Thực trạng giải quyết khiếu nại tại thành phố Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) TIếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo từ thực tiễn thành phố sơn la tỉnh sơn la (Trang 48 - 59)

2.2.1. Những ưu điểm đạt được trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Hoạt động triển khai văn bản chỉ đạo của cấp trên về hoạt động khiếu nại, tố cáo:

Trong những năm qua, thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo (2011); các văn bản pháp luật có liên quan và cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố, công tác giải quyết đơn thƣ KN, TC, đề nghị, kiến nghị của công dân trên địa bàn thành phố Sơn La có rất nhiều chuyển biến tích cực; đặc biệt UBND thành phố thƣờng xuyên triển khai quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản đã đƣợc ban hành nhƣ: Quyết định số 1324/QĐ-UBND ngày 01/7/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 07/2/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ; Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định hành chính về đất đai; đặc biệt là triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thông báo số 944-TB/TU ngày 07/7/2014 của Thành ủy Sơn La về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Sơn La về việc tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài trên địa bàn tỉnh Sơn La, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 05/3/2014 triển khai thực hiện kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài theo Kế hoạch số 2100/KH- TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ. Đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc thành phố và UBND các xã, phƣờng khẩn trƣơng xem xét, giải quyết dứt điểm các đơn thƣ còn tồn đọng và trả lời công dân theo quy định.

- Hoạt động ban hành văn bản liên quan đến hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Ngày 17/4/2014, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 840/QĐ- CTUBND về Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (sửa đổi, bổ sung) theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 và thay thế cho Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 03/8/2011 về quy chế tổ chức tiếp công dân; giao cho Thanh tra thành phố phối hợp với các phòng, ban chức năng tham mƣu sửa đổi, bổ sung Quy chế tiếp công dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo theo quy định mới của Luật tiếp công dân năm 2013 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2014).

Ngày 21/8/2014, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 1028/KH- UBND về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; ban hành Kế hoạch số 1171/KH-UBND ngày 1/10/2014 về xây dựng lộ trình giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo sau khảo sát, giám sát của Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND thành phố. Đến ngày 23/10/2014 UBND thành phố ban hành Quyết định số 4224/QĐ-CTUBND về việc Ban hành kế hoạch triển khai Luật tiếp công dân và Nghị định 64/2014/NĐ-

CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành 1 số điều của Luật tiếp công dân trên địa bàn thành phố Sơn La. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các phòng, ban, cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố và UBND các xã, phƣờng nghiêm túc tiếp thu và triển khai thực hiện.

Theo số liệu thống kê của Thanh tra thành phố cho thấy ngày từ đầu năm 2013, UBND thành phố đã chủ động chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền về pháp luật khiếu nại, tố cáo đến đông đảo ngƣời dân, cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về pháp luật khiếu nại, tố cáo.

- Kết quả cụ thể:

Từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn thành phố Sơn La đã tiếp nhận tổng số 851 đơn thƣ KN, TC, đề nghị, kiến nghị của công dân, trong đó có 17 đơn khiếu nại, 794 .đơn đề nghị, kiến nghị. (Tổng số đơn thuộc thẩm quyền là: 639 đơn). Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2017 trong tổng số 63 đơn KN,TC, đề nghị, kiến nghị phải giải quyết theo thẩm quyền, các xã, phƣờng, thị trấn đã xem xét, giải quyết xong 450 đơn ( trong đó có: 10 khiếu nại; 432 đơn đề nghị, kiến nghị); còn 189 đơn (trong đó chủ yếu là đơn đề nghị, phản ánh, số đơn KN, TC không còn) [19]

Kết quả giải quyết đơn thƣ KN, TC, đề nghị, kiến nghị của công dân ở các xã, phƣờng, thị trấn từng năm đƣợc nêu trong Bảng 2.3

Bảng 2.3: Bảng thống kê kết quả giải quyết đơn KN, TC, đề nghị, kiến nghị ở thành phố Sơn La

(Từ năm 2013 đến hết 6 tháng đầu năm 2017)

T

T Năm

Tổng số đơn

Phân loại đơn Kết quả giải quyết đơn

KN TC ĐN

Đã giải quyết xong Đang giải quyết (trong năm) Tổng số đơn Đạt tỷ lệ % Trong đó Tổng số đơn Đạt tỷ lệ % Trong đó K N TC ĐN KN TC ĐN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 2013 106 01 12 93 50 66,67 0 0 50 25 33.33 0 0 25 2 2014 225 09 22 170 93 68,3 4 02 87 43 31,7 0 0 43 3 2015 156 03 11 142 80 64 02 02 76 45 36 0 0 45 4 2016 186 0 10 250 182 74,89 0 03 179 61 25,2 0 0 61 5 6 tháng đầu năm 2017 103 04 05 94 45 71,4 04 01 40 18 28,6 0 0 18 Cộng 776 17 60 749 450 69.05 10 8 432 192 30.95 0 0 192

Nguồn: Thanh tra thành phố Sơn La - Về nội dung đơn KN, đề nghị, kiến nghị của công dân:

Năm 2013, tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố không phát sinh những vụ việc phức tạp, không phát sinh các điểm nóng về đơn thƣ, phần lớn đơn thƣ của công dân gửi đến có nội dung đề nghị giải quyết về các chính sách bồi thƣờng, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai… một số đơn đề nghị có nội dung khiếu nại liên quan đến dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 giai đoạn I năm 2003 không thuộc thẩm quyền của thành phố, tuy nhiên UBND thành phố đã tiếp nhận, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết.

Năm 2014 số lƣợng đơn thƣ tăng nhiều so với cùng kỳ năm trƣớc (tăng 75 đơn), nội dung đơn thƣ tập chung vào lĩnh vực đất đai, đặc biệt là giá đất hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bồi thƣờng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng quốc lộ 6 giai đoạn I từ năm 2003, hoặc một số vụ việc đã đƣợc UBND thành phố và các ban ngành của tỉnh tập trung giai quyết, tuy nhiên ngƣời dân vẫn tiếp tục gửi đơn thƣ ví dụ nhƣ vụ việc của ông Lò Văn Yết, Hà Văn Hƣỡng, xã Chiềng Xôm .... Kết quả đã giải quyết 94/137 đơn kiến nghị, đề nghị, khiếu nại. (Đặt 68,6 %.)

Năm 2015 số lƣợng đơn thƣ giảm 69 đơn (30.6%) so với cùng kỳ năm trƣớc.

Năm 2016 số lƣợng đơn thƣ tang 29 đơn (=18,6 %) so với cùng kỳ năm trƣớc, đơn phát sinh chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực đất đai và bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng.

Năm 2017,Tổng số đơn thƣ 6 tháng đầu năm tiếp nhận là 103 đơn tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2016 (87 đơn), trong đó số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết 6 tháng đầu năm 2017 (60 đơn) giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2016 (74 đơn). Phần lớn đơn thƣ của công dân gửi đến có nội dung về lĩnh vực đất đai gồm: kiến nghị, đề nghị giải quyết các chính sách hỗ trợ, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng khi Nhà nƣớc thu hồi đất cho các dự án; giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai, tranh chấp về đất đai. Sáu tháng đầu năm 2017 tình hình đơn thƣ kiến nghị, phản ánh thuộc thầm quyền trên địa bàn thành phố có chiều hƣớng giảm; tuy nhiên đơn thƣ khiếu nại, tố cáo tăng so với cùng kỳ năm trƣớc.

- Về phân loại đơn thư KN, đề nghị, kiến nghị của công dân: Kết quả

tiếp nhận và giải quyết đơn của UBND thành phố, các phòng, ban, đơn vị, các xã, phƣờng, của thành phố Sơn La cho thấy: qua phân loại, xử lý, giải quyết đơn thƣ KN, đề nghị, kiến nghị của công dân, thì nội dung đơn thƣ KN là 18

đơn (chiếm 4% tổng số đơn thƣ tiếp nhận phải giải quyết, trong đó có 10 đơn khiếu nại (chiếm 55,5% tổng số đơn thƣ phải giải quyết); số đơn tố cáo là: 8 đơn (chiếm 44,4 tổng số đơn thƣ phải giải quyết); số đơn thƣ còn lại có nội dung đề nghị, kiến nghị là 621 đơn.(chiếm 96 % tổng số đơn thƣ phải giải quyết

- UBND thành phố, các phòng, ban, đơn vị đã tập trung xem xét, giải quyết xong các đơn thƣ KN, kiến nghị của công dân thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 66,49 % Qua kết quả giải quyết đơn thƣ KN của công dân đã giải quyết xong dứt điểm đƣợc nhiều tranh chấp giữa các công dân về lĩnh vực đất đai, đã xử lý, thu hồi một số khoản kinh tế tài chính có sai phạm để trả lại cho tập thể; xử lý, thu hồi một số diện tích đất bị lẫn, chiếm trái phép để trả lại cho địa phƣơng quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Đất đai; đồng thời cũng đã xử lý một số đối tƣợng có sai phạm qua giải quyết đơn thƣ KN, TC theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Những hạn chế trong hoạt động giải quyết khiếu nại

Ngoài những kết quả đạt đƣợc trong công tác giải quyết đơn KN, TC, đề nghị, kiến nghị của công dân nêu trên, thì công tác giải quyết đơn KN, TC, đề nghị, kiến nghị của UBND thành phố, các phòng ban, xã, phƣờng trên địa bàn thành phố cũng còn những hạn chế, bất cập cần khắc phục nhƣ sau:

- Thứ nhất: Từ phía cơ quan nhà nước:

+ Việc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn hạn chế: [18] Thƣờng trực thành ủy, Ủy ban kiểm tra thành ủy chuyển một số đơn (in sao đơn và chữ ký của công dân). Ủy ban kiểm tra thành ủy chuyển 02 đơn đến cơ quan không có thẩm quyền giải quyết. Ủy ban nhân dân thành phố chuyển 02 đơn đến cơ quan không có thẩm quyền giải. Chƣa hoàn thành việc thi hành Quyết định giải quyết khiếu nại của Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với vụ việc của bà Đàm Thị Tƣơi, tổ 4, phƣờng Quyết Tâm (đơn kéo dài nhiều năm).

+ Chỉ đạo giải quyết đơn hiệu quả chƣa cao, một số đơn kéo dài (24 đơn). Theo dõi, đôn đốc kết quả giải quyết đơn thƣ sau khi đã chuyển đến các phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố, xã phƣờng chƣa thƣờng xuyên, kịp thời, chƣa nắm đƣợc kết quả giải quyết.

+ Việc giải quyết một số đơn thƣ KN của một số xã, phƣờng, phòng ban còn chậm, chƣa thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; chất lƣợng giải quyết KN, TC chƣa cao. Một số nội dung đơn khiếu kiện của công dân chƣa đƣợc xem xét, giải quyết một cách khách quan, chính xác, từ đó dẫn đến việc công dân tiếp tục tái khiếu, tái tố.

+ Công tác giám sát thƣờng xuyên của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp, các đồng chí cấp ủy viên phụ trách cơ sở có mặt còn hạn chế, dẫn đến việc một số tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ còn thiếu sót, khuyết điểm chƣa phát hiện, chấn chỉnh kịp thời.

+ Một số nội dung đơn thƣ KN có diễn biến phức tạp nhƣng chƣa đƣợc xem xét, giải quyết dứt điểm ngay từ đầu khi mới phát sinh, dẫn đến tình trạng công dân khiếu kiện vƣợt cấp, kéo dài. ví dụ như vụ việc của ông Nguyễn Văn Minh, tổ 9, phường Tô Hiệu; vụ việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng quốc lộ 6 giai đoạn I năm 2003 của một số hộ dân tổ 1, tổ 2, tổ 3 phường Chiềng Sinh... Một số xã, phƣờng đã có nhiều cố gắng tập trung xem xét, giải quyết đơn thƣ KN, TC thuộc thẩm quyền nhƣng vẫn còn tồn đọng một số đơn thƣ chƣa giải quyết xong.

+ Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC ở các xã, phƣờng, phòng, ban còn nhiều hạn chế, hầu hết chƣa qua đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ; các cán bộ, công chức còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc, nên thời gian giành cho công tác giải quyết đơn thƣ KN, TC còn ít. Đặc biệt cho đến hiện nay, ở tất cả các xã phƣờng, thị trấn hầu hết cán bộ, công chức làm công tác tiếp công

dân, giải quyết KN, TC đều là kiêm nhiệm, không chuyên trách và chƣa qua đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ liên quan. Bất cập này có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng, hiệu quả giải quyết KN, TC của công dân ở cấp xã hiện nay.

- Thứ hai: Tồn tại từ phía người dân

+ Tâm lý của công dân cho rằng nội dung khiếu kiện của họ luôn luôn đúng và không tin tƣởng vào sự giải quyết của cấp cơ sở, vì họ cho rằng cấp cơ sở giải quyết không khác quan, có sự bao che, nên cần phải khiếu kiện vƣợt cấp lên cấp trên cao hơn quy định về thẩm quyền giải quyết mà pháp luật đã quy định thì vụ việc KN, TC của họ mới giải quyết đƣợc.

+ Tâm lý thắng thua của ngƣời KN, TC với ngƣời bị KN, TC. Đây là yếu tố tâm lý diễn biến khá phức tạp và thƣờng gay gắt, với nhiều động cơ khác nhau, có thể là danh dự hoặc kinh tế, các công dân đã thực hiện khiếu nại hay tố cáo liên tục, gay gắt và thƣờng không chịu chấp nhận sự giải quyết của cấp có thẩm quyền, mặc dù sự giải quyết đã thỏa đáng và đúng luật.

+ Tâm lý muốn lôi kéo ngƣời thân hoặc những ngƣời có liên quan đi cùng khiếu kiện đông ngƣời để gây sức ép với cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Khi đó việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn. Giải quyết khiếu kiện đông ngƣời lúc này không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của bộ phận chuyên môn, cán bộ, công chức làm công tác giải quyết KN, TC, mà phải là trách nhiệm của cả bộ máy hành chính, các tổ chức đoàn thể liên quan các cấp cùng phối kết hợp giải quyết.

Những bất cập, hạn chế trong công tác giải quyết đơn thƣ KN, TC của công dân nêu trên đã ảnh hƣởng nhiều đến hiệu quả trong việc giải quyết đơn thƣ KN, TC đối với cấp xã nói riêng và làm ảnh hƣởng đến uy tín của các cơ quan quản lý hành chính nói chung. Trong thời gian tới chúng ta cần từng bƣơc khắc phục những hạn chế, bất cập trên để công tác giải quyết đơn thƣ KN, TC của công dân ở thành phố ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn.

2.2.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại thành phố Sơn La

2.2.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm đạt được

Công tác giải quyết đơn thƣ KN, đề nghị, kiến nghị của công dân ở các xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn thành phố Sơn La đạt đƣợc những hiệu quả nêu trên là do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là:

- UBND thành phố, các phòng, ban, xã phƣờng, đã tập trung trí tuệ, khắc phục những khó khăn, bất cập để quan tâm nhiều hơn đến công tác giải quyết đơn thƣ KN của công dân ở các xã, phƣờng, trên địa bàn thành phố Sơn La. Phần lớn các đơn thƣ KN, TC đều đã đƣợc các xã, phƣờng, tập trung xem

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) TIếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo từ thực tiễn thành phố sơn la tỉnh sơn la (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)