc.
Chính vì vậy, để tăng cƣờng hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Sơn La ngƣời đứng đầu các cơ quan, các xã, phƣờng,...cần thực hiện nghiêm quy định đối thoại với ngƣời dân; Đối thoại ở đây không có nghĩa là ngƣời lãnh đạo địa phƣơng chỉ lắng nghe ngƣời dân trình bày mà cần phải trao đổi, chia sẻ, giải thích với ngƣời dân, đặt vị trí của mình vào địa vị của ngƣời dân để có thể hiểu đƣợc những bức xúc, nguyện vọng của ngƣời dân, từ đó cùng ngƣời dân tháo ngỡ những khúc mắc dẫn tới hoạt động khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc tố cáo kéo dài nhiều năm.
Hai là: Tuyên truyền chính sách, pháp luật về KN, TC và pháp luật khác liên quan đến giải quyết vụ việc KN, TC đến công dân
Giải thích rõ để công dân hiểu đúng và tự giác chấp hành quyết định giải quyết đúng đắn của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, chấm dứt vụ việc ngay từ nơi phát sinh. Tăng cƣờng kiểm tra chỉ đạo, rà soát các vụ việc mới phát sinh, các vụ tồn đọng, phức tạp trong địa bàn; lập kế hoạch chi tiết, giao trách nhiệm cho cán bộ và định thời gian giải quyết; tổ chức thực hiện triệt để, dứt điểm quyết định giải quyết của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo hƣớng: Đối với các vụ việc đã đƣợc các cấp, các ngành giải quyết hết thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; vụ việc đã có quyết định giải quyết đúng trình tự, thủ tục, đúng chính sách, pháp luật, có lý, có tình mà đƣơng sự vẫn có tình khiếu tố tiếp thì kiên trì đối thoại, tuyên truyền thuyết phục, giải thích để công dân hiểu đúng và tự giác chấp hành. Các vụ việc đơn thƣ KN, TC đang trong quá trình giải quyết, xác minh, kết luận thì phải khẩn trƣơng làm rõ nội dung và các căn cứ pháp lý đảm bảo việc giải quyết đúng trình tự, thủ tục, đúng chính sách, pháp luật. Đối với các đơn thƣ KN, TC đã giải quyết nhƣng khi xem xét lại thấy chƣa thỏa đáng hoặc xử lý chƣa nghiêm cả về kinh tế, tổ chức, hành chính...; công dân còn tái khiếu tố thì phải xem xét lại để xử lý nghiêm theo pháp luật. Quá trình giải quyết đơn thƣ
KN, TC phải kết luận rõ đúng, sai, kiến nghị biện pháp xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể vi phạm kể cả những ngƣời lợi dụng quyền KN, TC vì động cơ cá nhân mà kích động lôi kéo ngƣời khác KN, TC không đúng pháp luật. Thực hiện công khai hóa việc giải quyết KN, TC để công dân biết, tạo sự đồng tình cao trong cộng đồng, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các kết luận, quyết định giải quyết KN, TC của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, sớm chấm dứt vụ việc, hạn chế đơn thƣ khiếu kiện vƣợt cấp, tái khiếu tố.